[Ngày Xuân] { Câu Chuyện Thư Pháp }

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
Chữ Thư Pháp và Hoa

hoa1.jpg


hoa9.jpg
hoa8.jpg


hoa5.jpg
hoa4.jpg


hoa3_1.jpg
hoa2.jpg


SAM_0656.jpg



 
Chỉnh sửa lần cuối:

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
Các giai đoạn phát triển của nghệ thuật thư pháp


honnonbo4-1.jpg


Thư pháp cũng giống như hôị hoạ của Trung Quốc, đều là bộ phận quan trọng nhất của nghệ thuật truyền thống Trung Hoa. Có thể phân ra làm 3 thời kỳ phát triển của thư pháp. Giai đoạn thứ nhất là thời kỳ Tiên Tần (trước năm 221 trước công nguyên), đây là sơ kỳ của nghệ thuật thư pháp. Giai đoạn thứ hai từ năm 206 trước công nguyên đến năm 907 sau công nguyên, từ nhà Tây Hán đến cuối nhà Đường, đây là thời kỳ chín muồi của thư pháp. Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ thời kỳ Ngũ Đại đến cuối nhà Thanh (năm 907-1911), đây là giai đoạn phát triển có tính độc đáo.


Đời Thương (từ năm 1600 - đến năm 1100 trước công nguyên), sự xuất hiện Giáp Cốt Văn được coi là sự kiện quan trọng trong lịch sử văn tự Trung Quốc, được coi như là văn tự sớm nhất đồng thời là tác phẩm sớm nhất của nghệ thuật thư pháp. Văn tự của Chuông đỉnh văn tương tự như Giáp Cốt Văn nhưng là bước phát triển tiến bộ, nó được xuất hiện trên đỉnh của các đồ đồng cuối đời nhà Thương. Chuông đỉnh văn còn được gọi là Kim Văn. Theo thống kê thời Tây Chu, kim văn đã có hơn 4000 chữ. Vào đầu nhà Chu còn xuất hiện một loại chữ dùng sơn để viết lên các mảnh trúc, gọi là văn tự thằn lằn. Đại Triện là loại văn tự mới xuất hiện sau thời kỳ phát triển của Chuông đỉnh văn. Thạch cổ văn là tác phẩm đại biểu cho loại chữ này.


Đến đời Tần (211-206 TCN), Lý Tư đã cho tổng hợp lại văn tự trong toàn quốc, một loại chữ mới ra đời, gọi là Tiểu Triện. Ngoài Tiểu Triển, lúc này còn một thể chữ nữa do một người tên là Trình Diểu sáng tác ra, gọi là Lệ Thư. Từ Tây Hán đến cuối đời Đường, trải qua hơn 1000 năm, trong giai đoạn này thư pháp và hội hoạ là một, đều được thừa nhận như một môn nghệ thuật với giá trị ngang nhau. Đời Hán, trong thư pháp lưu hành hai thể loại: đó là chữ Triện và chữ Lệ. Suốt đời Hán, Lệ thư chiếm vị trí thống trị, chỉ có các quan lại mới sự dụng. Chữ Lệ tuy xuất hiện ở thời nhà Tần, nhưng chỉ đến đời Hán (206TCN- 220 SCN) mới thực sự phát triển. Đặc biệt trong thời kỳ Đông Hán (25-220 SCN) đã xuất hiện chữ Bát Phân, với đặc điểm là hình dáng của chữ giống hình chữ bát nên được gọi là Bát Phân Thư. Thời kỳ này nhà thư pháp nổi tiếng của thể loại Bát Phân Thư, đó là Thái Ung, với tác phẩm tiêu biểu Hỉ Bình Thạch Kinh.


Thời Tấn (265-420 SCN) trên thư đàn đã có nhiều biến đổi lớn, chữ Chân chiếm vị trí chủ yếu, thể chữ Thảo, Hành là phụ ngoài ra thư pháp thời kỳ này chú trọng về phương diện thưởng thức nghệ thuật. Chữ Chân xuất hiện vào cuối đời Hán, Nguỵ, Tấn. Đó là loại chữ được phát triển trên cơ sở của chữ Bát Phân và Lệ thư . Người sáng tạo là Chung Ưu. Sau đời Tấn, chữ Chân trỏ thành thể chữ mà giới quan lại và dân thường đều sử dụng. Nhà thư pháp nổi tiếng của thể loại này là : Vương Hy Chi với tác phẩm Hoàng Đình Kinh, Lạc Y luận. Người đời tôn vinh ông là Thánh thư. Con trai của ông là Vương Hiến Chi cũng kế nghiệp cha, phát triển phong cách của mìnhh, và cũng trở thành một nhà thư pháp nổi tiếng, ông được gọi là Nhị vươubiểu Hành thư là một hình thức biến hoá của Lệ thư, người sáng tạo là Lưu Đức Thăng. Thể Hành thư xuất hiện sớm nhất là Hành Dã, sau đó mới phát triển thành thể chữ độc lập.
Thảo thư thì phân thành Chương Thảo và Kim Thảo. Chương Thảo do Sử Du sáng tạo ra vào thời Hán Nguyên Đế (năm 48 TCN năm 33 TCN). Tác phẩm của ông có tên Cấp Tựu Chương, được coi như là tác phẩm thư pháp sớm nhất sử dụng lối Chương Thảo. Sau này Trương Chi đã phát triển Thảo thư thành một loại mới: Kim Thảo. Ông được mọi người gọi là Thánh Thảo. Nhà đại thư pháp Vương Hy Chi đã từng nhận xét , trình độ Thảo thư của ông cũng chỉ bằng Trương Chi mà thôi . Do vậy có thể thấy từ nhà Hán đến nhà Tấn, trên lĩnh vực Thảo thư, Trương Chi có một vị trí rất cao, tên tuổi của ông đã gắn liền vơí sự hoàn mỹ của nghệ thuật Thảo Thư. Đời Tuỳ, Tôn Qua Đình, Trưng Nhu, Hoài Tố đều là những Thảo thư m 48 TCN– Nghệ thuật thư pháp đời Đường có thể nói đã đạt đến đỉnh cao. Thời kỳ này xuất hiện nhiều nhà thư pháp nổi tiếng như: Âu Dương Tu, Liễu Công Quyền, Nhạn Trân Khanh, Ngu Thế Nam. Cho đến nay, những tác phẩm truyền thế của họ vẫn được coi là tác phẩm mẫu mực cho những người học thư pháp


Sau đời Đường, trong giới thư pháp những ai muốn nổi danh đều bắt buộc phải phát triển phong cách riêng của bản thân, vì vậy phong cách thư pháp sau đời Đường là giai đoạn phát triển của các phong cách cá nhân. Đời Tống ( 960-1279) xuất hiện những thư pháp gia nổi tiếng, đó là: Tô Đông Pha, Hoàng Đình Kiên, Mễ Nguyên Chương. Đời Nguyên, thì có Triệu Tử Ngang. Ông đã tạo ra một phong cách mới trong nghệ thuật Chân thư. Những tác phẩm của ông có ảnh hưởng rất lớn đến hậu thế. Nhà Minh ( 1368-1644), Thanh (1644-1911), cũng có nhiều nhà thư pháp nổi tiếng như Đổng Kỳ Xương, Văn Chính Minh, Bát Đại Sơn Nhân, Kim Nông, Hà Thiệu Cơ, Trịnh Bản Kiều, Khang Hữu Vi...


Sau khi nước Trung Hoa mới được thành lập nổi lên có các nhà thư pháp tài ba như Quách Mạt Nhược, Triệu Phác Sơ, Trần Thức Lượng, Thẩm Bằng, Tào Dung...




Miu - Theo báo Trung Quốc
 

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
Sự phóng bút trong Thư Pháp.


Trong thư pháp , sự phóng bút rất quan trọng. Công năng phóng bút và cách viết chữ bằng kỹ thuật trau chuốt có gì khác nhau, khác nhau ở chỗ nào?
Người xưa cho rằng: ngay trên điểm đỉnh của nguồn cảm hứng tuôn trào ra đầu ngọn bút . Thời khắc này là thời khắc xuất thần. Tinh thần tập trung cao độ của người thủ bút phát ra khí lực, gọi nó là công năng. Như vậy, phóng bút là cách thể hiện chữ viết rất nhanh không qua ý thức về nghệ thuật.


thea.jpg


Cũng cần nói thêm. thời điểm cảm hứng cao tột của người thủ bút diễn ra rất nhanh và thường ít khi kéo dài, nên những bức thư pháp tựu thành trong giây phút xuất thần rất vắn gọn, thường là một nét bút liên hòan nhau tạo nên thư pháp. Nó luôn hàm chứa một sức sống mãnh liệt. Chính nét đặc thù này mà công năng phóng bút hòan toàn khác xa với công việc viết chữ thiên về kỹ thuật, hay chú trọng về thẩm mỹ. Cung từ ý nghĩa này, chúng ta có thể hiểu rằng, căn bản của thư pháp chính là tâm pháp của người thủ bút.



thoike.jpg



PHÚT THƯ GIÃN CHO NGƯỜI BẬN RỘN QUA THƯ PHÁP
image024aw2.jpg


Nếu việc thư giãn trong khi tập luyện thư pháp còn kén chọn môn chơi, còn giới hạn bởi không gian và thời gian do phải tiếp tục việc tập luyện, thì thư giãn sau khi tập luyện thư pháp sẽ thuận lợi dễ dàng hơn, các bạn có thể chọn bất kỳ hình thức phương tiện thư giãn nào mà các bạn thấy thích thú với môn chơi đó, với hàng chục hàng trăm lọai hình gỉ trí thư giãn để các bạn thỏai mái vui chơi. Nhưng theo chúng tôi, để phù hợp với người luyện tập thư pháp, các bạn nên chọn một số môn giải trí mà khi chơi không vận dụng đầu óc nhiều, đồng thời những trò giải trí này đòi hỏi bản thân nó phải có sự vận động vừa phải để phục hồi các cơ bắp, điều hòa hơi thở và đả thông sự ngưng trệ bế tắc các huyết mạch, các đường kinh lạc...

tph.jpg



Sau một lần tập luyện thư pháp, các bạn có thể áp dụng môn đi bộ, còn gọi là đi kinh hành. Phương pháp thư giãn này cũng giống như phương pháp dưỡng sinh. Khi dừng buổi tập viết, các bạn không nên ngồi tại chỗ, mà cần phải thong thả đứng lên, rồi đi dạo quanh khuôn viên nhà vài ba vòng, nên bước khoan thai nhẹ nhàng. Các bạn nên lưu ý vừ đi vừ kết hợp hít thở sao cho điều hòa , để tâm hồn được thư thái, các bạn đừng bận tâm về công việc luyện tập của mình, cũng đừng suy nghĩ viễn vông.

thuphap5.jpg



Cách thư giãn này cũng gọi là "Phương pháp định tâm điều tức trong tư thế động" . Sau khi thư giãn bằng phương pháp kinh hành này các bạn có thể chọn một trong bất kỳ trò chơi nào bạn cảm thấy thích thú và phù hợp với sức khoẻ của mình.

Tham khảo ý kiến từ nhiều người luyện tập thư pháp chữ Việt tại thành phố SG hiện nay, cho biết là sau một thời gian luyện tập thư pháp, một số môn thư giãn mà nhiều người ưa thích nhất đó là bộ môn đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, uống trà nghe nhạc. Bên cạnh đó cũng có người ưa chuộng các môn đá bóng, bóng chuyền....Những người chon bộ môn này đa số là thanh niên hoặc những thanh niên cơ thể còn tráng kiện ưa vận động.
 

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
THƯ PHÁP & NGHỆ THUẬT

Note: "Hình Ảnh trong Video có nội dung đề cập đến những vấn đề của người lớn, Member cần cân nhắc trước khi xem"

[video=youtube;B3MAamBvx4E]http://www.youtube.com/watch?v=B3MAamBvx4E&feature=youtu.be[/video]

Nhột ơi là nhột !
Cọ ơi là cọ ... !
Chời ơi Chời

"Hú ba hồn chín vía Chời về coi thư pháp"
 

binhhc

Moderator
Cứ Click mouse để cảm ơn chú thôi, chứ còn mới xem phần ảnh, còn các bài bình phải có thời gian thư thả mới ngâm cứu được.
Các môn thể hiện Thư pháp anh thích nhất môn THƯ PHÁP & NGHỆ THUẬT :))
 

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
Nhân dịp Xuân về

Miu xin trình làng vài thiệp Xuân tuyệt đẹp qua Thư Pháp !

thiepxuan078ad.jpg


thiepxuan108fs.jpg


thiepxuan018ou.jpg


thiep2.jpg


thiepxuan030gw.jpg


thiepxuan054pl.jpg


thiepxuan042ph.jpg


thiepxuan080fy.jpg


thiepxuan096sd.jpg


Còn nhiều các bác ợ ... !
 

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
uotmi1.jpg


Còn gặp nhau thì hãy cứ vui


Chuyện đời như nước chảy hoa trôi,

Lợi danh như bóng mây chìm nổi

Chỉ có tình thương để lại đời.




Còn gặp nhau thì hãy cứ thương

Tình người muôn thuở vẫn còn vương,

Chắt chiu một chút tình thương ấy

Gửi khắp muôn phương vạn nẻo đường.



Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi

Bao nhiêu thú vị ở trên đời,

Vui chơi trong ý tình cao nhã

Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời.



Còn gặp nhau thì hãy cứ cười

Cho tình thêm thắm, ý thêm tươi

Cho hương thêm ngát, đời thêm vị

Cho đẹp lòng tất cả mọi người.



Còn gặp nhau thì hãy cứ chào

Giữa miền đất rộng với trời cao,

Vui câu nhân nghĩa, tròn sau trước

Lấy chữ chân tình gửi tặng nhau.



Còn gặp nhau thì hãy cứ say

Say tình, say nghĩa bấy lâu nay

Say thơ, say nhạc, say bè bạn

Quên cả không gian lẫn tháng ngày.



Còn gặp nhau thì hãy cứ đi

Đi tìm chân lý - lẽ huyền vi

An nhiên tự tại - lòng thanh thản

Đời sống tâm linh thật diệu kỳ.

1141702499_cb99e78e7d.jpg


Từ xưa đến nay có muôn ngàn câu thơ lưu luyến qua bao thế hệ.
Nhưng có những câu thơ mà cứ đọc lên ai cũng cảm thấy lòng mình rung động,
xao xuyến, êm ái, nhẹ nhàng, nghe rồi nhớ mãi không quên, vì thơ đã đi thẳng, đi sâu vào lòng người.
Đó là trường hợp của thơ Tôn Nữ Hỷ Khương.


Thơ Tôn Nữ Hỷ Khương đã nói lên được bằng vần điệu
những tâm tư thầm kín của mọi người,
cũng đã cho thấy rõ con người của tác giả,
là luôn coi trọng chữ Tâm:


“Sống trên đời gắng giữ trọn chữ Tâm
và nhất niệm báo ân – đừng báo oán.”


Và cả đời đã sống vì tình,
một thứ Tình Người rộng rãi bao la:


“Trước sau chỉ một chút tình,
Thiết tha, trân trọng để dành cho nhau.”


Khi vui luôn có nhau trong tình tri kỷ.
Lúc buồn cũng có nhau trong tình tương ái tương thân,
nói với nhau những lời yêu thương dịu ngọt,
cho nhau những nụ cười, những niềm vui, những ngọt bùi,
để khi theo quy luật tự nhiên, luật vô thường, mọi vật đều có thể mất đi, thì


“chỉ có Tình Thương để lại đời!”.
Đọc thơ Tôn Nữ Hỷ Khương
 

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
Vũ đạo và thư pháp


Một seri tác phẩm kết hợp vẻ đẹp của Vũ mặc: Vũ đạo và Thư pháp qua sự sắp đặt và thử nghiệm tuyệt vời của nhiếp ảnh gia Đài Loan.

Nghệ thuật tổng hợp theo trường phái multymedia art trong đó 2 yếu tố chính là Vũ đạo và Thư pháp một lần nữa lại được thể hiện một cách trực quan sinh động.

Thể chất, trí tuệ tâm hồn con người luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo, đồng thời cũng là cái đích mà các nghệ sỹ hướng tới.

54633724.jpg
15831064.jpg
40779191.jpg
70280285.jpg
59033690.jpg


50409945.jpg
29131464.jpg
16484244.jpg
56608816.jpg
60342970.jpg


Một cách biểu diễn, một sự trình hiện đầy sáng tạo, rất đáng để tham khảo và học hỏi mở đường cho nhiều hướng đi mới trong nghệ thuật của các thư gia hiện đại Việt Nam.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

ilVietnam

Well-Known Member
Ðề: [Ngày Xuân] { Câu Chuyện Thư Pháp }

Em thì cũng ko hiểu nhiều lắm về thư pháp nhưng nhìn nét chữ độc đáo nhìn cũng thấy thích và cũng vào ủng hộ bác luôn :)
 

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
Chữ mẹ trong nghệ thuật Thư pháp Việt


1300676296minhhoangthup.jpg


Khi nhìn nhận một sự việc chúng ta hay có những động thái rất thực tế như: nhìn sẽ cười, khóc, giận hờn, chăm chú... thế nhưng ẩn sâu trong nó là những điều tế nhị mà chính những người thể hiện nó muốn lột tả cho mọi người xem.Tác phẩm chữ mẹ như trên chính là một minh chứng cho cái liên hoàn trong nét bút, sự uyển chuyển của dòng mực và tính nội tâm thể hiện ra bên ngoài làm cho chình chúng ta cũng phải bàng hoàn trước một kẻ vốn lập dị lại đưa ra một thứ lập dị.

Chữ mang một màu đỏ tươi nhưng lại ẩn ý một dòng chảy, dòng thác, sóng biển đại dương thế màu sắc của nó ảnh hưởng thế nào. Đó chính là cái mà tôi gọi là nội tâm, dòng chảy bên trong lúc nào cũng là cái mà con người gọi là tâm hồn của từng tác phẩm. Vậy sao tôi lại đem chính tâm hồn ra bên ngoài, cái nhìn chưa phải là tất cả, khi muốn bày tỏ một cái gì đó chính chúng ta thường hay bằng những cách nào đó len lỏi vào trong những việc mình làm, những lời mình nói và chính trên đây một tác phẩm tôi thể hiện. Dòng chảy của tự nhiên.

dialongme.jpg


Cái tự nhiên trong bức tranh dần lộ tả khi trong nó chúng ta cảm nhận một mặt trời, một dòng chảy, sóng biển, một hòn đảo, những cánh chim bay... Không gian sao êm đềm nhẹ nhàng và mãnh liệt quá. Trong nó tôi thấy ánh mắt của những người dù bất cứ nơi đâu trên con sống biển, cách xa mặt trời, vi vu trên không trung vẫn muốn về, muốn về hòn đảo sóng biển dồn dập ấy. Phải chăng trong tác phẩm sự sống chính là cái mà họ muốn tổng hợp lại thành một chuổi liên hoàn rồi so sánh, tự nhiên và hiện thực cuộc sống. Tôi vẫn nghĩ cuộc đời như những dòng chảy muôn màu...
Chữ mẹ, một trong những ký tự mà giới Thư Pháp chữ Việt thường hay thể hiện với các cá tính rất riêng biệt của mổi tác giả. Mềm mại nhẹ nhàng, ôm ấp trong vòng tay, che chở con yêu... thế nhưng trong tôi tôi cảm nhận một người mẹ rất khắc nghiệt rất can đảm nhưng cũng rất nhẹ nhàng trong cái kiên cường khi thể hiện nét chữ tôi thấy người mẹ trong tôi không dừng ở mức độ yêu thương mà chính là nụ cười một cách trọn vẹn khi chính những gì người mẹ ấy mong muốn trở về, Trở về chính là ý nghĩa mà trong thâm tâm tôi người thực hiện tác phẩm cứ nghĩ về một người mẹ.
Mong con khôn lớn hình thành tính cách mạnh mẻ như bầu trời, cảm nhận sự lớn dần trong dòng chảy tình thương, có khi giận có lúc vui rồi buồn đâu chốc lát... Khôn lớn là một nụ cười khi thấy sự ổn định qua ánh mắt người mẹ là một khối trưởng thành và chấp cánh bay, phải chăng chu kỳ tình thương là như thế? Không chỉ vậy đâu mà chính bước kết thúc trong ánh mắt chính là sự trở về của những đôi cánh tình thương, nổi mong nhớ, đó cũng chỉ là cảm nhận của riêng tôi, một trong những người con của thế giới mẹ ơi ! ...

tubi-1.jpg


chame3-1.jpg


th7.jpg


200.jpg


haynoidi.jpg


con đã về... !
 
Chỉnh sửa lần cuối:

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
khachve1.jpg


Đời người như chiếc thuyền nan giữa giòng
đời ta như những hạt sương dần tan
đừng là chiếc lá mùa thu
đừng vàng úa với thời gian

đến đây hát ca rộn ràng
đừng như ve cất lời ca u sầu
đừng như tiếng dế nỉ non gào than

vì cuộc sống có dài lâu ?
muộn phiền sẽ cất ở đâu !
đến đây VUI BUỒN CÓ NHAU ....

đừng để đời ta như chiếc lá
rụng rơi về cuối góc trời xa

đừng để thời gian như giông bão
cuốn trôi hạnh phúc đơn sơ

đừng để thời gian như chiếc lá
chờ ngày vàng úa trên đời ta

đến với nhau mở rộng vòng tay
đến với nhau trái tim độ lượng

cho chiếc lá ngừng rơi
cho chiếc lá ngừng rơi

 
Bên trên