Les Misérables (2012): Những người khốn khổ

thich_xem_phim

Active Member
Họ đã mơ một giấc mơ
Khi cách mạng Pháp 1789 nổ ra
Nền độc tài chấm dứt
Tự do sẽ tràn ngập
Và cuộc đời này đáng sống hơn
Nhưng…

Jean Valjean, 24601
Cả đời sống chui nhủi
Khốn khổ
Chỉ vì ăn cắp một ổ bánh mì,

Javert, quyền cao chức trọng
Luôn thượng tôn pháp luật
Nhưng khốn khổ vì cực đoan
Vì mất niềm tin vào những điều tốt đẹp nơi con người,

Fantine, khốn khổ vì trai đểu
Bị quất ngựa truy phong
Phải bán tất cả những gì có thể
Để rồi ra đi quá trẻ,

Vợ chồng chủ quán trọ
Tiền bạc là lẽ sống
Lừa lọc để sống còn,

Eponine, yêu hết mình
Nhưng lại khốn khổ vì đơn phương,

Marius và những người bạn
Lí tưởng thật cao đẹp
Nhưng lí tưởng không phương pháp
Không mô hình
Thì chỉ như bong bóng xà phòng
Đẹp nhưng mau chóng tan vỡ,

Gavroche, cậu bé giao liên
Huân chương vì sự dũng cảm,

Họ có một giấc mơ cuộc đời họ sẽ
Thật khác so với cuộc đời địa ngục họ đang sống
Thật khác so với những gì nó có vẻ như hiện giờ
Giờ thì cuộc đời đã giết chết
Những giấc mơ mà họ đã mơ…
 

Angus_Bert

Film critic
Ðề: Re: Les Misérables (2012): Những người khốn khổ

Bác thông cảm. Phim nhạc kịch nên tui có ý tưởng viết review kiểu nhạc kịch nhưng trình có hạn nên...

Em nghĩ bác làm bản thu âm theo nhạc kịch là chuẩn nhất :D Không thì rap cũng không sao đâu ạh :D
 

MONK_da

Film critic
Nhờ topic này mà Monk nổi hứng viết 1 bài review bằng thơ . Vì từ đó giờ Monk viết review bằng phân tích, so sánh, Q&A (đặt câu hỏi và trả lời) nhưng chưa bao giờ viết review bằng thơ cả. Kỳ này liều lĩnh làm 1 bài thơ để ngâm cùng anh em. Các bác cứ lấy đại bác trong Cách mạng Pháp bắn gạch em cho dễ ạ.

Những người khốn khổ rì viu
Sau khi xem tạm viết vài dòng thơ.

Khá khen diễn xuất bất ngờ
Tuôn bao dòng lệ với nàng Anne.
Khi nàng cất tiếng "Tôi mơ"
Làm cho khán giả ngẩn ngơ theo nàng.

Tiếc thay đất diễn quá nhàn
Khiến cho Monk thấy vai nàng chẳng hay.
Một phần vai diễn chua cay
Phần do gắng (sức) diễn nên còn hơi phô.

Thật lòng cũng chán Russell
Khi ánh mắt ổng cứ nhìn đăm đăm.
Khô khan khắc khổ tối sầm.
Monk xem chẳng thấy chút mầm xấu xa.

Diễn hay có lẽ là Hugh
Khi anh thể hiện có nhiều chiều sâu
Khi oán giận, lúc u sầu
Đường gân nét mặt khiến rầu lòng ta.
Và khi ngân tiếng hát ca
Giọng Hugh nổi trội gấp ba Russell.

Nhưng Monk thích nhất Ê-pồ (Eponin)
Không chỉ diễn giỏi mà ồ rất xinh.
Cách nàng liếc mắt đưa tình
Yêu thương trìu mến khi nhìn người thương.
Cả khi oán hận trách hờn
Khi nhìn người ấy nhớ thương tóc vàng (Cosette).

Bộ phim nhạc kịch đàng hoàng
Khi mọi câu thoại đều là lời thơ.
Khiến nhiều khán giả ngẩn ngơ
Do không tìm hiểu trước giờ xem phim.
Âm thanh giai điệu vào tim
Khiến ta thổn thức như (xem) phim chính mình.

Tiếc là tình tiết lình xình
Đôi khi làm nản dân tình mê phim.
Bù lại nhiều cảnh thót tim
Pha hài một chút cho phim dễ gần.

Dù sao phim cũng rất cần
Trầm ngâm chiêm nghiệm để dần hiểu hơn.
Những Người Khốn Khổ văn chương
Tuyên ngôn, ý nghĩa đời thường như ta.
Hãy xem để biết rút ra
Giá trị cao đẹp của lòng yêu thương.
 

GDae2811

Member
Ðề: Re: Les Misérables (2012): Những người khốn khổ

Nhờ topic này mà Monk nổi hứng viết 1 bài review bằng thơ . Vì từ đó giờ Monk viết review bằng phân tích, so sánh, Q&A (đặt câu hỏi và trả lời) nhưng chưa bao giờ viết review bằng thơ cả. Kỳ này liều lĩnh làm 1 bài thơ để ngâm cùng anh em. Các bác cứ lấy đại bác trong Cách mạng Pháp bắn gạch em cho dễ ạ.

Những người khốn khổ rì viu
Sau khi xem tạm viết vài dòng thơ.

Khá khen diễn xuất bất ngờ
Tuôn bao dòng lệ với nàng Anne.
Khi nàng cất tiếng "Tôi mơ"
Làm cho khán giả ngẩn ngơ theo nàng.

Tiếc thay đất diễn quá nhàn
Khiến cho Monk thấy vai nàng chẳng hay.
Một phần vai diễn chua cay
Phần do gắng (sức) diễn nên còn hơi phô.

Thật lòng cũng chán Russell
Khi ánh mắt ổng cứ nhìn đăm đăm.
Khô khan khắc khổ tối sầm.
Monk xem chẳng thấy chút mầm xấu xa.

Diễn hay có lẽ là Hugh
Khi anh thể hiện có nhiều chiều sâu
Khi oán giận, lúc u sầu
Đường gân nét mặt khiến rầu lòng ta.
Và khi ngân tiếng hát ca
Giọng Hugh nổi trội gấp ba Russell.

Nhưng Monk thích nhất Ê-pồ (Eponin)
Không chỉ diễn giỏi mà ồ rất xinh.
Cách nàng liếc mắt đưa tình
Yêu thương trìu mến khi nhìn người thương.
Cả khi oán hận trách hờn
Khi nhìn người ấy nhớ thương tóc vàng (Cosette).

Bộ phim nhạc kịch đàng hoàng
Khi mọi câu thoại đều là lời thơ.
Khiến nhiều khán giả ngẩn ngơ
Do không tìm hiểu trước giờ xem phim.
Âm thanh giai điệu vào tim
Khiến ta thổn thức như (xem) phim chính mình.

Tiếc là tình tiết lình xình
Đôi khi làm nản dân tình mê phim.
Bù lại nhiều cảnh thót tim
Pha hài một chút cho phim dễ gần.

Dù sao phim cũng rất cần
Trầm ngâm chiêm nghiệm để dần hiểu hơn.
Những Người Khốn Khổ văn chương
Tuyên ngôn, ý nghĩa đời thường như ta.
Hãy xem để biết rút ra
Giá trị cao đẹp của lòng yêu thương.

Thơ thất luật quá bác ah. Nhưng vote vì cảm hứng :x
 

GDae2811

Member
Ðề: Re: Les Misérables (2012): Những người khốn khổ

M thấy bảo khó xem vì hát nhiều :) . Ngày xưa đọc bọ truyện của cụ Hugo khóc đỏ cả mắt. Thôi đợi Blu r kéo xem 1 mình
 

brucelee123456

Active Member
Ðề: Les Misérables (2012): Những người khốn khổ

Em muốn xem mà ko bít nên xem ở galaxy hay Megastar ạ? Chủ yếu là khán giả. Em ko muốn xem với khán giả teen bựa.
 

brucelee123456

Active Member
Ðề: Les Misérables (2012): Những người khốn khổ

Galaxy Tân Bình cho rẻ, Mai có suất chiếu rạp 1. Chuẩn bị ko uống nước tập trung xem, ko quan tâm những kẻ teen bựa xung quanh!
 

ihtw

New Member
Ðề: Les Misérables (2012): Những người khốn khổ

Mới đi xem về, khóc từ đầu phim đến cuối phim, quá nhiều chi tiết không thể kiềm chế cảm xúc dc. Strongly recommend phim này, nhớ mang theo khăn giấy khi coi phim.
 

brucelee123456

Active Member
Ðề: Les Misérables (2012): Những người khốn khổ

Mình mới xem về. Mình nghĩ ai xem phim này nếu khóc là do đồng cảm với nhân vật, thấy mình ở trong đó. Brucelee xem phim thấy hay, khúc cuối lúc Jean sa7p1 về trời mình tự nhiên khóc, nước mắt rơi tự nhiên vì thấy ở đó người cha đã khuất của mình --> nhận thấy phải yêu thương mẹ mình hơn. Mình còn thấy bản thân trong đó. Liệu tới lúc cuối đời liệu brucelee có thanh thản ra đi như nhân vật dc không--> phải sống sao cho thanh thản, đừng gây thù chửi bới khiến người khác phải đau lòng.

A2, phim này thấy nhiều review chê giọng của "giác đấu sĩ", mình thì thấy hứng khi chú ấy cất giọng, rất hay rất hừng hực....
 

brucelee123456

Active Member
Ðề: Les Misérables (2012): Những người khốn khổ

Chán quá, phim hay vậy mà ít người review quá!
 

dung2408

Member
Ðề: Les Misérables (2012): Những người khốn khổ

Thực ra ban đầu mình định xem lại The hobbit mà hết vé nên sang xem phim này, vì thấy cũng có khá nhiều gương mặt nổi tiếng với lại được khen nhiều, và thực sự thì đây là một bộ phim rất đáng bỏ gần ba tiếng ra để xem. Mới đầu xem thấy chưa được quen cho lắm vì thể loại nhạc kịch bình thường mình ko xem bao giờ, nhưng về sau thấy cũng bình thường dần, đến cuối thì thấy mê nhạc kịch luôn. Phim quá hay và xúc động, mình thì không khóc nhưng mà thấy mắt cũng ướt ướt, phim dài 3 tiếng mà thấy trôi nhanh quá, có lẽ nguyên do một phần là vì mỗi đoạn là một bài hát nên thấy nhanh ?
 
Mấy bác review hay thế chắc thu xếp đi xem thôi. Vốn dĩ không thích thể loại nhạc kịch nên tính không xem, mấy khúc hát hò, nhảy múa thấy nó vô duyên sao ấy.
 
Ðề: Les Misérables (2012): Những người khốn khổ

phim này đánh xem lắm nè...!!! :-x mà thể loại nhạc kịch đúng sở trường của em...:-d hay đừng hỏi...!!! mỗi tội có khoảng 3-4 đứa teen bựa ngồi sau nhiều lúc hơi khó chịu...!!! xem xúc động đừng hỏi nhất là lúc Jean chết...:((
 

ihtw

New Member
Ðề: Les Misérables (2012): Những người khốn khổ

phim này đánh xem lắm nè...!!! :-x mà thể loại nhạc kịch đúng sở trường của em...:-d hay đừng hỏi...!!! mỗi tội có khoảng 3-4 đứa teen bựa ngồi sau nhiều lúc hơi khó chịu...!!! xem xúc động đừng hỏi nhất là lúc Jean chết...:((

Mình thấy khúc Fantine chết mới buồn dữ... Coi phim này nhớ Chí Phèo VN, tui muốn làm người lương thiện mà ko ai cho tui dc lương thiện hết :( Xã hội đẩy đưa...

Mà buồn cười nhất là những đứa biết luồn lách, xảo trá như vợ chồng chú quán trọ lại ko bao giờ chết đói
 

rebirth2k2

New Member
Ðề: Les Misérables (2012): Những người khốn khổ

film này thấy diễn ra được gần hết cuốn tiểu thuyết, rất hay, thật sự rất đáng để đi coi lần 2 hoặc cho vào bộ sưu tập. Cuốn sách mình cũng đã gặm biết bao nhiêu năm, đến h đi coi film tưởng như sống lại 1 thời. Mọi người ai đã đọc cuốn này rồi thì nên đi xem :D.
Thực sự bây giờ ngoài cái hobit ra thì cũng chẳng còn film gì xem, cái 12 con gián coi thấy dở như bao film sau này của TL, và hơn nữa cái tinh thần kiểu cái gì của tầu thì trả về cho tầu, mà cái gì không phải thì cũng gom về tầu, làm mình chán ngán quá nên chả muốn coi film tầu nữa.
 

minhminh2010

New Member
Ðề: Les Misérables (2012): Những người khốn khổ

Les Misérables

Đây là bộ phim thứ 2 của Hollywood mà làm mình khóc lụt nhà, sau My sister’s keeper. Nó thực sự làm cho mình vô cùng xúc động và đồng cảm với những người khốn khổ ở trong đó. Đây cũng là phim ca nhạc thứ 2 mà mình xem sau The phantom of the opera, và quả thực là mình thích phim musical quá, nó có 1 vẻ đẹp rất riêng, 1 cách truyền tải cảm xúc rất riêng. Chưa bao giờ mình thích chèo, cải lương vì nó chậm quá, tiết tấu, diễn biến rất chậm, mà cảm xúc của nhân vật thì thường giả tạo quá (chắc tại diễn viên dở, hoặc mình không cảm được), nhưng mà, những cung bậc cảm xúc mà Les Miserables mang lại thì chân thật vô cùng.


- Jean Valjean: do Hugh Jackman đóng. Rất buồn cười là nhiều người tưởng Jean Valjean được lồng tiếng, vì cứ nghĩ là người sói thì làm sao biết hát. Nhưng thực ra Hugh hát rất hay, xuất thân từ nhạc kịch mà. Vai Jean Valjean cứ như là được đo ni đóng giày dành riêng cho Hugh vậy, vì Jean Valjean vốn là 1 người có sức khoẻ phi thường, và Hugh thì … body quá khủng, rất phù hợp với vai này, người sói mà.

Hugh-Jackman-in-Les-Miserables-in-London-hugh-jackman-32248234-923-588.jpg


Ngay từ đoạn đầu tiên, chứng kiến cảnh Jean và đoàn tù khổ sai phải làm những việc cực kỳ nặng nhọc trong thời tiết khắc nghiệt, mình đã khóc. Nền nhạc bài Look down vang lên, càng tô đậm thêm hoàn cảnh khắc nghiệt và những khổ đau mà tù khổ sai phải chịu đựng. Hãy nhìn xuống đi, nhìn xuống đi, nhìn để thấy được hoàn cảnh khổ đau của những con người đáng thương: “The sun is strong. It’s hot as hell below”, Chúa thì ở đâu không biết, và Người cũng không quan tâm đến những con người này.

19 năm liền Jean Valjean phải làm tù khổ sai, đến khi được tự do thì không khác gì tự do trong song sắt nhà tù cả. Không 1 ai chấp nhận ông như 1 con người bình thường, ai cũng đối xử với Jean Valjean như con hủi vậy. Điều này làm cho ông trở nên mặc cảm và chán ghét, không còn niềm tin vào người khác. Dưới sự coi thường và xua đuổi của xã hội, Jean Valjean đã không còn hiền lành và lương thiện nữa, ông đã dám ăn cắp bộ đĩa bạc duy nhất của ông cha xứ_ người duy nhất đối xử tốt với mình. Ông cha xứ cũng nghèo, gia tài chẳng có gì ngoài bộ đĩa bằng bạc cùng đôi chân nến là quý nhất, ông đã đem ra để đãi Valjean cho dù bị bà đầu bếp càu nhàu sao lại mang đồ quý giá ra để đãi 1 con người như thế. Cho đến khi Valjean bị bắt trở lại nhà thờ, nghe ông cha xứ nói tặng bộ đĩa bạc cho mình và thậm chí bởi Jean Valjean đi vội quá nên còn bỏ quên thứ quý giá nhất là 2 cái chân nến, chính sự đối xử trân trọng, coi Valjean là 1 con người bình thường đã cảm hoá Valjean, khiến Valjean trở thành 1 con người tốt. Hai cái chân nến lúc nào cũng đi theo Valjean như 1 lời nhắc nhở ông biết yêu thương và tha thứ cho người khác, cũng như nhắc ông luôn biết ơn lòng tốt của ông cha xứ. Gần như toàn bộ câu chuyện về sau đều thể hiện tấm lòng nhân hậu của ông, và chính sự lương thiện đã toả sáng, làm nổi bật phẩm chất của ông trên những khổ đau mà ông phải gánh chịu.

19 năm sau, Valjean trở thành thị trưởng, 1 người vô cùng giàu có và được kính trọng. Lúc này, người cai tù cũ Javert xuất hiện, và như là 1 mối đe doạ đến địa vị của Valjean. Valjean vốn là 1 người có sức khoẻ phi thường, nên khi ông chạy đến nâng cái xe đè lên 1 người lao động để cứu người, Javert đã nghi ngờ ông thị trường này giống Valjean ngày xưa. Điều đáng nói ở đây là, trước mặt Javert, Valjean không hề chần chừ 1 giây vì sợ bị phát hiện, mà đã xông ra cứu người ngay. Hơn nữa, khi ông công nhân bị xe đè, có người chạy vào gọi ngay ông thị trưởng để ông ra cứu. Thường thị trường là người có địa vị rất cao, rất khó gần gũi và xa cách với dân lao động, vậy nên hành động này chứng tỏ Valjean đã cứu người rất nhiều lần rồi, và chuyện này thành chuyện hiển nhiên. Valjean đã được cha xứ cảm hoá, trở thành 1 người vô cùng tốt bụng và gần gũi.
Valjean trong lúc bối rối muốn thoát khỏi sự hiểu nhầm của Javert đã không kịp cứu Fantine khỏi bị buộc thôi việc; vì việc này mà Fantine đã phải làm gái điếm, đã phải bán răng bán tóc. Khi Fantine lỡ tay đánh người bị thương và sắp bị Javert bắt đi, Valjean đã cứu cô và đưa cô vào viện, bảo vệ cô trước sức ép của Javert. Ông còn hứa với cô sẽ chăm sóc và yêu thương Cosette như con gái.

Không chỉ vậy, khi Javert kết tội nhầm người, ông đã không thể đứng yên nhìn người khác gánh tội thay mình nên ra đầu thú. Ông đã lột xác hoàn toàn, trở thành 1 con người lương thiện và chính trực, và không nhẫn tâm nhìn người khác chịu hoạn nạn thay mình. Cho dù hiện tại ông có tất cả: danh vọng, tiền bạc, sự nghiệp, ông cũng sẵn sàng bỏ hết để cứu người vô tội.

Ví dụ tiêu biểu nhất cho tấm lòng nhân hậu của ông là khi ông tha chết cho Javert. Kể cả khi Javert nói rằng, bây giờ tha chết cho Javert thì cũng đừng hòng mong đánh đổi điều kiện để Javert không truy đuổi Valjean nữa, Valjean đã cười mà nói rằng, tha là tha, không có điều kiện gì đi kèm cả. Nụ cười ấm áp của Valjean đã toả sáng, thể hiện rõ ràng tấm lòng nhân hậu của ông.

- Javert: Russell Crowe quả thật rất hợp với vai này. Ông thể hiện quá xuất sắc 1 con người cực kỳ cực kỳ chính trực liêm khiết, và chỉ biết đến luật pháp mà thôi. Hình như Russell hát rất hay, nên có rất nhiều trường đoạn ông được tự hát 1 mình.

russell-crowe-as-inspector-javert-in-les.jpg


Javert là nhân vật mà dường như không phải chịu khổ đau gì, chỉ toàn mang lại khổ đau cho người khác. Ông tự coi mình là đại diện của luật pháp, và bắt tất cả mọi người phải tuân thủ theo luật pháp. Với ông, luật pháp là tối cao, và không có gì có thể trái pháp luật. Những trường đoạn ông đứng trên đài cao hát giống như luật pháp ở trên cao, không “look down” để nhìn những đau khổ của người khác. Luật pháp hay Javert rất vô cảm với nỗi đau của những con người ở đáy xã hội.

Đừng tưởng Javert là 1 người hạnh phúc, ông ấy cũng là 1 trong những người khốn khổ mà thôi. Ông ấy khốn khổ không vì phải lao động khổ sai hay phải bán răng để nuôi con gái, mà bởi vì ông ấy không có tình yêu. Tất cả cuộc sống của Javert chỉ gắn với luật pháp, rất khô khan và nhàm chán. Ông chỉ thích mang lại đau khổ, mà không biết mang lại hạnh phúc cho người khác, ông vô cảm với nỗi đau của mọi người, vô cảm với 19 năm tù khổ sai của Valjean, vô cảm với nỗi đau và nỗi khó xử của Fantine khi cô đánh người ta.

Javert là 1 con người cực kỳ cố chấp. Ông có niềm tin bất diệt vào luật pháp, vào chân lý “once a thief, forever a thief”. Không gì có thể thay đổi được đức tin của Javert cho đến khi bị Valjean cảm hoá, và hiểu ra việc gì cũng có ngoại lệ, 1 con người ăn cắp bánh cũng có thể trở thành người tốt và mang lại điều hạnh phúc cho người khác. Chính điều này đã đánh 1 đòn đau vào đức tin của Javert, khiến ông trở nên bối rối, đau khổ, lạc đường. Ông đã tự mình phá vỡ đức tin bao nhiêu năm bằng việc tha cho Valjean đi, vì ông tin Valjean là người tốt. Dù vậy, ông vẫn không thể chấp nhận được điều này nên đã tự tử. Hình ảnh Javert rớt từ trên toà thành cao xuống giống như việc luật pháp đã gục ngã, rơi từ đỉnh cao xuống vậy. Hình ảnh ông ngã xuống đập vào thành của đập nước tượng trưng cho việc luật pháp và chính quyền bị bẻ gẫy làm đôi.

Javert khốn khổ, không chỉ vì ông không có tình cảm mà còn vì ông không chịu thay đổi nữa. Khi đức tin của ông bị phá vỡ, ông thà tự tử chứ không chịu chấp nhận sự thật này. Quả thật, ông còn không bằng Valjean, từ 1 người căm ghét xã hội đã trở thành người biết yêu thương, biết giúp đỡ mọi người.


- Fantine: phải nói là Anne Hathaway quá xuất sắc trong vai diễn này. Không thể cầm được nước mắt khi chứng kiến số phận của Fantine.

Anne-Hathaway-in-%E2%80%98Les-Mis%C3%A9rables%E2%80%99.jpg


Fantine ban đầu đẹp quá, tóc dài, màu hạt dẻ. Vì đẹp nên cô đã bị những bà công nhân làm cùng trong nhà máy GATO. Họ tố cáo cô có đứa con riêng, cho dù việc này chẳng ảnh hưởng gì đến hiệu quả công việc của cô, nhưng đó cũng đủ để làm thành cái cớ cho thằng đốc công lợi dụng: hoặc cô ngủ với hắn, hoặc cô mất việc. Trong 1 phút hoảng loạn, cô đã đánh thằng đốc công, và đã bị đuổi khỏi nhà máy. Mất việc, hết tiền, còn con gái phải nuôi, Fantine đã làm tất cả mọi việc để kiếm tiền nuôi con: bán đi mái tóc tuyệt đẹp của cô, nhổ răng đem bán rồi cùng đường phải làm gái điếm. Fantine từ 1 cô gái xinh đẹp hiền lành trở thành 1 cô gái điếm nhơ nhớp với mái tóc bị cắt nham nhở cùng hàm răng không còn nguyên. Vẻ đẹp bề ngoài của Fantine đã mất, ở cô chỉ còn lại vẻ đẹp của tình mẫu tử.

Khi Fantine sau khi bán thân, nằm trong bồn cầu dơ dớp và hát I dreamed a dream, trái tim mình đập loạn nhịp và mình đã khóc không thể kiềm chế được. Fantine hát, và lời hát như những lời trái tim của cô, nhớ về ngày xưa:

“I dreamed a dream in time gone by
When hope was high
And life worth living
I dreamed that love would never die
I dreamed that God would be forgiving
Then I was young and unafraid
And dreams were made and used and wasted
There was no ransom to be paid
No song unsung, no wine untasted”
Fantine mơ về những ngày tháng tuổi trẻ vô lo vô nghĩ, chỉ biết yêu đương. Rồi:
“But the tigers come at night
With their voices soft as thunder
As they tear your hope apart
As they turn your dream to shame”

Người cô yêu đã lừa cô, để cô có mang rồi quất ngựa truy phong. Hắn đã phá vỡ hết hạnh phúc, tuổi trẻ, tương lai và niềm tin của Fantine. Để rồi khi Fantine cùng đường, chẳng còn gì, cô chỉ biết ước:

“I had a dream my life would be
So different from this hell I’m living
So different now from what it seemed
Now life has killed the dream I dreamed.”

Hiện tại phũ phàng vẫn còn đó, chẳng thể thay đổi được gì. Fantine đã không có được 1 cuộc sống này, chỉ mong cô hạnh phúc ở trên thiên đường. Khi cô sắp chết, cô mơ thấy bé Cosette, niềm hy vọng cũng như ánh sáng duy nhất của cuộc đời cô. Cô nhờ cậy Valjean mang lại cho em 1 cuộc sống mới, 1 cuộc sống hạnh phúc mà Fantine đã không thể có.


- Cosette: khi em còn bé, em như 1 thiên thần, lương thiện, đáng yêu và vô cùng trong sáng. Em dường như là thứ duy nhất còn trong sáng thánh thiện giữa 1 xã hội đầy những bất công và lọc lừa. Mẹ Fantine và bố nuôi Valjean đã làm quá tốt nhiệm vụ bảo vệ em khỏi những bất công, lọc lừa và phũ phàng của xã hội.

Không hiểu tại sao Cosette lớn lên có vẻ hơi blonde girl, chắc do Amanda Seyfried trông không được thông minh cho lắm. Ai cũng chê Cosette lớn lên xấu, và ngoài xấu ra thì cô bé hình như cũng không được chú ý nhiều. Mẹ Fantine đã gánh hết những đau khổ thay Cosette rồi, nên em sống rất sung sướng. Tình yêu của em với Marius là tình yêu sét đánh, may cho em là em không yêu nhầm thằng đểu như mẹ em đã từng. Cuộc đời của Cosette là 1 câu chuyện đẹp, chứ không phải 1 câu chuyện hay. Em sống trong sung sướng từ đầu đến cuối truyện, hình như em ngây thơ quá, nên em không nhận ra được những yêu thương và hy sinh mà mẹ và cha nuôi Valjean dành cho em.

Amanda hát cũng không quá xuất sắc so với dàn diễn viên trong phim, nên đất diễn của cô hơi ít, vì thế cũng làm cho nhân vật đã nhạt lại càng nhạt hơn.


- Marius: nhân vật này có vẻ cũng ít điều để nói, ngoài việc anh trẻ trâu và đẹp trai. Mình thấy rõ ràng Marius trông giống Van Persie, mắt sâu, mặt gầy, thế mà chả hiểu sao ai cũng bảo Marius giống Torres (dù ông này điệu chảy mỡ ra).

Chuyện tình yêu của Cosette vs Marius không thể nhạt hơn, chàng thích nàng vì nàng xinh, nàng thích chàng vì chàng đẹp trai. 2 người này đến được với nhau đầu tiên là nhờ em Eponine đáng yêu, và thứ 2 là nhờ Valjean đã bất chấp nguy hiểm cứu Marius. Tóm lại là 2 người này chả ai hy sinh cho ai, chả hiểu sao yêu đương nữa.


- Enjolras: lãnh đạo phong trào, ôi dồi ôi là trẻ trâu. Lực lượng có 1 tí mà đòi đánh nhau với quân đội mạnh như vũ bão. Anh còn mặc áo đỏ nữa chứ, làm mình tưởng con bò tót hiếu chiến, hic.


- Gavroche: mình đã không thích thằng bé này từ khi đọc Tuổi thơ dữ dội. Tại sao mà người lớn lại có thể tung hô 1 đứa bé như thế? Bố mình bảo là do trong thời chiến thì người ta phải lôi những tấm gương của Gavroche, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu ra để làm gương, để nâng cao ý chí chiến đấu của mọi người. Nhưng mà, chẳng lẽ lại dạy trẻ con ham mê đánh nhau, dạy trẻ con thù địch? Như thế có phải là đi ngược lại với tự nhiên không? Chúa đã dạy hãy yêu kẻ thù của mình. Bác Hồ thì nói: “Trẻ con như búp trên cành/Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”. Chiến tranh không phải là lỗi của trẻ con, và trẻ con không có nhiệm vụ gì trong cuộc chiến cả. Tại sao người lớn gây ra chiến tranh rồi bắt trẻ con phải đi liên lạc, đi trinh thám thay bọn họ? Đấy vốn dĩ là nhiệm vụ của người lớn, nhưng vì bọn trẻ con ngây thơ hơn nên khó bị nghi ngờ, thế nên đành bắt trẻ con chịu nguy hiểm vậy.

Đừng tưởng những tấm gương trên là dũng cảm. Thực ra chúng nó còn quá bé nên đã nhầm lẫn giữa sự cao thượng và ngốc nghếch trẻ con (Aziz Nesin). Dũng cảm không phải là không sợ, mà là sợ nhưng bạn vẫn làm (Coraline). Những đứa trẻ ấy còn chưa biết sợ, sao gọi là dũng cảm đây? 1 đứa bé còn bé quá, còn có cả tương lai trước mặt, chúng nó còn phải lớn lên, phải dự lễ tốt nghiệp, phải lấy vợ sinh con, phải tận hưởng cuộc sống, thế thì tại sao lại phải chết thảm do 1 cuộc chiến tranh mà chúng không hề tạo ra? Còn bé quá, nên chúng nó chưa biết sợ chết là gì đâu. Và vì chưa biết sợ chết nên Gavroche mới dám liều lĩnh đi giữa làn đạn như thế, Võ Thị Sáu mới “Ngắt 1 đóa hoa tươi/ Chị cài lên mái tóc”. Người lớn đã không dạy trẻ con biết yêu cuộc sống thì thôi, sao lại nhồi nhét vào đầu chúng nó những tư tưởng như “chết vinh còn hơn sống nhục”, “chết đứng còn hơn sống quỳ” như vậy. Chết thì dễ lắm, sống mới khó. Người lớn ơi xin đừng lừa trẻ con như vậy nữa. Hãy dạy chúng nó biết yêu cuộc sống, yêu sự trung thực, yêu lẽ công bằng và yêu thương mọi người, kể cả kẻ thù đi.

Quay về với nhân vật Gavroche, có thể thấy đây là nhân vật hiếu chiến nhất trong những người làm cách mạng. Xung phong đi hàng đầu, cổ vũ đồng chí đứng dậy đánh nhau, và cả đám cùng chết sạch. Bé như vậy mà không biết sợ chết, thậm chí còn không biết sợ cả xác chết. Không hiểu sao 1 đứa bé có thể hùng dũng đứng xem/tham gia 1 cuộc chiến mà có quá nhiều cảnh đầu rơi máu chảy như vậy. Chẳng lẽ nó không sợ khi nhìn thấy xác anh em, xác bọn lính bên phe đối thủ?

Trẻ con thậm chí còn chưa biết nghĩ đến người khác, có bao giờ Gavroche biết rằng những người lính ấy còn có gia đình, vợ con, họ chết rồi thì người thân sẽ đau lòng lắm. Không. Không. Không và không. Tất cả những gì bọn trẻ con ấy được nhồi vào đầu là cuộc sống khó khăn, và lòng căm thù đối với những người gây ra sự khó khăn ấy. Chúng nó không hiểu rằng, muốn lật đổ 1 chế độ cần nhiều yếu tố, không phải cứ trẻ trâu và dũng cảm giả vờ là được đâu. Chúng nó cũng không biết rằng cái chết là vô nghĩa, thậm chí còn cổ súy cho 1 suy nghĩ sai lầm. Chúng nó cũng không được dạy rằng tất cả mọi người tham gia cuộc chiến, từ cả 2 bên, ai cũng có gia đình người thân, nên cái chết là vô cùng tàn nhẫn và đau khổ. Tại sao, tại sao trẻ con lại được dạy để trở nên ích kỷ, tràn đầy sự căm thù thay vì dạy để yêu thương mọi người? Sau này đẻ con, cho con học ở Việt Nam thì nhất định sẽ không cho học mấy trường Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Kim Đồng. Mấy người này đều chết vì bị lừa, chết vì trẻ trâu và nông nổi. Chết như thế chẳng đáng. Chẳng nên cho con học để mà đi chết theo kiểu của mấy người này.


- Eponine: dễ thương, hát hay, được đánh giá là xinh hơn Cosette lớn =)). Nhân vật này còn cá tính và để lại ấn tượng tốt đẹp hơn so với con búp bê trong lồng kính Cosette.

Hình ảnh Eponine chắn đạn thay cho Marius rồi chết, thể hiện sự hy sinh cao đẹp và tình yêu của cô với người cô yêu, cho dù anh không yêu cô. Eponine còn rất cao thượng khi đưa Marius bức thư Cosette gửi, thực tâm cô mong anh được hạnh phúc bên người anh yêu, cho dù người đó không phải cô.


Nói tóm lại, đây là 1 bộ phim quá xuất sắc. 2 tiếng rưỡi cho 1 quyển tiểu thuyết dày hơn cả dày, như thế là quá ổn rồi. Mọi cung bậc cảm xúc trong phim đều thăng hoa, mang lại nước mắt cho người xem. Phim không có ý nghĩa tổng quát, nhưng đánh giá từng nhân vật, bạn sẽ thấy vẻ đẹp đáng quý và đáng học tập của họ.

1 điều khá vui là Hugo dành cả 1 chương dài miêu tả hệ thống cống ngầm ở Paris, để làm tiền đề chuẩn bị miêu tả cuộc chạy trốn đầy hồi hộp của Valjean dưới đó. Thế nhưng trong phim chỉ có cảnh: Valjean rẽ trái rồi đi thẳng là đến nơi cống đổ ra đập nước, hết ! Chắc Hugo mà xem thì buồn lắm.

Chúc mừng Hugh và Anne đã giành Golden Globe, mình tin 2 anh chị xứng đáng được cả Oscar cho 2 vai diễn quá ấn tượng của mình.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

dung2408

Member
Ðề: Les Misérables (2012): Những người khốn khổ

^ Bạn nên đề cảnh báo cho mọi người rằng bài của bạn spoil phim cực kỳ cực kỳ cực kỳ nhiều _ _!, kẻo lại bị ăn gạch vì làm người ta mất hứng trước khi xem vì biết trước nội dung _ _!
 
Bên trên