Làm thế nào để cứu dữ liệu khi ổ cứng của bạn bị “phơi bụng”

Hầu như tháng nào cũng có một vài bạn lên diễn đàn cầu cứu dữ liệu vì cái ổ cứng bị hư. Cứu dữ liệu đó là một nhu cầu có thật và cấp thiết vì chuyện hư ổ cứng không xảy ra ở đâu đó với một cá nhân xui xẻo mà nó có thể xảy ra với bất cứ ai vào bất cứ lúc nào. Hãy tưởng tượng một ngày đẹp trời, bạn đang vật lộn làm việc trên máy tính của bạn và cần truy cập vào tài liệu được lưu trên đĩa cứng bên ngoài. Mặc dù kết nối đã hoàn hảo và sẵn sàng để tìm dữ liệu, nhưng bạn chả thấy tăm hơi cái HDD của mình. Mọi thứ dừng như... không có gì xảy ra. Ổ cứng của bạn đã không còn hoạt động được nữa. Thế có bỏ bu không? Bảo hành là một chuyện, nhưng có cứu được dữ liệu quý trong ấy hay không lại là chuyện khác, quan trọng hơn. Trước khi để cho nỗi sợ hãi xâm chiếm lấy đầu óc bạn, xin hãy cố thử một vài cách khắc phục dưới đây vì biết đâu… ăn rùa thì sao?


pbnu.jpg



Trước khi đi tiếp, xin có một vài điều:

- Nếu bạn đang gặp một ổ cứng bị hư và cần lấy lại dữ liệu bị mất trong nó, đây quả là một cơ hội tốt để bạn thực tập luôn.
- Nếu bạn cho là trong tương lai có thể mình cũng rơi vào hoàn cảnh đen tối dư lày, còn không mau mau cất nó vào một nơi (hoặc đánh dấu nó) để khi gặp nạn thì móc bửu bối ra múa.
- Còn nếu bạn nghĩ dữ liệu không quan trọng lắm và ổ cứng vẫn còn trong hạn bảo hành thì tốt nhất bạn cứ đem nó đi bảo hành còn có cứu được hay không thì tùy cơ ứng biến.
- Cuối cùng nếu bạn cho rằng cả đời chắc cũng không bao giờ đụng tay đến mấy chuyện này, thì việc đọc để lấy thêm kiến thức cũng chẳng mất đi sợi tóc nào. Phải không ạ?

Tại sao kiến thức này là hữu ích? Vì nó cho ta biết tại sao và như thế nào một ổ cứng không hoạt động khiến ta bị mất dữ liệu để từ đó đưa ra cách khắc phục/ sửa chữa ổ cứng hữu hiệu.

Mất mát dữ liệu có thể là do một số yếu tố, nhưng tựu chung có 2 nguyên nhân phổ biến nhất.

Đầu tiên (và dễ nhất để giải quyết) là những nguyên nhân dính dáng đến phần mềm. Bạn đã vô tình xóa một thư mục quan trọng, bạn dọn dẹp thùng rác hoặc một cách nhầm lẫn tai hại là đi định dạng sai ổ cứng.

Thứ hai (và có lẽ phổ biến nhất), nguyên nhân gây ra mất dữ liệu là một lỗi xảy ra đối với chính các ổ đĩa cứng. Các ổ đĩa hiện đại ngày nay thật khó mà tìm ra các lỗi xuất phát từ dây chuyền sản xuất. Do đó khi một ổ đĩa cứng nào đó bị rơi vào trong tình huống này thì khả năng bạn có thể tự mình phục hồi dữ liệu xem ra còn khó hơn bắt được vàng, trừ phi bạn đến nhờ vả cạy cục các tay chuyên nghiệp về cứu dữ liệu. Tuy vậy, bạn cũng đừng quá vội thất vọng vì là cũng có một số hỏng hóc của ổ cứng mà một người tay mơ như bạn vẫn có thể tự mình giải quyết gọn gàng nhẹ nhàng nếu biết cách làm.


I. Phục hồi dữ liệu của bạn với phần mềm

Khi phải đối phó với việc mất mát dữ liệu liên quan tới phần mềm, điều đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý là càng đừng đụng chạm dính dáng gì tới ổ đĩa cứng đó càng nhiều càng tốt. Thật vậy, bạn để ổ cứng của bạn được kết nối với máy tính càng lâu thì cơ hội mà bạn có thể phục hồi dữ liệu càng giảm đi. Ơ kìa, tại sao vậy? Dù bạn có muốn hay không thì hệ điều hành của bạn luôn đọc và ghi vào ổ đĩa của bạn một cách liên tục, cho dù bạn ngay cả bạn chả có làm gì trên cái máy ấy cả chứ đừng nói gì đến cái ổ cứng đang bị hư. Như đã được lập trình tự động trong việc dọn dẹp rác rưởi nhằm giúp tránh ổ cứng bị đầy, OS trên máy của của bạn rất là vô tư thoải mái chép đè lên khoảng trống mà dữ liệu quý của bạn vừa bị xóa nhầm. Cái khu vực ấy cứ bị chép tới chép lui là kể như khả năng phục hồi dữ liệu của bạn càng xa vời hơn.

Vì vậy những việc cần phải làm tức thì là:

1. Tắt ngay máy tính có ổ đĩa mà bạn đã vô tình format/ xóa dữ liệu. Bây giờ ổ đĩa của bạn tạm coi là 'an toàn'. Sử dụng một số phần mềm miễn phí để bạn có thể thực hiện việc sao (clone) ổ đĩa cứng đó. Rồi dùng ổ cứng vừa được clone đó mà thử khôi phục dữ liệu. Có một vài cách để clone các ổ đĩa, bạn có thể tham khảo chúng tại đây.

2. Quét ổ clone vừa được tạo với một vài chương trình phục hồi dữ liệu khác nhau. Có rất nhiều lựa chọn cho bạn ở đây, cả chương trình miễn phí lẫn trả tiền. Recuva là một lựa chọn tốt cho loại miễn phí. Còn bạn không ngại bỏ tiền ra thì mua thằng Zero Assumption Recovery. Hay bạn cũng có thể tự tìm cho mình chương trình phục hồi dữ liệu xưa nay mình vẫn dùng cũng chả hề gì.


II. Phục hồi dữ liệu của bạn với Hardware

Tình huống để phục hồi dữ liệu ở phần một kể ra cũng khá nhẹ nhàng phải không các bạn. Chứ giả sử là chuyện gì sẽ xảy ra nếu ổ đĩa cứng của bạn cũng rung rung ấm ấm chạy nhưng máy của bạn không cách nào nhận ra cái ổ cứng đó thì sao? Hoặc giả máy tính của bạn có thể thấy được ổ cứng đó, nhưng mỗi lần bạn thử truy cập vào nó thì lại nó bị treo cứng? Còn đối với trường hợp bi đát hơn là cắm vào rồi dây nhợi điện đóm ngon lành mà nó vẫn lạnh lùnh như cục sắt? Chà căng quá nhỉ.
Ở đây sẽ nảy sinh ra một tình huống trớ trêu, đó là bảo hành. Nếu còn hạn bảo hành thì đem đi bảo hành đổi được ổ cứng mới cũng dễ thôi, nhưng có quá nhiều dữ liệu quý còn kẹt lại trong cái ổ hư thì sao? Bỏ hết dữ liệu đổi lấy cái ổ mới (hoặc nhiều khi ổ cũ nhưng còn tốt) hay bung cái ổ ra sửa để lấy về lại dữ liệu, dĩ nhiên lúc này tem bảo hành sẽ không còn? Rơi vào trong những tình huống tiến thoái lưỡng nan thế này tôi nghĩ quyết định cuối cùng là hoàn toàn nằm trong tay bạn mà thôi. Tuy nhiên, trước khi quyết định, xin bạn hãy đọc tiếp nhé.


Xuyên suốt tất cả bài viết, tôi đều nhắc đến một quy luật bất biến và cần giữ đó là phải biết cho tường tận cái mà mình đang làm. Bài này cũng không phải là ngoại lệ. Chúng ta không thể nào nói bốc phét là có thể sửa được cái ổ cứng mà không biết bên trong nó có cái quái gì cũng như chức năng của từng bộ phận trong ấy hoạt động ra sao.


ku-xlarge.jpg

Hình một ổ cứng đã được tháo nắp và lấy bo mạch PCB ra ngoài


Bo mạch ổ cứng (PCB - Printed Circuit Board)

Đây là các bảng mạch (thường màu xanh) mà bạn sẽ thấy nó được gắn vào dưới cùng của ổ đĩa của bạn. Nơi đây có bộ điều khiển chính (tương đương với CPU trong máy tính của bạn) cùng với nhiều bộ điều khiển điện tử khác. Tại đây chính là nơi sẽ chuyển đổi các tín hiệu điện từ thành các con số 0 và 1 từ các phiến đĩa và ngược lại để trở thành các dữ liệu data hữu ích mà máy tính của bạn có thể hiểu.

Phiến đĩa cứng (Platters)

Cái này thì có lẽ ai cũng biết chút chút. Ổ đĩa cứng có thể chứa một hoặc nhiều phiến dĩa mỏng, tròn. Trong các ổ cứng dành cho người dùng gia đình, những phiến này quay ở tốc độ vào khoảng 5,400 đến 7.200 vòng/phút. Đây chính là nơi thực sự lưu trữ các dữ liệu của bạn. Chúng được làm bằng thủy tinh hoặc dưới một số dạng của hợp kim. Được phủ một lớp từ trên bề mặt, những phiến dĩa này có thể lưu trữ bất cứ dữ liệu gì và hiện nay được thương mại hóa lên đến 4TB dữ liệu/ ổ cứng.

Đầu đọc (heads)

Dữ liệu từ các phiến dĩa trong ổ cứng của bạn sẽ được đọc tuần tự bởi các đầu đọc. Trong khi hoạt động, những đầu đọc này sẽ không thực sự tiếp xúc trực tiếp với bề mặt của các phiến dĩa. Mà trên thực tế, chúng 'bay' trên các bề mặt của phiến đĩa ở khoảng cách vài nano mét (tức chưa bằng một nửa đường kính cọng lông của bạn) để đọc và ghi dữ liệu. Thông thường trong ổ cứng của bạn, cứ mỗi một phiến dĩa sẽ có 2 đầu đọc. Một cái ở mặt trên và một cái ở mặt dưới. Đối với một ổ đĩa cứng có dung lượng lớn sẽ có 3 phiến dĩa với 6 đầu đọc (Lưu ý: vì trunh thành với bản dịch gốc nên tôi để nguyên như vậy. Trong thực tế trong tay tôi có ổ Seagate 4TB 7200rpm gồm 5 phiến dĩa). Nếu những đầu đọc này bị hư hỏng vật lý do ổ đĩa cứng bị rớt, bị va đập mạnh hoặc đơn giản cái case bị rung hơi nhiều khi ổ cứng đang quay khiến cho các đầu đọc bị hư hỏng nghiêm trọng. Khi đó các đầu đọc ấy sẽ không còn có thể ‘bay’ trên bề mặt các phiến dĩa được nữa, mà thay vào đó chúng va đập, chà xát với với các bề mặt của phiến dĩa đang quay ở tốc độ hàng ngàn vòng/ phút. Chưa kể các mảnh vỡ của đầu đọc, vì ở trong môi trường kín, lại tiếp tục quăng đập ngược lại bề các mặt phiến dĩa ngày này qua ngày kia. Thử hỏi mức độ phá hủy dữ liệu của bạn nó tàn khốc ở mức nào?

Firmware

Đừng quên rằng ổ đĩa cứng của bạn cũng có chạy hệ điều hành mini riêng của nó nhằm điều khiển tất cả các hoạt động cần thiết trong ở cứng. Đó là firmware ổ cứng. Phần lớn nội dung firmware này được lưu trữ trực tiếp luôn trên các phiến dĩa. Chỉ một phần nhỏ được lưu trữ trên PCB mà thôi. Lý do là vì phần này cần thiết để điều khiển ổ đĩa khởi động. Nếu firmware bị lỗi, điều đó dẫn đến việc bạn sẽ không thể truy cập dữ liệu được. Không giống như các thiết bị điện tử khác như điện thoại di động hoặc máy tính bảng của bạn, vì mức độ phức tạp và tính rủi ro cao của firmware, các nhà sản xuất không khuyến khích các bạn đụng tới firmware. Mỗi một ổ đĩa cứng có riêng chỉ số mô-đun và mã số kiểm danh khi xuất xưởng.

Vậy là chúng ta đã hiểu các thành phần cơ bản của một ổ cứng cũng như chức năng của từng món ấy như thế nào. Bây giờ là lúc chúng ta hãy xem xét một số hỏng hóc thường gặp của các ổ cứng cũng như các triệu chứng của nó mà bạn rất có thể sẽ gặp để từ đó có thể xác định đâu là nguyên nhân đã gây ra sự cố. Và cũng từ đây, chính bạn có thể quyết định liệu bạn sẽ tự mình sửa chữa hay mang đi bảo hành (nếu còn hạn bảo hành).


1/ Ổ cứng của bạn chẳng nhúc nhíc (quay) tí nào


Ví dụ dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một cơ tuyệt vời để bạn có thể, bằng nỗ lực và thời giờ bỏ ra, cứu dữ liệu quý của mình. Nếu ổ đĩa cứng của bạn cái mặt lạnh như tiền và chơi kiểu “im lặng là vàng” (tức là chẳng có tí tiếng ồn gì cả) lúc ổ đã được cấp nguồn tốt, khi đó 99% bạn đang gặp rắc rối với cái bo PCB rồi.

Với đời ổ cũ, khi bạn có thể tìm thấy một PCB cùng nhà sản xuất, cùng đời từ một ổ đĩa khác, hãy tráo đổi với nó là xong. Nhẹ nhàng phải không ạ? Tuy nhiên, đời thì không như là mơ. Trên ổ đĩa mới ngày nay, do công nghệ và kiến trúc đã thay đổi, mỗi ổ đĩa cứng sẽ có chứa vi mã (microcode) độc nhất chuyên biệt cho riêng nó. Nếu chỉ đơn giản là trao đổi PCB với nhau thì sẽ không ăn thua gì. Giải thích thì dài dòng, chỉ tóm tắt là OS sẽ không nhận ra cái ổ cứng vừa được tráo PCB mà đôi khi còn gây nguy hiểm cho dữ liệu của bạn nữa.

Trở lại vấn đề cái bo mạch PCB bị hư. Ở đây ta thường thấy có 2 nguyên nhân chính: hoặc là do cái TVS điốt bị cháy hoặc là do một bộ phận quan trọng nào trên bo mạch bị tèo.


ku-xlarge.jpg

Hình 2 con điốt TVS được khoanh tròn


- Thường thì trên bo PCB của ổ cứng sẽ có hai con TVS điốt hoạt động tương tự như các cầu chì bảo vệ ổ đĩa của bạn trong trường hợp bị quá dòng. Sẽ có nhiều khả năng là một trong số này (một cho đường 5v và một cho đường 12v) bị cháy. Nếu bạn vô tình cắm ổ cứng vào lộn nguồn hoặc máy bị sét đánh gây một sự tăng điện thế đột ngột, một điốt TVS sẽ hy sinh thân mình làm Lê Lai cứu chúa. Nếu như chỉ có cái điốt TVS là bị cháy còn ngoài ra các phần còn lại của PCB không bị thương vong gì hết, khi đó bạn chỉ đơn giản là vứt tèo cái thằng điốt hư kia đi là ổ đĩa cứng của sẽ góp mặt trở lại tươi cười với cuộc đời cứ giống như không có chuyện gì xảy ra. Để kiểm tra xem có phải TVS điốt bị cháy và con nào bị cháy thì sử dụng đồng hồ đo điện thôi. Đo em nào thấy ohm không lên thì đích thị là em nó.


- Khi nói bo mạch PCB của ổ cứng bị hư, ngoài việc kiểm tra con điốt TVS ra, các bạn còn nên lưu ý đến hoặc là chip điều khiển Motor bị cháy hoặc là con IC chính điều khiển trên bo bị cháy. Trong hầu hết các trường hợp khi gặp con chip điều khiển mô tơ bị cháy, quan sát bằng mắt thường, bạn sẽ thấy lỗ thủng nám đen hoặc vết dộp trên thân con chip (dĩ nhiên là khi kê mũi vào hửi sẽ nghe có mùi khét). Còn riêng với con chip IC chính trên bo bị cháy thì rất khó xác định.

Nếu muốn thay chip hay điốt TVS thì ngoài việc phải kiếm cho ra đồ thay thế cùng chủng loại, bạn cần phải có “nghề” về hàn nữa. Gặp như tay tôi run còn hơn cẳng gà thì chịu thua ngay từ đầu. Còn không thì phải ra nhờ thợ chuyên nghiệp làm giùm thôi.

Đến đây thì chắc là có nhiều người sẽ có cùng một suy nghĩ. Chẳng thà thay luôn hẳn 1 cái bo mạch khác xem ra kinh tế và nhẹ nhàng hơn. Tôi cũng đồng ý như vậy, nhưng nó cũng có vấn đề riêng của nó đấy.

Như đã nói ở trên, đời không như là mơ nên khi ta tráo đổi một bo mạch khác ta sẽ gặp vấn đề về con ROM bios.

Thật vậy, nếu bạn để ý sẽ thấy một con chip ROM 8 chân trên hầu hết các bo mạch PCB của ổ cứng. ROM này chứa các thông tin độc đáo và chuyên biệt cho từng ổ cứng giúp để khởi động ổ đĩa. Thì cũng đúng thôi, nếu cái ổ không khởi động lên được thì làm sao OS nó nhận ra cái HDD này đây? Do đó, để cho OS sẽ nhận ra ổ cứng chứa dữ liệu quý giá của bạn sau khi bạn đã tráo mạch PCB, bạn cũng cần phải thay tráo luôn con ROM này. Ở một số ổ đĩa cứng, đặc biệt là vài loại Western Digitals, không có con chip 8 chân này dùng để chứa firmware, nếu gặp phải trường hợp này ta coi như ... thua trắng!

Trong trường hợp thay thế PCB, không biết ở VN thì sao, tôi thấy nước ngoài có rất nhiều nhà cung cấp trực tuyến sẽ bán cho bạn một PCB phù hợp. Một số người trong số họ thậm chí còn cung cấp dịch vụ tráo chuyển con chip ROM cho bạn, giúp bạn tránh những rắc rối của việc ngồi lò dò xả hàn, hút chì, rồi hàn mấy cái chân lại,… mà những việc này nhiều khi không những có thể gây tổn hại tới chip mình đang hàn mà còn là các chip kế bên.


ku-xlarge.jpg

Các điểm tiếp xúc trên bo mạch lâu ngày bị rỉ sét


Còn một trường hợp nữa khi bạn gặp rắc rối với bo mạch PCB là hãy kiểm tra các mối nối, đầu cắm của bo mạch. Các đầu nối này, theo thời gian và gặp môi trường có độ ẩm cao, rất có thể đã bị rỉ sét. Bạn chỉ cần dùng cục gôm viết chì làm sạch chúng là được.


2/ Ổ cứng của bạn quay bình thường nhưng kèm với các tiếng lích tích.

Trường hợp này cho thấy cái ổ cứng của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng do một hoặc nhiều đầu đọc trong ổ cứng bị hư hỏng. Và điều này cũng có nghĩa là, như đã nói ở trên, bề mặt của một hay nhiều phiến dĩa đang bị cào cấu tan nát tơi bời bởi đầu đọc bị hư. Dù là thế nào đi nữa, nếu rơi trong trường hợp này, bạn phải lập tức ngắt nguồn diện, tuyệt đối không cho ổ chạy thêm nữa. Vì càng để lâu trong trạng thái này có thể hủy hoại đĩa cứng nhiều hơn nữa, đến mức mà nó không còn có thể phục hồi lại được.
Nếu bạn biết cách thay đầu đọc thì có thể mở ổ cứng này trong một môi trường phòng sạch sẽ ít bụi, thay thế đầu đọc khác và cố phục hồi dữ liệu của bạn. Còn nếu không rành nghề thì tốt nhất là để nó trong trạng thái này cho đến khi bạn có thể gửi nó cho một công ty/ chuyên viên chuyên nghiệp để phục hồi dữ liệu cho bạn.


ku-xlarge.jpg

Trên bề mặt phiến dĩa bị đầu đọc cày cho một đường sâu hoắm, có thể gây mất dữ liệu vĩnh viễn


3/ Ổ cứng của bạn quay bình thường, hệ đều hành cũng nhận bình thường nhưng lại bị treo khi bạn muốn truy cập vào nó

Điều này thường có nghĩa là chất lượng bề mặt từ của phiến dĩa bị giảm sút nghiêm trọng. Cụ thể là có một số lượng lớn bad sectors trên ổ đĩa. Chúng khiến cho việc cố gắng để đọc dữ liệu của các đầu đọc bị thất bại và cuối cùng là làm treo máy luôn. Đây là một vấn đề khá phổ biến xảy ra theo thời gian. Có một vài thủ thuật để cứu trong trường hợp này nhưng chỉ với thiết bị phục hồi dữ liệu chuyên nghiệp, ví dụ là bộ chụp hình lại ổ cứng (a hard imager). Nếu bạn nhìn vào các giá trị trong bảng S.M.A.R.T của ổ đĩa bạn sẽ để ý thấy có một số lượng lớn các reallocated sectors đây chính là tang chứng nhằm khẳng định, xác nhận những nghi ngờ của bạn. Nếu các dữ liệu trong ổ cứng là thật sự quan trọng, tốt nhất là bạn nên gửi nó cho các chuyên viên phục hồi giúp.

Sẽ có người phàn nàn rằng sao hở một tí là đem đi nhờ thợ sửa giùm, vậy thì còn nói gì nữa. Ta nên hiểu vấn đề ở đây là khi gặp lỗi bad sector vật lý thật sự thì trên nguyên tắc các dữ liệu nằm trên nó là không thể phục hồi được. Ta đang nói cứu dữ liệu ở đây là theo kiểu “còn nước còn tát” thôi. Tức ráng làm sao cho đọc được đi rồi thì cứu được cái gì thì cứu. Cái kiểu này có thể hiểu là được ăn ráng vài phần (chứ không có cách gì ăn cả), còn ngả thì về không – mất hết dữ liệu.
Nếu bạn buộc phải đi theo con đường này có một vài phần mềm cho phép bạn “làm việc” với các bad sectors. Tuy nhiên kết quả cũng bị giới hạn. Tìm kiếm, lựa chọn phần mềm nào tốt nhất là tùy ý bạn thôi.


4/ Ổ cứng của bạn phát ra những tiếng bíp khi được cấp điện

Các tiếng bíp mà bạn nghe được là do cái mô tơ nó đang cố quay ổ dĩa nhưng vẫn không thành công. Có hai nguyên nhân thuần túy về cơ khí gây ra hiện tượng này.

Nguyên nhân phổ biến nhất là hiện tượng kẹt dính ổ (stiction). Khi không làm việc, các đầu đọc thường đóng đô ở những vị trí hoặc là ở tâm đĩa hoặc là ở ngoài rìa ngoài. Và một lần nữa xin các bạn nhớ cho là những đầu đọc này không tiếp xúc với bề mặt phiến dĩa mà “bay” là là trên đấy. Thỉnh thoảng, vì một lý do nào đó, cái đầu đọc trở nên ngớ ngẩn “quên cả đường đi lối về” ngồi bệt cả luôn ở vị trí lưng chừng tại phân vùng có chứa dữ liệu lúc máy ngừng chạy. Và cũng vì bề mặt cực kỳ trơn bóng của cả đầu đọc lẫn phiến dĩa cho nên chúng có khuynh hướng và được tự do xà nẹo (dính chặt) vào nhau. Đây được cho là hiện tượng kết dính ổ dĩa. Để giải quyết trường hợp đôi uyên ương cứ bám rịt lấy nhau như thế này, ổ cứng phải được mở trong phòng kín, sạch sẽ, ít bụi. Đầu đọc phải được cẩn thận nhấc ra khỏi bề mặt dĩa. Trong đa số các trường hợp, người ta buộc phải thay mới đầu đọc.


ku-xlarge.jpg

Khi tắt máy, các đầu đọc phải về vị trí nghỉ của nó như thế này


Còn một nguyên nhân khác nữa có thể là hiện tượng kẹt bó trục động cơ. Trục quay này nhằm giúp quay các phiến dĩa trong ổ cứng. Trục quay có thể bị kẹt bất cứ lúc nào nếu chẳng may ổ cứng bị va đập hoặc bị đánh rơi. Trên thực tế đây không phải là một lỗi phổ biến trừ phi bạn quá cẩu thả hoặc quá xui để làm rớt ổ. Ở một vài các ổ đĩa Seagate bạn cũng có thể gặp trường hợp này vì các trục quay mô tơ khá mỏng manh. Ở đây sẽ có hai cách giải quyết vấn đề. Và cả hai đều đòi hỏi sự can thiệp chuyên nghiệp một tí. Hoặc là thay trục quay mô tơ (nếu như bạn tìm được một cái tương tự) hoặc là di chuyển các phiến dĩa cùng với đầu đọc, bo mạch PCB, … sang một vỏ ổ cứng khác.


4/ Ổ cứng của bạn chạy bình thường nhưng không được nhận diện, hoặc được nhận nhưng báo dung lượng ổ sai

Với những tình huống như thế này thì đích thị firmware của ổ cứng đang có vấn đề. Hoặc có thể là vấn đề về điều khiển đầu đọc không đúng, hoặc là firmware bị lỗi corruption cần phải được sủa chữa. Còn nhớ cách đây vài năm, một trong những hãng sản xuất HDD lớn và nổi tiếng thế giới là Seagate sản xuất loại ổ đĩa Seagate 7200.11 với phiên bản firmware SD15 đã nổi đ2nh nổi đám với con bug lỗi là BSY. Nếu bạn còn hồ nghi thì cứ anh bạn Gồ (Google) mà hỏi sẽ ra ngay một số lượng khổng lồ về lỗi kỹ thuật này. Có một giải pháp mà người dùng có thể tự làm để giải quyết cho vấn đề này, tuy nhiên đối với các ổ cứng hiện đại ngày nay, có vẻ như nó không được khuyến khích làm nên không thấy đề cập ở đây. Người dùng cuối chỉ có thể làm được là gửi ổ đĩa đó đi để được sự trợ giúp của những chuyên viên chuyên nghiệp.


Kết luận

Ở trên đã trình bày một vài trường hợp hư hỏng ổ cứng điển hình mà bạn, trong khả năng có thể, tự mình có thể phục hồi dữ liệu của bạn. Chẳng hạn như bạn thật may mắn nếu như là chỉ vô tình xóa dữ liệu của mình. Còn nếu như ổ đĩa cứng của bạn phơi bụng chết hoàn toàn và không có cách gì bạn có thể dựng đầu nó dậy được, khi đó sẽ phải cần đến tay nghề về hàn của bạn để xử lý cái bo mạch PCB. Ngoài ra, nếu ổ đĩa của bạn bỗng dưng trở nên ồn ào như một dàn nhạc hoặc giở chứng nóng lạnh bất thường, lúc thế này lúc thế kia như cô gái 17 - 18, khi đó sẽ phải cần đến đôi bàn tay của bạn. Không phải để tự tay bạn sửa chữa ổ cứng mà là một tay cầm cái ổ cứng hư giao cho chuyên viên chuyên cứu dữ liệu, còn tay kia thì dúi tiền vào túi họ mà cạy cục nhờ cứu lấy dữ liệu quý của bạn. Nhưng dù ở tình huống nào đi nữa xin hãy nhớ rằng, bất kỳ nỗ lực phục hồi dữ liệu cũng kèm theo nỗi nguy hiểm rủi ro bị mất dữ liệu. Nếu các dữ liệu là thật sự quan trọng đối với bạn, hãy mang nó đến các chuyên gia để họ trực tiếp cứu dữ liệu giùm cho. Đồng tiền đi trước bao giờ cũng là đồng tìền khôn, phải không bạn?


Theo LifeHacker
 

bonghongtra

Active Member
Ðề: Làm thế nào để cứu dữ liệu khi ổ cứng của bạn bị “phơi bụng”

Thank Bác chủ chia sẻ KN. Em cũng có 1 con ổ 500 SS chết cách đây 4 năm mà không dám đem đi bảo hành. Bao nhiêu dữ liệu quí trong đó tiếc ngẩn ngơ cả tháng. E Tìm con Main khác tương đương thay vào mà chỉ nhúc nhích cơ 1 tẹo rồi lại ngủ - máy vẫn không nhận chán quá. Theo Bác có cách gì cứu dữ liệu bên trong không.
 

VThanhgtvt

Well-Known Member
Ðề: Làm thế nào để cứu dữ liệu khi ổ cứng của bạn bị “phơi bụng”

Đang có cái hdd chạy kêu lạch tạch...
 
Ðề: Làm thế nào để cứu dữ liệu khi ổ cứng của bạn bị “phơi bụng”

Tôi xin có 2 vấn đề muốn nói cùng các bạn.

1/ Thứ nhất đó là vấn đề về sửa chữa:
Đọc đi đọc lại tôi thấy là việc sửa chữa một ổ cứng xem ra đòi hỏi bạn nên có một chút ít tay nghề kỹ thuật về cơ điện tử. Tuy nhiên, nếu bạn thích vọc để hiểu biết thêm thì cũng tốt thôi. Ngoài ra nó cũng đòi hỏi bạn phải sáng dạ một chút. Tôi lấy ví dụ, khi bạn dò tìm để đo xem các con điốt TVS có bị hư hay không thì theo tôi biết vị trí của chúng (tùy theo nhà sản xuất, đời bo mạch, ...) nằm khác nhau hoàn toàn tùy theo loại PCB. Do đó đừng nên căn cứ theo hình trên rồi tìm trên bo mạch của mình sẽ khó tìm ra lắm. Theo kinh nghiệm thực tế thì mấy con điốt TVS thường đi theo cặp gần nhau trên bo mạch. Trường hợp này cũng tương tự như khi thay con ROM Bios vậy. Nếu bạn vẫn thấy chưa chắc, lúng túng khi xác định, hãy hỏi bạn hiền của mình là Google (hoặc youtube) thì sẽ ra ngay.
Kế tiếp là mặc dù tôi cố gắng nêu hết các lỗi hỏng hóc thường gặp của một ổ cứng thông thường, nhưng chỉ gói gọn trong một bài viết ngắn thế này chắc chắn sẽ có những thiếu xót và không đầy đủ tất cả các trường hợp trên thực tế. Do đó, cũng qua cái thớt này và trên tinh thần chia xẻ vô tư giữa các anh em "đồng đạo" HD, các bạn cũng có thể mạnh dạn chia xẻ kinh nghiệm của riêng mình đã gặp những tình huống nào khác nữa và đã sửa chữa nó thành công (cũng như thất bại) để tất cả các bạn khác có thêm cơ hội học hỏi thêm, đặc biệt là các kiến thức trong thực tế hàng ngày.

2/ Đây mới là điểm nhấn mà tôi muốn nhắn gửi đến tất cả các bạn ở 4rum này qua bài viết này.
Ông bà mình thường nói: Đừng để nước tới chân mới nhảy. Hoặc đâu đó trong bệnh viện người ta thường hay nói: Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Theo cá nhân tôi thì cứu dữ liệu khi ổ cứng bị hư là việc làm đối đế, chẳng đặng đừng. Chúng ta làm sao đừng để cho mấy cái ổ cứng của mình bị hư hỏng mới là quan trọng. Tới đây chắc có người sẽ nói ổ cứng hư là do hên xui thôi chứ làm sao mà biết được. Tôi xin dẫn giải thế này.
Cái thời thế hệ ông bà của mình còn bé, mỗi khi nghe sấm sét ầm ầm, ai nấy đều lâm râm khấn vái vì cho là Thiên Lôi đang giận dữ vung búa đánh ai đó ăn ở ác nhơn. Chứ còn ngày nay mà bạn nói như thế thì ngay cả đứa học cấp 2 nó cũng cười vào mũi bạn vì sự suy đoán ngô nghê như rứa. Thật ra ông bà mình không có lỗi, chỉ vì khi đó họ không có cách gì giải thích được hiện tượng sấm chớp là như thế nào, nguyên do làm sao. Do đó nhân vật tưởng tượng là Thiên Lôi được truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác cũng là đều dễ hiểu.
Trở lại vấn đề của chúng ta khi nói ổ cứng hư là do hên xui, theo tôi thấy nó mang tính duy tâm hơi nhiều.
Ngày hôm nay, khi các bạn đã được đọc tường tận các nguyên nhân khiến cho một ổ cứng bị hư hỏng làm mất đi dữ liệu của bạn thì tôi cũng khuyên bạn nên có một cái nhìn lại, một cái nhìn khách quan hơn.
Tôi cũng đồng ý là trong việc này cũng có một tỉ lệ hên xui nhất định và cái này rõ ràng nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta. Tôi lấy ví dụ. Bạn đã mua nhằm cái cái lô hàng bị bad từ nhà sản xuất. Cái này tôi đã bị dính mất 2 ổ khi mua của Seagate 7200.11 cách đây hơn 5 năm.


vety.jpg



Hoặc như trong quá trình vận chuyển từ nhà máy đến người phân phối bán hàng hoặc từ người bán lẻ đến tay người tiêu dùng, các ổ cứng bị vật vã rơi lên rơi xuống. Và xui cho bạn là bạn mua trúng nhằm mấy cái ổ "trời đánh" này thì về nhà nó mà không hư mới là chuyện lạ.
Tuy nhiên tỉ lệ hên xui là theo tôi là khá thấp. Cái nắm phần quyết định chính vẫn là yếu tố con người, những người đang sử dụng chính các ổ cứng đó.
Tôi rất rất là hy vọng qua bài viết ở trên các bạn sẽ tự rút ra cho mình những cách làm sao tránh cho ổ cứng của mình bị hư hỏng từ những nguyên nhân gây hư hỏng cho các ổ đĩa cứng đã liệt kê ra trong bài viết.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
Ðề: Làm thế nào để cứu dữ liệu khi ổ cứng của bạn bị “phơi bụng”

Tốt nhất HDD chỉ để lưu những thứ như Music (LossLess) Movice ( MKV, M2TS, TS, TP...) Còn những tài liệu mật nên Dùng Case để lưu trữ, ít nhất HDD cố định trên Case PC hay Laptop cũng đỡ hỏng hóc hơn là HDD cắm vào các HDP, HD Box ... :D
 

caothudeche

Moderator
Ðề: Làm thế nào để cứu dữ liệu khi ổ cứng của bạn bị “phơi bụng”

Mình dân điện tử mà cứu dữ liệu mấy con này cũng vỡ hết cả mồm ra đó chứ. Do vậy an toàn nhất là cái gì quan trọng cần backup lại.
Vấn đề khôi phục dữ liệu bằng phần mềm xin các bác có kinh nghiệm cho chút ý kiến:
Mình lỡ tay xóa mất 1 thư mục mấy trăm GB phim (thói quen là Ctrl + Alt + Delete), Undo không kịp. Lập tức dùng phần mềm Recovery lại ngay.
Nhưng quá nhọ phim <4GB thì khôi phục được còn lại khôi phục được đúng phần âm thanh.

Có lần mình đã bắt buộc phải chia lại ổ 1 máy, sau đó recovery lại 100% dữ liệu, do nó chỉ toàn file vài MB nên dễ dàng.
Nhưng món cả chục đến vài chục GB/1 phim thì tạch. Bác nào có chiêu chỉ giúp cái.
 

trueblooded

New Member
Ðề: Làm thế nào để cứu dữ liệu khi ổ cứng của bạn bị “phơi bụng”

Tháo bung ra thì xác cmn định là ko dùng dc nếu ko biết cách rút không khí nhé
 

ForgottenSeason

New Member
Ðề: Làm thế nào để cứu dữ liệu khi ổ cứng của bạn bị “phơi bụng”

Giờ mới biết thêm kiến thức về ổ cứng :D
Tiện đây các bác có thể cho em hỏi một tí được không?
Chẳng là trước em có cái ổ cứng SATA 80GB, đang dùng rồi bỏ ra một thời gian. Một thời gian sau cắm lại thì khi bật máy quạt nguồn, CPU đều không quay, rút dây nguồn của ổ cứng đi thì máy lại khởi động bình thường :((
Bác nào biết thì giúp em với :(
Nếu em có hơi lạc đề và sai quy định mong admin nhắc nhở nhẹ để em rút kinh nghiệm
Em xin cám ơn.
 

yeuemmai231989

New Member
Ðề: Làm thế nào để cứu dữ liệu khi ổ cứng của bạn bị “phơi bụng”

Giờ mới biết thêm kiến thức về ổ cứng :D
Tiện đây các bác có thể cho em hỏi một tí được không?
Chẳng là trước em có cái ổ cứng SATA 80GB, đang dùng rồi bỏ ra một thời gian. Một thời gian sau cắm lại thì khi bật máy quạt nguồn, CPU đều không quay, rút dây nguồn của ổ cứng đi thì máy lại khởi động bình thường :((
Bác nào biết thì giúp em với :(
Nếu em có hơi lạc đề và sai quy định mong admin nhắc nhở nhẹ để em rút kinh nghiệm
Em xin cám ơn.

Bạn thử kiểm tra lại nguồn máy tính của bạn đi nhé.hồi trước mình cũng bị như vậy.và sau khi thay con nguồn mới thì mọi chuyện lại bình thường như cũ.
 

tranquach

Active Member
Ðề: Làm thế nào để cứu dữ liệu khi ổ cứng của bạn bị “phơi bụng”

Em mới đập một cái ổ Seagate kêu bip bip khi cắm điện để xem bên trong nó ra sao, xem xong thì em nó nghỉ hưu luôn. Giá mà đọc được bài của bác sớm hơn....
Một bài viết rất bổ ích, cảm ơn bác rất nhiều
 

mrpham38

Active Member
Ðề: Làm thế nào để cứu dữ liệu khi ổ cứng của bạn bị “phơi bụng”

Bài viết bổ ích quá, ngày xưa ổ cứng của e mà bị treo là e cứ đập nhiệt tình lại thấy nó chạy, nhưng rồi cũng đến lúc đập méo HDD thì đã biết đến lúc nó chết :)
 

johnkenerdi

Well-Known Member
Ðề: Làm thế nào để cứu dữ liệu khi ổ cứng của bạn bị “phơi bụng”

Tháo bung ra thì xác cmn định là ko dùng dc nếu ko biết cách rút không khí nhé

Ổ cứng có màng thở, chứ không còn kín mít theo kiểu chân không đâu bạn, chỉ cần môi trường siêu sạch (Ultra Clear) không có bụi là có thể thao tác dễ dàng, người thao tác phải mặc đồ kín như kiểu nhân viên kỹ thuật của Intel ấy, chỉ hở mỗi đôi mắt để nhìn.
 

linhhoncodoc

Well-Known Member
Ðề: Làm thế nào để cứu dữ liệu khi ổ cứng của bạn bị “phơi bụng”

Em có cái ổ cứng 80Gb của samsung của PC mua từ năm 2007 bây giờ vẫn còn ngon, chạy êm ru, thi thoảng em chạy chương trình nặng thì nó lại kêu lạch cạch được một lúc thì hết :))
Em thường xuyên dùng phần mêm Utimate Defrag để chống phân mảnh nên ổ già nua này cũng không tới nỗi nào :D
 

quantb8x

Active Member
Ðề: Làm thế nào để cứu dữ liệu khi ổ cứng của bạn bị “phơi bụng”

Cám ơn bác chia sẻ KN!
Hi vọng sẻ hữu ích sau này :p
 
Ðề: Làm thế nào để cứu dữ liệu khi ổ cứng của bạn bị “phơi bụng”

Bài viết bổ ích quá, ngày xưa ổ cứng của e mà bị treo là e cứ đập nhiệt tình lại thấy nó chạy, nhưng rồi cũng đến lúc đập méo HDD thì đã biết đến lúc nó chết :)

Nó bị hiện tượng kẹt dính (stiction) đó.
Hồi đó tôi còn bỏ trong ngăn đá tủ lạnh. Khoản 15 - 20 phút lấy ra là chạy lại được.
Mấy cái ổ cứng mới sau này đã thay đổi kiến trúc và cách vận hành cũng khác nên nghe nói "bùa" này hết linh rồi. :(
 
Ðề: Làm thế nào để cứu dữ liệu khi ổ cứng của bạn bị “phơi bụng”

Mình dân điện tử mà cứu dữ liệu mấy con này cũng vỡ hết cả mồm ra đó chứ. Do vậy an toàn nhất là cái gì quan trọng cần backup lại.
Vấn đề khôi phục dữ liệu bằng phần mềm xin các bác có kinh nghiệm cho chút ý kiến:
Mình lỡ tay xóa mất 1 thư mục mấy trăm GB phim (thói quen là Ctrl + Alt + Delete), Undo không kịp. Lập tức dùng phần mềm Recovery lại ngay.
Nhưng quá nhọ phim <4GB thì khôi phục được còn lại khôi phục được đúng phần âm thanh.

Có lần mình đã bắt buộc phải chia lại ổ 1 máy, sau đó recovery lại 100% dữ liệu, do nó chỉ toàn file vài MB nên dễ dàng.
Nhưng món cả chục đến vài chục GB/1 phim thì tạch. Bác nào có chiêu chỉ giúp cái.

Bác dùng Testdisk xem sao. Nó chỉ có giao diện dòng lệnh nhưng mạnh mẽ lắm. :)
 
Ðề: Làm thế nào để cứu dữ liệu khi ổ cứng của bạn bị “phơi bụng”

Nhân tiện bác thớt có thể biết một số thuật ngữ trong các phần mềm test sức khỏe ổ cứng không?
Nhiều khi e test hdd xem sức khỏe còn bao nhiêu thì các soft báo 100% nhưng nhìn vào bảng phân tích (e không giỏi tiếng anh) e dự đoán mục đó là tên lỗi của hdd hiện ra các số. Vd e nhìn vào reallocated sectors count nó báo value 253, worst 253, warn 10 trong khi đó nó vẫn báo hdd 100%
 

lequynhan

Well-Known Member
Ðề: Làm thế nào để cứu dữ liệu khi ổ cứng của bạn bị “phơi bụng”

Cảm ơn bác Thanksforsharing!
Từ hồi mang BH về thì mấy em WD của em lại chạy khá ổn.
Tiện đây em cũng chia sẻ cùng anh em là ổ WD mới mua về cứ làm gì tùy thích bao giờ em nó bị "Die" đi rồi mang BH. Bao giờ họ trả hàng mình dùng là rất là bền! :-?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên