Sing (2016) - Sau tất cả... chỉ còn lại tiếng ca

torune

Film critic
sing01.jpg

'Sing' là một bước tiến rất dài của Illumination so với 'The Secret Life of Pets' đồng thời là động thái đáp trả của hãng phim với những khán giả (trong đó có torune) tưởng rằng họ sẽ đi theo lối mòn như đã làm với những sản phẩm trước.

'Sing' có thể không hợp với những fan của các phim hoạt hình thấm đượm triết lý hay tính nhân văn theo cách mà Pixar khéo léo lồng vào, khiến cho khán giả suy nghĩ sau đó rơi vào trạng thái tâm đắc, tấm tắt xuýt xoa. Thay vào đó, 'Sing' rất giản dị trong việc bộc bạch mạch truyện chính, rồi đến từng mạch truyện nhỏ và không ngần ngại hiện diện như một sản phẩm giải trí đơn thuần, nhưng có đầu tư chất xám lẫn đồ họa 3D, chế biến rất vừa vặn cho một gia đình cùng xem vào đêm Giáng sinh.

Khi đem so sánh với các sản phẩm gần đây của Illumination, 'Sing' vượt trội ở chỗ: phim không kể chuyện theo kiểu ráp từng cao trào nhỏ lẻ với nhau để cảm xúc khán giả chạy như một hình sin (tức lên rồi xuống, và lặp lại như vậy) giống như trong 'Minions' hay 'The Secret Life of Pets'. Với 'Sing', hãng phim rất linh hoạt trong việc kéo dài/rút ngắn chu kỳ (từ lúc khởi điểm cho tới lúc lên cao trào). Chưa hết, xen giữa những chu kỳ đó là mạch truyện nhỏ này, đan xen, nối tiếp mạch truyện nhỏ kia, nên việc chuyển cảnh nhường khung hình cho nhân vật rất đa dạng, giữ được hứng thú của khán giả.

Tóm tắt tinh thần của 'Sing', mình gói gọn trong những chữ: 'Sing' là một phim truyền cảm hứng, hơi rập khuôn, nhiều cliché mà Hollywood đã dùng nhưng rất may đã chuyển hết nhân vật (người đóng) thành động vật.

Đúng như quảng bá, 'Sing' tràn ngập âm nhạc, đủ các thể lại từ cổ chí kim cho đến nay. Và với những khán thính giả nghe tạp (như mình), có một cảm giác thích thú không hề nhẹ khi nghe được một bài hát mình từng ưa thích trong một quãng thời gian nào đó. Bởi sở thích cho một bài nhạc gắn liền với một giai đoạn tâm lý của người nghe, nên nói không ngoa, việc 'Sing' nhồi thật nhiều bài hát vào có thể ví như phim đang... thả thính khán giả vậy, trúng vào bài hát ưa thích của người nào đó, mà lại ở những ngày cuối năm giữa tiết trời se lạnh, càng khiến họ dễ cảm thông với phim hơn.

Tưởng chừng như 'Sing' chỉ dùng âm nhạc để thu hút khán giả càng đông càng tốt, mình tiếp tục bị phim xóa bỏ định kiến này. Những bài nhạc cũ thì phim chỉ trích từng đoạn qua hình thức 'thi hát' của các thí sinh. Còn những bài được chọn làm OST chính thì được mix lại. Đặc biêt, tất cả bài nhạc đều có chất lượng rất cao, nên khi nghe trong một rạp phim có âm thanh surround cho cảm giác rất sướng.

Về hình ảnh, phim khiến mình nhớ lại 'Zootopia' và phần nào đó có thể gọi đây là một 'Zootopia phiên bản ca nhạc'. 'Sing' giống 'Zootopia' ở bối cảnh (một thành phố gồm các động vật được nhân cách hóa) và cách sử dụng đặc tính tự nhiên ở mỗi động vật (nhưng 'Sing' vận dụng chi tiết này không nhiều như 'Zootopia'). Một chi tiết trong phần đồ họa làm torune không thể nào quên là cái... rạp hát. Hình như dạo này Hollywood đang có trào lưu 'hồi sinh' lại những rạp hát kiểu cũ (của thời "Roaring Twenties") lên phim (ví dụ như 'Hail,Caesar!' hay vừa mới đây có 'La La Land'). Không hiểu vì sao cái rạp hát (tiêu chuẩn) màu nhung đỏ có lắp bóng đèn vàng lại mang lại nhiều cảm xúc như vậy. Cảm xúc về một thời vàng son, về đỉnh cao của một di sản mà thế hệ sau dù cải biên thế nào cũng không thể với tới được?

Không khó nhận ra studio rất đầu tư trong việc tạo hình rạp hát trong 'Sing'. Giữa thế giới nhộn nhịp của các động vật, cái rạp hát nhẹ nhàng hiện lên, điềm tĩnh, làm chốn nương náu cho những ai nuôi giấc mộng nghệ sĩ ở trong đó. Cũng nhờ cái rạp hát mà có nhiều thông điệp 'gợi suy tư một chút' cho các khán giả lớn lẫn nhỏ được dịp trỗi dậy. Cái rạp do bố của gấu koala xây và cậu chỉ là người thừa hưởng nên không biết trân trọng nó, không biết rằng trụ cột của rạp lại là những người nghệ sĩ. Biến cố với cái rạp giống như một bài học cho gấu koala và là mồi lửa cho động lực start-up (gạt qua sỉ diện) của nhân vật này vậy.

Mình đánh giá cao hai cao trào: giữa phim và cuối phim. Điểm giống của cả hai (như đã chia sẻ trên đây) là lồng truyện nhỏ vô truyện lớn, biến cố nhỏ vô biến cố lớn. Nhưng, cao trào giữa phim hội tụ mọi biến cố lại với nhau, hướng tất cả các 'đồ thị hình sin' xuống một vược thẳm đồng thời là điểm lặng có thể nói ngang hàng với khá nhiều phim của Pixar, tức một khi đã đi xuống thì mọi chuyện, mọi nhân vật đều cùng nhau xuống hết một lượt. Về cao trào cuối cùng, studio rất thông minh khi dùng nhạc của nhân vật/ca sĩ vừa hát làm nền cho những cao trào trong mâu thuẫn của đời sống cá nhân từng nhân vật vừa hát xong. Xin nói thêm, có một phân đoạn làm mình nhớ tới 'King Kong'.

Nhìn chung, 'Sing' là phim hoạt hình rất đáng xem trong dịp Giáng sinh với các khán giả gia đình và cũng dễ thấy là kịch bản phim được điều chỉnh cho hợp với không khí lễ hội này. Nếu 'Sing' ra rạp vào đầu năm hay giữa hè, hiệu ứng 'dành cho khán giả gia đình' có thể kém đi đôi chút. Nhưng trên hết, phim là một bước tiến trong cách xây dựng kịch bản của Illumination - không lặp lại phong cách cũ mà lại thừa hưởng và phát triển từ đó.

Góc "deep": Đoạn đầu phim, lúc gấu koala (nam chính) băn khoăn về chuyện thay đổi hay để rạp chết đi làm mình liên tưởng ít nhiều tới 'sự đổi mới giết chết cái cũ' trong 'La La Land'. Mô hình rạp hát trong 'Sing' khá giống một đoàn tạp kỹ/trung tâm ca nhạc. Giá như trong thế giới động vật của 'Sing' có một đại gia họ nhà ruồi nào đó tài trợ để vực dậy cái rạp này thì hay biết mấy. Mà nếu ông chủ của rạp thỏa hiệp với giới thương gia để bán show thì chắc gì những linh hồn, những tài năng hòa âm phối khí từ thế hệ trước còn gắn bó với rạp nữa... Người hâm mộ chỉ biết thở dài. Sau tất cả... chỉ còn lại những tiếng ca.

Chào tạm biệt, hẹn gặp lại bạn đọc trong những bài review sau (nếu ngoài rạp có phim hay). Cho phép nói thêm dòng nữa, cá nhân mình thấy đợt này ngoài rạp có nhiều phim thú vị hơn mùa hè rồi.

sing02.jpg

torune@hdvietnam
 
Chỉnh sửa lần cuối:

haclua

Active Member
Bác làm mình háo hức quá, vừa mớt đặt vé rồi, cũng phân vân phim này với cả La La Land. Nhưng mà do mình đi xem có 1 mình nên đành chọn phim này cho đỡ gato ^^
 

Arceusium

Well-Known Member
Bác torune review với tốc độ thần thánh này sao tui ra rạp xem cho kịp để mà bàn luận, La La Land còn chưa kịp xem...

Phim này thỏa mãn được tất cả những người yêu âm nhạc dù là fan của thể loại nhạc nào đi nữa ( không tưởng tượng được có ai mà lại ghét âm nhạc nhỉ).

Dàn cast lồng tiếng của phim cực kỳ sáng giá, có thể nói đây là phiên bản phim lễ hội của Mỹ thể loại hoạt hình mới đúng với các cái tên này, nhắc đến đây tiếc cho Collateral Beauty....
 

haclua

Active Member
Phim được nhưng có lẽ chưa đến tầm.
Mình nghĩ là như vậy. Nếu phim chỉ dành cho đối tượng nhóc tì thì có lẽ thế này là đủ, nhưng với một người lớn thì thực sự còn thiếu nhiều điều nữa để trở thành 1 bộ phim hay.
Có thể nói bộ phim mang đầy âm nhạc trong nó, và âm nhạc thực sự hay với những ca khúc tên tuổi. Nếu thế thì tôi chỉ cần nhắm mắt lại, kiếm 1 playlist nhạc rồi bật lên là được. Do đó phim cần có thêm cốt truyện, những sự kiện, những điều dẫn dắt để kết nối tất cả, để mọi thứ thống nhất lại. Nhưng tôi cần nhiều hơn những điều mà phim dsã làm được.
Mở đầu phim là những phần vụn vặt giới thiệu các nhân vật chính. Nó làm tôi nhớ đến Suicide Squad. Nhưng phim này đã làm quá tệ, không một điểm nhấn nào ấn tượng khi các nhân vật được nhắc đến, chưa kể là chuyển đoạn khá thô.
Một số lý giải cho mạch phim cũng không quá thuyết phục. Mình muốn làm rõ hơn tình yêu của con gấu với rạp hát của nó, phải là một cái gì đó để khiến cho con gấu đó không thể nào rời bỏ rạp hát được. Tiếp theo là những con thú còn lại. Tất cả ban đầu đến là vì tiền, một chương trình mơ hồ không đi đến đâu, thế nên tại sao sau khi biết sự thật bọn họ còn quay lại và tiếp tục để hát ở một sân khấu hoang tan, cần làm rõ động lực đi đến quyết định này của tất cả. Bộ phim có nói qua nhưng những điều trên quá nhạt nhoà.
Trong năm nay có 3 bộ phim hoạt hình về các con thú, thì mình thấy phim này là tệ nhất khi không đưa được các đặc điểm riêng của từng loài lên phim. Xem phim mà cảm thấy giống như là người đóng, xem Pets hay là Zootopia ở mỗi loài là một sự riêng biệt, nhìn rất rõ.
Nói chung thì chê thì vậy thôi, mình vốn khắt khe và cầu toàn. Nhưng xem phim cũng tốt, mình được giải trí, được cười , được đắm chìm trong âm nhạc, được cảm nhận một vài bài học nhỏ. Nó là một phim để có thể cả nhà dẫn nhau ra rạp dịp cuối năm ^^
 

torune

Film critic
Mở đầu phim là những phần vụn vặt giới thiệu các nhân vật chính. Nó làm tôi nhớ đến Suicide Squad. Nhưng phim này đã làm quá tệ, không một điểm nhấn nào ấn tượng khi các nhân vật được nhắc đến, chưa kể là chuyển đoạn khá thô.

mình thì lại thích mash-up giới thiệu nhân vật kiểu này, cộng với một chỗ nữa là: các khâu tuyển chọn, công bố kết quả (âm thanh hồi hội), xướng tên... được biên tập giống như một chương trình truyền hình thực tế.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

thich_xem_phim

Active Member
Có những bộ phim rất lạ, dù không hay xuất sắc nhưng vẫn khiến ta thổn thức và phải viết về nó. Như 1 thiếu nữ dù không phải hoa hậu hay siêu mẫu nhưng có 1 nét duyên nào đó ta vô tình bắt gặp khiến ta phải thơ thẩn cả ngày. Vì con người vốn dĩ là loài động vật phi lí trí mà. Và "Sing" là 1 phim kiểu như vậy, chỉ cần 1 khoảnh khắc xuất thần với 1 bài hát kinh điển và 1 khung hình trùng phùng xúc động là đủ để đọng lại trong ta dư âm ngọt ngào ngây ngất.

1 bà nội trợ đầu tắt mặt tối với bầy con, 1 thiếu gia có bà nội giàu sụ nhưng thiếu mục đích sống, 1 nghệ sỹ đường phố hát kiếm sống qua ngày, 1 anh chàng có bố là băng đảng cướp, 1 ca sĩ kiêm nhạc sĩ rock hát phòng trà, 1 cô gái nhút nhát, 1 đứa con với di sản đìu hiu của bố... Tất cả như Benjamin Franklin đã nhận định: "Hầu hết người ta chết năm 25 tuổi. Nhưng mãi đến khi 75 tuổi họ mới được chôn”.

Nhưng rồi một ngày kia “I did it my way”. Để đến lúc cuối đời:

“Và giờ khi đích đến đã rất gần,
Tấm màn cuối cùng của cuộc đời tôi chuẩn bị khép lại
Bạn của tôi ơi, tôi sẽ nói thật rõ
Về những điều tôi đã trải qua
Tôi đã sống một cuộc đời trọn vẹn
Đã đi từng ngóc ngách của con đường
Nhưng trên hết, điều đáng nói là,
Tôi đã sống theo cách của riêng mình..."

Nhân đây chợt nghĩ về di sản. Di sản kiến trúc như rạp hát trong phim dĩ nhiên cần được giữ gìn nhưng quan trọng hơn là giữ được cái hồn trong nó. Dù cái xác vì lí do nào đó không còn nhưng hồn còn thì xây cái xác khác có khó gì. Và đại gia với xuất phát điểm là người giàu văn hóa thì sẽ luôn biết trân trọng những di sản có hồn, còn trọc phú thì chỉ cần "trung tâm thương mại" mà thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

haclua

Active Member
mình thì lại thích mash-up giới thiệu nhân vật kiểu này, cộng với một chỗ nữa là: các khâu tuyển chọn, công bố kết quả (âm thanh hồi hội), xướng tên... được biên tập giống như một chương trình truyền hình thực tế.
Mình muốn nói đoạn mấy phút đầu trước khi con gấu đưa ra ý tưởng hội thi với con dê bạn nó. Khi đó cũng đã chiếu qua các nhân vật một cách rất cụt lủn và rời rạc, kể cả đoạn đầu cuộc thi hát cũng không khoái lắm. Phần giữa và phần sau ổn hơn.
Mình xem phim Âu - Mĩ thấy dường như bao giờ đoạn đầu cũng đuối hơn đoạn sau rất nhiều, cứ bình bình chán chán rồi về cuối mới bùng nổ gay cấn, không như phim Á. Thế nên hồi xưa dẫn gấu xem phim Âu - Mĩ mà hắn không khoái lắm.
 

Garay

Active Member
Phải công nhận phim này là cái kết quá tuyệt vời dành cho dòng phim hoạt hình trong năm nay. Mặc dù đoạn đầu gt nhân vật có hơi miễn cưỡng thật nhưng cũng chẳng thể ảnh hưởng tới những cảm xúc tuyệt vời mà cả bộ phim đã mang lại. Cách xây dựng nhân vật trong phim là một trong những điều tuyệt vời ấy và mình ấn tượng nhất với con gấu koala của chú Matthew và con chuột của ông thần Seth Macfarlane : con gấu thì tự tin đến mức đáng yêu dễ sợ và tạo hình của nó giống y hệt người lồng tiếng cho nó, còn con chuột của Seth thì phải nói là kinh ngạc, ko thể tin nổi, từ một thanh niên đc biết đến với những câu cửa miệng như f*ck, p*ssy, mast*rb*te.... lại có thể trở thành một nghệ sĩ nhạc jazz đầy kiêu ngạo nhưng cũng ko hề kém cỏi. Chung quy lại, tất cả nhân vật đều thể hiện vượt mức mong đợi , tạo nên một tuyệt phẩm mùa Giáng sinh năm nay.

Cá nhân theo mình nghĩ thì phim này nếu ai mà không thường xuyên nghe nhạc us-uk thì cảm nhận về độ hay của phim có thể giảm xuống đôi chút, còn nếu ai mà nghiền us uk thì khỏi nói, vừa xem phim, vừa lẩm nhẩm theo những giai điệu mà mình đã từng thuộc thì chẳng còn gì mà mãn nguyện hơn .
 

Arceusium

Well-Known Member
"Cái rạp do bố của gấu koala xây và cậu chỉ là người thừa hưởng nên không biết trân trọng nó, không biết rằng trụ cột của rạp lại là những người nghệ sĩ"

Câu này torune sai 1000% nhé, ngay từ đầu phim khúc biểu diễn nhạc kịch Broadway ngày xưa của diva Nana Noodleman ( bà nội của bạn thân Moon) đã hớp hồn Moon và nhóc Moon đã thề sẽ trở thành ông bầu showman huyền thoại rồi, đam mê đến mức ba của Moon dùng hết tiền dành dụm cả đời từ việc rửa xe mua lại rạp hát cho Moon nhưng sau này không thành công do thị hiếu thị trường chỉ thích truyền hình thực tế chứ không thích giải trí truyền thống nhạc kịch. Xem không kỹ đoạn cái xô và đoạn rửa xe hay bỏ mất 3 phút dẫn truyện đầu phim vậy?

Còn câu này :"Giá như trong thế giới động vật của 'Sing' có một đại gia họ nhà ruồi nào đó tài trợ để vực dậy cái rạp này thì hay biết mấy. Mà nếu ông chủ của rạp thỏa hiệp với giới thương gia để bán show thì chắc gì những linh hồn, những tài năng hòa âm phối khí từ thế hệ trước còn gắn bó với rạp nữa... Người hâm mộ chỉ biết thở dài."
Mình không hiểu lắm, chẳng phải Moon đã bỏ công sức ra mời bà Nana tỷ phú diva một thời đang chán đời đến xem tổng duyệt show để xin bà tài trợ hay sao ? Và cuối cùng cũng thành công, nhân vật này rõ ràng là lựa chọn tốt nhất rồi, vì bà ta là diva chứ không phải là thương gia ngoại đạo ngoài giới showbiz. Có bà ta làm chủ sở hữu rạp chẳng phải vừa có miếng vừa có tiếng hay sao.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

chitchit2009vn

New Member
"Cái rạp do bố của gấu koala xây và cậu chỉ là người thừa hưởng nên không biết trân trọng nó, không biết rằng trụ cột của rạp lại là những người nghệ sĩ"

Câu này torune sai 1000% nhé, ngay từ đầu phim khúc biểu diễn nhạc kịch Broadway ngày xưa của diva Nana Noodleman ( bà nội của bạn thân Moon) đã hớp hồn Moon và nhóc Moon đã thề sẽ trở thành ông bầu showman huyền thoại rồi, đam mê đến mức ba của Moon dùng hết tiền dành dụm cả đời từ việc rửa xe mua lại rạp hát cho Moon nhưng sau này không thành công do thị hiếu thị trường chỉ thích truyền hình thực tế chứ không thích giải trí truyền thống nhạc kịch. Xem không kỹ đoạn cái xô và đoạn rửa xe hay bỏ mất 3 phút dẫn truyện đầu phim vậy?

Còn câu này :"Giá như trong thế giới động vật của 'Sing' có một đại gia họ nhà ruồi nào đó tài trợ để vực dậy cái rạp này thì hay biết mấy. Mà nếu ông chủ của rạp thỏa hiệp với giới thương gia để bán show thì chắc gì những linh hồn, những tài năng hòa âm phối khí từ thế hệ trước còn gắn bó với rạp nữa... Người hâm mộ chỉ biết thở dài."
Mình không hiểu lắm, chẳng phải Moon đã bỏ công sức ra mời bà Nana tỷ phú diva một thời đang chán đời đến xem tổng duyệt show để xin bà tài trợ hay sao ? Và cuối cùng cũng thành công, nhân vật này rõ ràng là lựa chọn tốt nhất rồi, vì bà ta là diva chứ không phải là thương gia ngoại đạo ngoài giới showbiz. Có bà ta làm chủ sở hữu rạp chẳng phải vừa có miếng vừa có tiếng hay sao.
Bác chủ chỉ nhầm chi tiết về rạp hát do bố của gấu koala rửa xe đến rụng hết lông (thật sự xúc động) mua thôi. Còn 2 ý đại gia ruồi vs thoả hiệp vs thương gia thì bác ấy đang đá xéo
 

torune

Film critic
"Cái rạp do bố của gấu koala xây và cậu chỉ là người thừa hưởng nên không biết trân trọng nó, không biết rằng trụ cột của rạp lại là những người nghệ sĩ"

Câu này torune sai 1000% nhé, ngay từ đầu phim khúc biểu diễn nhạc kịch Broadway ngày xưa của diva Nana Noodleman ( bà nội của bạn thân Moon) đã hớp hồn Moon và nhóc Moon đã thề sẽ trở thành ông bầu showman huyền thoại rồi, đam mê đến mức ba của Moon dùng hết tiền dành dụm cả đời từ việc rửa xe mua lại rạp hát cho Moon nhưng sau này không thành công do thị hiếu thị trường chỉ thích truyền hình thực tế chứ không thích giải trí truyền thống nhạc kịch. Xem không kỹ đoạn cái xô và đoạn rửa xe hay bỏ mất 3 phút dẫn truyện đầu phim vậy?

Còn câu này :"Giá như trong thế giới động vật của 'Sing' có một đại gia họ nhà ruồi nào đó tài trợ để vực dậy cái rạp này thì hay biết mấy. Mà nếu ông chủ của rạp thỏa hiệp với giới thương gia để bán show thì chắc gì những linh hồn, những tài năng hòa âm phối khí từ thế hệ trước còn gắn bó với rạp nữa... Người hâm mộ chỉ biết thở dài."
Mình không hiểu lắm, chẳng phải Moon đã bỏ công sức ra mời bà Nana tỷ phú diva một thời đang chán đời đến xem tổng duyệt show để xin bà tài trợ hay sao ? Và cuối cùng cũng thành công, nhân vật này rõ ràng là lựa chọn tốt nhất rồi, vì bà ta là diva chứ không phải là thương gia ngoại đạo ngoài giới showbiz. Có bà ta làm chủ sở hữu rạp chẳng phải vừa có miếng vừa có tiếng hay sao.

Gấu koala chỉ tôn diva cừu làm thần tượng thôi. Còn sự trân trọng mà gấu dành cho người bố và rạp phim (trước biến cố) nó thuộc thề tiềm thức vậy, giống cách mà chúng ta yêu thương bố mẹ mình. Mãi tới biến cố thì gấu mới thấm thía đượccông sức mà cha mình làm ra.

Chuyện con ruồi thì mình ám chỉ ca sĩ của 'thành phố về đêm'. Còn chuyện nhạc sĩ phối khí thì đá sang ekip 'châu á'
 

tuanbim

Member
có ai thấy kết cục của chuột Mike khá cụt ngủn ko, tưởng sau đó còn after credit để nói rõ cuối cùng ko có gì hết o_O
 

torune

Film critic
có ai thấy kết cục của chuột Mike khá cụt ngủn ko, tưởng sau đó còn after credit để nói rõ cuối cùng ko có gì hết o_O

Mình lại thích kết thúc (mở) này. Cuộc đời của mike là một chuỗi ngày lên voi xuống chó. Nó cũng giải thích vì sao mike có tài năng của một nghệ sĩ nhưng lại vẫn là kẻ hát rong. Nếu bản tính của mike hiền lành hơn thì cậu đã an phận ở một rạp hát nào đó trước moon theatre rồi
 
Bên trên