Sucker Punch (2011) : trận chiến hoang tưởng trong thế giới hoang tưởng của kẻ hoang tưởng

wu153

Member
Ðề: Sucker Punch (2011) : trận chiến hoang tưởng trong thế giới hoang tưởng của kẻ hoang tưởng

ủa? vậy là sao ? xem xong tức gần chết ! hơn cả tiếng đồng hồ :))
 

Huytroc

Active Member
Ðề: Sucker Punch (2011) : trận chiến hoang tưởng trong thế giới hoang tưởng của kẻ hoang tưởng

Mình nghĩ film này dành cho tụi "đập đá".
"Ủa? Vậy là sao":-? đó là do đang xem thì ngủ gậtI-)
 
Ðề: Sucker Punch (2011) : trận chiến hoang tưởng trong thế giới hoang tưởng của kẻ hoang tưởng

nghe mấy bác nói film này hiệu ứng kĩ xảo tốt định down về xem, mà nhiều bác lại nói nội dung dở, mà chắc là vậy. Chắc phải xem xét lại có nên down không. Mình nhớ có lần chị Khả Nhi có nói đến nhân vật hành động có nên là phụ nữ không, film này không những 1 mà tới 5 girl hành động :))
 

hoangsilk

New Member
Ðề: Sucker Punch (2011) : trận chiến hoang tưởng trong thế giới hoang tưởng của kẻ hoang tưởng

Em tải về rồi mà chẳng Có Time Thưởng thức Qua....
 
Ðề: Sucker Punch (2011) : trận chiến hoang tưởng trong thế giới hoang tưởng của kẻ hoang tưởng

Hiểu đc mỗi nhân vật chính còn thêm 4 hay 3 cô kia chẳng để làm gì, đoạt kết nói lại lúc đầu ôi đếc hiểu
 

Cara

Active Member
Ðề: Sucker Punch (2011) : trận chiến hoang tưởng trong thế giới hoang tưởng của kẻ hoang tưởng

Zack Snyder chủ đạo về hình ảnh tuyệt đẹp và slow motion không thể bắt chước sao cho giống. Với lại, nhân vật xuất hiện mà cứ như tranh vẽ, các em gái thì eo tí teo, mắt to thật to, mi rậm thật rậm, tóc tai cực đẹp dù mới bị khè qua lửa xong haha ... y chang manga Nhật thôi.
Phim này coi cũng được, giải trí tốt phết. Không muốn suy nghĩ gì, vì suy nghĩ chẳng ra cái gì. Em vừa xem vừa chat, đoạn nào oánh nhau thì dí qua màn hình xem, thế mà thấy được phết, không ngủ gục như cái Priest kia hehe ... đúng là một thế giới hoang tưởng, vậy thì cứ hoang tưởng những gì không thật sẽ chấp nhận được nó ngay.
 

conheomap

Member
Ðề: Sucker Punch (2011) : trận chiến hoang tưởng trong thế giới hoang tưởng của kẻ hoang tưởng

Hiệu ứng hình ảnh trong phim rất tốt,mấy cảnh chiến đấu coi cũng đã mắt.Âm nhạc, hiệu ứng âm thanh cũng hay. mấy em girl rất hot.Tất cả chỉ đc có vậy.Kịch bản tệ quá xá, chán phèo.Khai thác những trận đánh của mấy em girl nhàm quá, cứ mội điệu nhảy là một trận lặp đi lặp lại (chắc cha đạo diễn chỉ nghĩ ra đc bấy nhiêu).Phim lúc đâu 5 em girl, phút cuối tự nhiên còn 4, và kết thúc còn 1 em mà kô phải là em chính nữa.Kô hiểu gì luôn. Lời thoại làm xàm đọc muốn đỏ mắt mà chả thấy câu nào cho ra hồn.
 

khanhnam82

Active Member
Ðề: Sucker Punch (2011) : trận chiến hoang tưởng trong thế giới hoang tưởng của kẻ hoang tưởng

The Last Airbender version 2! :)|
 

hunghuyen288

Active Member
Ðề: Sucker Punch (2011) : trận chiến hoang tưởng trong thế giới hoang tưởng của kẻ hoang tưởng

Đã coi xong và cảm thấy chẳng hiểu gì.....Được mỗi cái đánh đấm..............
 

sniper6868

Active Member
Ðề: Sucker Punch (2011) : trận chiến hoang tưởng trong thế giới hoang tưởng của kẻ hoang tưởng

Vừa down được bảng rip 1080p, xem được 15 phút, hình ảnh đẹp, nhạc quá hay, âm thanh thuộc loại khủng, vậy là quá đủ cho một phim giải trí, mai sẽ down bản full bluray để xem ânh thanh khủng cỡ nào . . . . :-bd
 

firestork

Member
Ðề: Sucker Punch (2011) : trận chiến hoang tưởng trong thế giới hoang tưởng của kẻ hoang tưởng

Phim này xem giải trí tốt mà các bác, đánh nhau hoành tráng, nhạc phim sướng tai, gái đẹp, bướm bay tung hoành :-bd. Còn khi xem trailer thì đã biết nó chẳng có nội dung rồi, mà có ẩn ý gì thì cũng không cần xem lại vì diễn xuất quá tệ :)).
P/s: Xem bản ex hay hơn bản thường.
 
Ðề: Sucker Punch (2011) : trận chiến hoang tưởng trong thế giới hoang tưởng của kẻ hoang tưởng

Mình copy bài này bên gamevn
Thấy cũng rất hay. mọi người nên đọc
Mã:
http://forum.gamevn.com/showthread.php?832323-Tu-Sucker-Punch-noi-chuyen-Mainstream-vs-Cult-The-Case-For-Success-Incubators
Bài gốc ở đây: Mainstream vs. Cult: The Case For Success Incubators

Tớ dịch và lược bỏ bớt một số đoạn cảm thấy hơi dài dòng và thừa.

sucker-punch-banner-wallpaper.jpg



Trước khi đi vào dịch bài của tác giả thì tớ muốn nói qua 1 chút về mainstream (dòng chảy chính thống - từ giờ xin được để nguyên từ này cho ngắn gọn) và Cult (hình như không có từ tiếng Việt tương đương lol). Đại loại, nếu như những phim mainstream thì nổi tiếng, được nhiều người biết đến hay gắn liền đến cái gọi là thương mại thì Cult hoàn toàn mang nghĩa ngược lại, nó lan truyền và được tung hô trong 1 số nhóm người xem/fan nhất định gọi là Cult-Follower.
Dĩ nhiên định nghĩa này chỉ mang tính 1 chiều bởi không phải phim nào có tính chất như vậy thì đều là Cult cả. Thường thì ta thấy những phim mainstream của Mĩ thì có hậu thuẫn lớn về mặt tài chính của các hãng phát hành nên nó sẽ nhận được sự phối hợp từ các nhánh khác của chính hãng đó như quảng cáo trên truyền hình, trên báo, radio... Còn Cult, có lẽ nó thiên về nghệ thuật hơn, thiếu vắng sự hỗ trợ của các tay to, và đôi khi là độc lập trong sáng tạo nghệ thuật, độc lập trong tài chính nên con đường này khó khăn hơn rất nhiều. Nhưng vẫn có những ngoại lệ, khi đó những phim Cult vượt ra khỏi phạm vi nổi tiếng thường thấy của nó và ta vẫn hay gọi nó bằng cái tên Cult Classic.

Bài viết này nói về phim ảnh, mà lại không phải. Chịu khó đọc đến cùng nhé.

Những bộ phim nào có thể dạy cho ta về các sản phẩm nhắm đến thị trường đại chúng vs. những sản phẩm mang tính đột phá?

Citizen Kane, Dr. Strangelove, 2010, Reservoir Dogs, Memento, Pulp Fiction, Boondock Saints, The Machinist, Kill Bill, Fight Club, 300, Eyes Wide Shut, Moon, và giờ là Sucker Punch.
Những bộ phim này có điểm gì chung? Để tôi nói cho bạn hay: nó được yêu thích và cũng bị ghét. Mặc dù một trong số đó đã hòa được vào dòng chảy chính thống (trong một số trường hợp phải mất nhiều năm sau khi ra rạp), thì nhiều phim đã thất bại trong việc tiếp cận khán giả khi lần đầu ra mắt. Như thế, khi đem so sánh với những bộ phim chắc chắn sẽ thành bom tấn như Transformers, Spiderman 2, Shrek 3, Terminator 4, hay Fast Five - một mô hình thành công mới ở Hollywood: thương hiệu sẽ mang lại doanh thu, ngay cả khi nó thường xuyên biến một ý tưởng độc đáo/nguyên bản thành một cái vỏ rỗng nhàm chán đến kinh khủng.

Dù sao thì sự thật được thể hiện qua những con số không biết nói dối, đó là càng đơn giản thì càng mang lại sự chắc chắn. Thương hiệu vẫn chơi được.

Các bản làm lại, các phần tiếp theo và các kiểu phim kết hợp đồng nghĩa với việc cháy các quầy vé.

Biết bao nhiêu các siêu anh hùng trong truyện tranh của Marvel và DC là đề mục chính cho các trường quay ngày nay? Spiderman, Batman, Superman, Thor, Captain America, The X-Men và Wolverine, Jonah Hex, Ironman, Hulk, Green lantern, Daredevil, The Losers... Và danh sách này vẫn tiếp tục ngày một dài ra. Transformers và G.I.Joe cũng không thoát ra nổi khỏi cái "bình mới rượu cũ" - những biểu tượng văn hóa đại chúng thuở ấu thơ. Charlie’s Angels, Starsky & Hutch, The A-Team, Mission Impossible, Green Hornet và hàng loạt những bộ phim truyền hình "kinh điển" khác cũng được trải thảm đỏ ở Hollywood vì những lí do quá rõ ràng: Những cái tên quen thuộc kiếm ra tiền. Cứ hỏi bất kì ai có liên quan đến thế giới của Harry Potter thì biết. Hoặc là Shrek, Star War hoặc Toy Story. Thật ra thì hãy hỏi bất kì một nhà sản xuất phim bây giờ xem xin tiền để làm một phần tiếp theo hay xin tiền cho một ý tưởng nguyên gốc chưa được kiểm chứng dễ hơn.

Hiện thực kinh doanh là thế: có tiền là có tất. Tỉ lệ hoàn vốn đầu tư, cho dù gì đi nữa, cao hay thấp thì cũng cần một quân át chủ bài: sự sáng tạo hoặc cân nhắc đến trải nghiệm của khán giả khi xem xét đến việc đầu tư cho một dự án. Mỗi một ngành công nghiệp đều có những mô hình thành công đã được thừa nhận - thứ mà nhiều người đã cố gắng vượt qua khỏi vùng tiện nghi đó, vượt qua sự trì trệ, và cái sự trì trệ này chính là status-quo - thứ chiến lược kinh doanh an toàn đang giúp những nhà phát hành phim giữ vững vị trí như hiện tại. Tỉ lệ hoàn vốn đầu tư là một nhân tố then chốt (và thường là nhân tố trung tâm) trong các quyết định đầu tư, nhưng bản thân nó không phải là vấn đề ở đây. Vấn đề là ở cái niềm tin mù quáng vào "những thứ chắc chắn thành công". Chính là những mô hình đã được thừa nhận. Phần tiếp theo ngu si của một phim bom tấn hoặc một kịch bản chuyển thể quá công thức từ truyện tranh, thế là xong một vụ làm ăn. Chính là nó kèm các chi phí liên quan và sự sống còn mang tính lâu dài hay suy rộng ra đó là lợi nhuận lâu dài.

Coi ngành công nghiệp điện ảnh là nền, ta có thể giải thích được tại sao không một studio, đạo diễn hoặc diễn viên nào có thể thành công nếu như họ chỉ tập trung vào sản xuất những phim mang tính đột phá hoặc chỉ sản xuất những phim trông chờ vào mấy thương hiệu nhạt nhẽo. Muốn thành công trong ngành công nghiệp điện ảnh (cũng như bao ngành công nghiệp khác), ta phải biết cân bằng cả hai. Nếu không tất sẽ bị lãng quên như một cái máy in tiền hoặc kết thúc như một kẻ làm phim lập dị và kì cục. Ví dụ, nếu bạn là Daniel Craig, bạn sẽ chỉ thoát khỏi việc đóng Bond nếu như vẫn tham gia đều đặn vào các dự án kiểu như Layer Cake hay Flashbacks of a Fool. Còn nếu bạn là Johny Depp, bạn không thể gây dựng sự nghiệp nếu chỉ dựa vào mấy phim như The Libertine, From Hell, Chocolat nếu như không đóng Alice in Wonderland hay Pirates of the Caribbean.

Steve Jobs đã có thể chỉ bám vào thương hiệu của mình: máy tính và phần mềm. Thay vì thế thì ông ta đánh cược vào Ipod, Iphone và Ipad và nó đã mang lại kết quả. JJ Abrams có thể đã chỉ chơi với phim truyền hình nhưng ông ấy không làm thế. Kết quả ra sao: một sự kích thích "cult-like" cho các dự án lớn mà ông ta tham gia sản xuất. (Super 8 sắp ra rạp). Steven Pressfield, đã quyết định nối tiếp The Legend of Bagger Vance (một cuốn sách nói về golf) bằng Gates of Fire, một thiên sử thi về người Sparta ở trận Thermopylae, đi ngược hẳn những gì ông đã từng làm, đi ngược lại cái mô hình thành công đã được thừa nhận trong giới xuất bản: Ông ta chuyển chủ đề. Dù thành công, nhưng vào thời điểm đó, giới chuyên nghiệp đã cảnh báo ông ta đang đi ngược lại dòng chảy hiện thời - một điều họ cho là một bước đi tồi.

Bài học ở đây là: thành công không chỉ là vấn đề của sự lặp lại. Thành công là một quá trình của sự sáng tạo thông qua những thử nghiệm. Trước khi bạn có được một thương hiệu thì bạn phải cho mình cơ hội để mua nó hoặc tạo ra những thứ cơ bản cho một thương hiệu trước đã. Mua thì đắt đỏ và có giới hạn. Sáng tạo thì mạo hiểm hơn, nhưng những gì thu lại được thì vô hạn.


shrek3wallpaper800.jpg



Gieo những hạt giống thành công trong mainstream: hãy đầu tư cho những con gà đẻ trứng vàng

Thành công trong mainstream không có gì là sai trái cả, dù là trong giới điện ảnh, phim truyền hình, sách, âm nhạc, game, xe hơi, quần áo hay là đồ điện tử. Không nhất thiết bộ phim nào cũng phải làm ta thay đổi hoặc khiến ta thấy đặc biệt hay. Ngay cả những phần tiếp theo ngu si với những kiểu hài nhẹ nhàng mang tính giải trí cũng có chỗ đứng của nó, đặc biệt là nếu dựa theo vai trò của nó trong vòng quay thu lợi nhuận - nó tạo điều kiện cho các dự án mang tính thử nghiệm: thành công đem lại lợi nhuận lớn, lợi nhuận bơm đầy ngân sách và tạo điều kiện cho những sản phẩm và dự án mang tính thử nghiệm được chi tiền.

Những dự án mang tính thử nghiệm, nói dễ hiểu là, tài năng và các phòng thí nghiệm. Nói cho đúng hơn thì chúng là những con gà đẻ trứng vàng. Với vai trò như vậy nên chúng không nằm trên cùng một mặt phẳng khi đem so với các phim bom tấn về mặt kết quả đạt được cũng như là về sự mong đợi. Đừng quên là trước khi Shrek trở thành một thương hiệu thì nó cũng chỉ là một dự án mang tính thử nghiệm. Một ý tưởng nguyên gốc. Một cuộc đánh cược.

Ngay cả trong thế giới của những thành công về mặt thương mại, những loại sản phẩm khác nhau sẽ đem lại những kiểu kết quả khác nhau. Những bộ phim dành cho các khán giả thuộc phân khúc nhỏ với yêu cầu đặc biệt (Niche audiences), không chỉ là những con gà đẻ trứng vàng mà còn là những sản phẩm đi đầu cho một phạm vi thị trường hẹp (và sâu) - những người có hứng thú với chất lượng và sự khác biệt tinh tế hơn là số lượng và ồn ào rầm rộ. A Single Man của Tom Ford là một bộ phim xuất sắc (đặc biệt là với một phim đầu tay) nhưng không thể trông chờ nó mang lại thành công (về mặt doanh thu) như của Sex And The City hay ví dụ như cả Ironman 2.

Xét đoán theo vẻ bề ngoài khá bất ngờ với những bộ vét chật căng và cặp kính kiểu Michael Caine trên thảm đỏ sau khi ra mắt bộ phim, nó không những gây ấn tượng cho khán giả mà còn tác động cả đến cách ăn mặc và phụ kiện của nam giới sau khi được chứng kiến. Cứ thử so sánh diện mạo của Colin Firth trong phim với cặp kính của Sam Worthington tại Oscar vài tháng sau xem. (nơi mà những bộ phim của Ford đã vài lần được đề cử Academy Award)

singleman.jpg


sam-worthington630x315-e3.jpg


Kì lạ quá phải không? Đôi khi ảnh hưởng của một bộ phim hay một sản phẩm mà giá trị của nó đối với công ty dám mạo hiểm tài chính để thực hiện còn vượt quá những cân đo đong đếm tiền nong. Nếu là một nhà sản xuất phim hoặc là giám đốc điều hành, đôi khi bạn phải có tầm nhìn vượt qua những lời lãi trực tiếp. Bạn phải chịu lùi một bước, không những để nhìn thấy toàn cảnh mà để thấy cả những gì ngoài cái "toàn cảnh" nữa.

Những gì dễ đạt được thường vẫn chiếm phần tiện nghi: thử để phần tiếp theo của Batman cạnh một kịch bản hoàn toàn mới và chưa có một chút thương hiệu xem, ta sẽ thấy doanh thu phòng vé như một điều tất yếu: những thương hiệu bom tấn quen thuộc thường thắng. Những tay sản xuất phim ở Hollywood biết điều đấy. Các hãng phát hành cũng biết điều đấy. Chủ các rạp phim cũng biết vậy.

Lịch sử cho thấy, Michael Bay, Steven Spielberg và Chris Nolan có "nghệ thuật chào hàng" tốt hơn là những cái tên David Fincher, Zack Snyder hay thậm chí là cả Quentin Tarantino. Thế nên phim của những đạo diễn ở vế trước đa phần phát hành vào mùa hè, trong khi những phim của các đạo diễn ở vế sau thường phát hành vào mùa thu, mùa đông hoặc mùa xuân. Tôi cũng chả có mấy hứng thú với sự chênh lệch về tỉ lệ ăn chia với rạp giữa phim của Micheal Bay và phim của David Fincher.

Với phim nghệ thuật và "phim nước ngoài" (ví dụ như The King's Speech) cũng thế thôi, cũng có sự khác nhau một trời một vực giữa những phim bom tấn-thương hiệu với những canh bạc - những phim mang tính thử nghiệm. Nó phục vụ một lượng khán giả nhất định với một ý tưởng nguyên gốc hơn là những thứ "ăn bánh trả tiền" thông thường. Những đạo diễn như Steven Spielberg, James Cameron, Alfred Hitchcock, Francis Ford Copolla, Stanley Kubrick, hay thậm chí cả Luc Besson (cái thời ông ta vẫn còn làm phim chất lượng) đã mang đến cho chúng ta những bộ phim mang tính "cult classic" như A Space Odyssey, ET, Jaws, Schindler’s List, Terminator, Avatar, The Fifth Element, Psycho, North By Northwest, The Godfather, Apocalypse Now,Nikita.

Cũng đáng để nhắc đến Nikita của Besson vì nó đã truyền cảm hứng cho bản làm lại của Mĩ và hai bộ phim truyền hình khác nữa, vẫn kiếm tiền sòn sòn cho dù đã là hai thập kỉ sau cái ngày nó đổi mới cả một dòng phim trên màn ảnh rộng. Cái thẩm mĩ về mặt kĩ thuật của Kubrick trong 2001: A Space Odyssey vẫn còn gây ảnh hưởng lên những phim sci-fi ngày nay, và có lẽ là trong nhiều thập kỉ nữa. Giống như phần lớn các tác phẩm của Spielberg, nhiều bộ phim của Cameron đã mang lại lợi nhuận phòng vé khổng lồ cho dù chúng không dựa trên một thương hiệu có sẵn nào. Hay Tarantino đã gây dựng sự nghiệp của mình hoàn toàn nhờ những phim nguyên gốc*** , cho dù không phải tất cả đều ăn sâu vào trong tiềm thức của nền văn hóa đại chúng. Trước khi họ trở thành những cái tên lớn trong dòng chảy chính thống, họ là những nhà làm phim mang tính "cách mạng". Những kẻ phá luật. Nổi loạn. Những nhân tố bất ngờ.

Khi Tim Burton, Chris Nolan hay David Fincher không bị bắt buộc làm những thứ ăn chắc như Sleepy Hollow, Alice in Wonderland, Batman hay là Alien thì họ sẽ mang đến cho chúng ta những bộ phim hoàn toàn nguyên bản như Edward Scissorhands, The Nightmare Before Christmas, Mars Attacks, Memento, The Prestige, Seven, hay Fight Club. Copolla, Kubrick, Besson, Hitchcock và Spielberg cho tới ngày nay vẫn là một trong những đạo diễn có ảnh hưởng nhất mọi thời đại, và những phim được ca ngợi nhất không nhất thiết phải thành công nhất trên quầy vé của họ. Burton, Nolan, Fincher và Tarantino là một trong số những thế hệ làm phim tương lai sẵn sàng bỏ rất rất nhiều thời gian để học hỏi và thi đua với nhau. Ảnh hưởng của họ không phải đến từ doanh thu phòng vé mà bởi vì họ đã thay đổi, làm mới những dòng phim có sẵn hoặc sáng tạo ra một cách dẫn chuyện hoàn toàn mới. Những đóng góp thực sự của họ cho giới điện ảnh không phải là những con số mà là CÁI NGUYÊN GỐC.

.....

***Thực ra tác giả có nhầm chỗ này, vì Quentin cũng "thừa nhận" Kill Bill chịu nhiều ảnh hưởng và lấy cảm hứng chính từ Lady Snowblood (1973) của đạo diễn Toshiya Fujita






fight-club-poster-image-31000.jpg


Cái giá của việc đi tiên phong thường là sự khinh rẻ, chỉ trích và thái độ thù địch: Những người đi đầu không nên mong đợi sự khen ngợi của mainstream...vội

Khi tác phẩm chuyển thể Fight Club của David Fincher từ tiểu thuyết cùng tên của Chuck Palahniuk ra rạp, nó đã bị giới phê bình đánh gục. Bị xé ra thành từng mảnh. Nếu bạn vào Rottentomatoes.com và xem rating cũng như là bình luận thì bạn sẽ chỉ thấy những con số rất tích cực như thanh tomatometer 81% hay tổng rate của người xem là 95%. Nhưng vào năm 2000, viễn cảnh lại không được tươi sáng cho lắm. Khi đó, Fight Club là một trong những phim có số điểm thấp nhất trên đây. Người ta bảo nó là ngu đần và bạo lực một cách thừa thãi. Phần lớn bình luận là như này đây:

"Một mớ hổ lốn, một ý tưởng nguy hiểm được thể hiện bằng một thủ pháp cay độc" – Nitrate Online

.....

Bạn hiểu rồi đấy. Bị đập phát chết luôn. Có phải vì Fight Club quá dở? Có phải vì nó dựa trên một cuốn sách dở không? Cả hai đều không phải. Và hơn một thập kỉ sau, việc nó bị mainstream loại bỏ ra trở nên thật kì quặc và lỗi thời. Chẳng qua là khi mới ra đời thì nó chưa đủ "mainstream", hay nói đúng hơn nó sinh ra không phải để trở thành "mainstream".

Bộ phim này, cũng như cuốn sách, nó chưa bao giờ được sinh ra để hấp dẫn hàng triệu người hâm mộ của Friends hay Seinfeld rủ nhau đi xem cùng gia đình vào một tối thứ sáu. Mục đích của nó hoàn toàn ngược lại: những khán giả sâu sắc, không cần nhiều, như những phim A Single Man, Black Swan, Memento, Pulp Fiction, Watchmen hay Edward Scissorhands. Đôi khi, những nhà làm phim quay sang làm những thứ mà họ biết nó chỉ hấp dẫn với những người hâm mộ của một dòng/phong cách phim nhất định, một số lượng người hâm mộ trung thành nhỏ hẹp. Họ cũng biết cái giá phải trả đó là: tiền và sự chấp nhận của đám đông. Nhưng nếu họ không làm thế, tất cả những gì còn lại chỉ là những gói hàng với nội dung nhai nhái nhau. Chúng ta còn phải xem bao nhiêu phần tiếp theo của Rocky, Rambo, Shrek, Spiderman hay Kung-Fu Panda thì não bắt đầu có nếp nhăn như nho khô?

.....

Hiểu rằng nỗi ác cảm với sự rủi ro tạo điều kiện cho sự trì trệ phát triển vẫn là chưa đủ. Để có thể làm được gì đó, bạn cũng cần phải hiểu rằng, vì quá mong đợi mỗi dự án sẽ thành một quả bom tấn thành công cũng góp phần tạo ra và khiến cho nỗi ác cảm rủi ro này gia tăng.

Nhớ lại những gì chúng ta đã khẳng định ở đoạn đầu: giữ vững sự cân bằng giữa Cult và mainstream là yếu tố quyết định để có thành công lâu dài. Chỉ cần quá nghiêng sang một phía thì cán cân này sẽ sụp đổ.


Baby-Doll-in-Sucker-Punch-1024x768.jpg


Sự nguy hiểm của việc phán xét một phim cult hoặc một dự án mang tính thử nghiệm như thể chúng là sản phẩm dành cho đại chúng

Khi tôi lần đầu tiên xem trailer Sucker Punch của Zack Snyder, những gì tôi thấy đó là: một phim cult. Hình ảnh và phong cách thể hiện rõ sự vinh danh cho một thể loại đặc thù của văn hóa đại chúng: đó là anime của Nhật, là steampunk*, là dieselpunk**, là heroic fantasy, là truyện tranh và cả game nữa.


Tớ chú thích một chút: Steampunk và Dieselpunk là một trong mấy nhánh khác nhau của Cyberpunk - một thể loại khoa học viễn tưởng, nó tập trung vào mảng công nghệ cao đi chung với những biến cố lớn hoặc những thay đổi cấp tiến trong trật tự xã hội.
Có thể đọc thêm ở đây: Cyberpunk derivatives - Wikipedia, the free encyclopedia

* Steampunk: Phong cách cổ điển của thế kỷ 19 (1820-1910), một trong những nhánh đáng chú ý nhất của cyberpunk concept, là sự giao thoa của công nghệ và sự lãng mạn, nơi mà các thiết bị tiện ích điện tử được kết hợp giữa quá khứ và tương lai.

** Dieselpunk: dựa trên những quan niệm về thẩm mĩ trong giai đoạn Thế Chiến II. Nó kết hợp những ảnh hưởng về nghệ thuật trong thời kì này như phim, báo chí, nghệ thuật trang trí với những công nghệ mang tính hậu hiện đại.




Tuy vậy, tôi lại không thấy đây là một bộ phim bom tấn mùa hè dành cho gia đình. Chỉ cần xem trailer 20 giây, bạn sẽ biết đây không phải là Finding Nemo 2 hay National Treasure 3. Sucker Punch không phải là thử nghiệm cho Dancing With The Stars. Phải nói đầu tiên và trên hết thì nó là một tác phẩm nghệ thuật phóng túng về mặt hình ảnh, một món ăn thừa vẻ bắt mắt, điều mà ta vốn thấy quen thuộc ở Zack Snyder. Từ 300 trở đi, sự chăm chút một cách kĩ lưỡng cho thẩm mĩ đã trở thành thương hiệu của ông ta. Có ghét hay thích đi nữa thì đều phải công nhận phim của Snyder rất đẹp. Sự chú ý đến những tiểu tiết trong từng cảnh quay, từng bộ trang phục, từng khung hình một thật sự gây ấn tượng ngay cả khi phim của ông ta không phải gu của bạn. Ở đây Snyder còn tưởng thưởng cho người hâm mộ của mình bằng những bản nhạc ấn tượng như “Sweet Dreams”, “Where is my Mind”, “Love is the Drug”, “Asleep” và “Tomorrow Never Knows”.......

Kể cả khi cốt truyện có yếu, xây dựng hình tượng nhân vật rập khuôn, cách dẫn truyện lộn xộn hay thoại không hấp dẫn đi nữa thì Sucker Punch vẫn đáng giá 9$ cho một bộ phim được làm kiểu cách như một thứ "đồ thủ công mĩ nghệ".

Ở đây chúng ta tiếp thu được vài bài học về sự quan trọng của việc biết lúc nào thì làm phim cho người hâm mộ hơn là làm cho khán giả đại chúng:

1. Là cách tạo dựng khán giả cho mình, tạo dựng tên tuổi và tạo dựng cộng đồng người hâm mộ trung thành.

2. Là cách hướng đến những thành công lớn trong mainstream sau này, cách thay đổi cái mỹ quan văn hóa một cách tiên tiến, lần lượt từng dự án một. Là cách bạn gọt giũa, nhào nặn và phát triển nó. Là cách bạn biến những thứ râu ria trở thành chính thống: hãy ở đúng chỗ của nó trước khi đi ra tiếp cận công chúng. Bằng cách chấp nhận những chỉ trích cay độc, thậm chí cả thua lỗ về mặt tài chính, nhưng chỉ cần biết rằng đến một lúc nào đó, nó sẽ có ảnh hưởng đến văn hóa đại chúng, rằng đám đông sẽ nồng nhiệt đón nhận những ý tưởng và thẩm mỹ mới mẻ của bạn, rằng mọi chuyện sẽ thay đổi hoàn toàn khi họ hiểu ra.

Còn nếu muốn làm phim để đạt được thành công trong mainstream một cách an toàn và được đón nhận rộng rãi mà không cần phải xây dựng tầng lớp hâm mộ trung thành thì bạn sẽ chỉ kết thúc với một sản phẩm làng nhàng. Kiểu sản phẩm làm tạm thỏa mãn nhưng không tạo được cảm hứng, giống như một bữa ăn cho đỡ cơn đói tạm thời nhưng chả no được lâu, hoặc không có gì đáng nhớ để bạn quay lại đó lần sau.

Sự thật là: càng cố làm thỏa mãn tất cả thì kết cục là bạn sẽ chả làm thỏa mãn được ai hết. Nó trở thành một lựa chọn mặc định hơn là một thứ gì đó truyền cảm hứng hay tạo đam mê. Sự nguy hiểm của việc quay sang sản xuất những thứ mang tính tiêu chuẩn là cuối cùng bạn sẽ tạo ra một cái "văn hóa thường thường bậc trung". Văn hóa của sự phân hóa nhờ hạ giá chứ không phải nhờ xuất sắc,đột phá, hay là chuyển đổi lĩnh vực.


thumb_big_wide_0ab751f695fcb9b90747b61beac419ed.jpg


Do trailer và các bài review của giới phê bình mainstream, tôi đi xem Sucker Punch cuối tuần này với không nhiều hy vọng vào kịch bản và cốt truyện cho lắm. Tôi đã nghĩ hiệu ứng/hình ảnh sẽ được phô diễn/sử dụng 1 cách ấn tượng hơn là đóng vai trò một thứ phương tiện để truyền tải bộ phim. Nhưng hóa ra tôi đã nhầm. Sucker Punch là một bộ phim rất khéo. Thậm chí tài tình là đằng khác. Một trong số ít những phim tôi xem vài năm gần đây sử dụng biểu tượng và ẩn dụ một cách tràn ngập và không cần phải diễn giải. Nó được thể hiện rõ nét không chỉ nhờ phong cách mà còn thông qua cả chính cách dẫn truyện, một điều ngạc nhiên thú vị. Khi đem Sucker Punch so sánh với Inception (vẫn đang bị thế) thì nói thật lòng là hơi có chút sỉ nhục. Cốt truyện của Inception đơn giản là "mơ trong mơ" - ta có thể tiếp thu một cách dễ dàng. Nhưng Sucker Punch còn đi xa hơn thế: nó là một bộ phim mà ẩn dụ nằm trong ẩn dụ, do vậy nó đòi hỏi khán giả cần phải vận dụng trí óc một cách linh hoạt hơn. Bất chấp cái vẻ ngoài dễ khiến ta nhầm lần với anime rập khuôn kiểu cách nhưng Sucker Punch thật sự là loại phim khiến ta phải nghĩ. Nhìn từ phương diện nào đi nữa thì nó cũng là một bộ phim nghệ thuật đích thực được ẩn chứa dưới cái gọi là "bom tấn".

Bất cứ ai mà nói với bạn rằng: Sucker Punch chỉ là một bộ phim về X-Box được nhồi nhét đủ thứ lộn xộn trong trí tưởng tượng của bọn trẻ trâu thi họ đã hoàn toàn hiểu sai và định kiến, có nghĩa là họ đã hoàn toàn không hiểu được sự thông minh của bộ phim này. Ẩn dụ đúng là không được coi trọng lắm ở Mĩ. Những người xem phim bình thường họ không muốn nghĩ xem trong thế giới của một cô gái trẻ không nơi nương tựa và dễ bị tổn thương giữa một cuộc sống thù địch thì một con robot ninja khổng lồ tượng trưng cho cái gì. Họ chỉ cần biết tên khổng lồ là người xấu và nó sẽ thua trong cuộc chiến không cân sức với cô bé nữ anh hùng chỉ vì cô có siêu năng lực.

Đánh giá một bộ phim như Sucker Punch dưới cùng một thang đo và góc nhìn với một bộ phim khác cũng chịu ảnh hưởng của Kung-Fu như Matrix chẳng hạn chẳng khác nào đi đem so sánh 2001: A Space Odyssey với Star Wars. So như vậy không ổn.


thumb_big_wide_b58611f199f54f97e8d261e31024d74c.jpg


Vẻ đẹp trong những bộ phim như Fight Club của Fincher và Sucker Punch của Snyder đó là: mọi thứ đều là ẩn dụ. Mọi thứ đều có nghĩa hoặc tượng trưng cho một thứ khác. Từ ngôi nhà ọp ẹp trên Paper Street cho đến cách trang điểm không tì vết của Baby Doll. Buồn thay, chính vì sự phức tạp đến mức quá ấn tượng cùng với hiệu ứng hình ảnh kì công, luôn có chủ đích và bạo dạn này, nó đã bắt đầu hủy hoại danh tiếng của bộ phim: quá thông minh, quá nghệ thuật, quá xoắn não thường gây phản ứng ngược khi tính đến sự chấp nhận của đại chúng và doanh thu. Fight Club mất nhiều năm trời để được thấu hiểu (hay ít nhất là được chấp nhận) bởi khán giả mainstream. Dựa theo những review trên rottentomatoes.com (Thanh tomameter 21% và Approval rate: 56%) thì Sucker Punch xem ra cũng đang phải chịu chung số phận.

Tiện thể cho mình chửi ké phát: thật sự thì hệ thống tính điểm của RT ngu vãi đạn, như có 1 bài trên imdb nói ý: giả sử 100 người rate cho 1 phim 59% thì approval rate sẽ là 0%, còn cũng 100 người ấy mà rate 60% thì approval rate là 100%!


Điều tương tự đã xảy ra với Fight Club 11 năm trước. Và cũng giống như những người hâm mộ trung thành của Fight Club đã giải cứu bộ phim thì các fan của Sucker Punch (cứ gọi họ là những thế hệ chấp nhận đầu tiên của thể loại mới này) cũng đang bắt đầu phản kích lại những nhà "phê bình văn hóa" - những người vốn vẫn đang vật lộn với việc tiếp nhận những ảnh hưởng từ truyện tranh, MTV, anime, game, và một thế kỉ điện ảnh chịu ảnh hưởng từ Akira Kurosawa cho đến Miloš Forman. Những nhà phê bình mainstream cũng giống như khán giả mainstream vậy thôi. Họ vẫn chưa vượt qua được cái gọi là thời kì quá độ giữa ngày hôm qua và ngày nay. Zack Snyder và fan hâm mộ của ông ta thì có.

Một vài bình luận của người hâm mộ:

"Với tôi thì đây là một bộ phim xuất sắc. Có lẽ hơi quá cách điệu hóa nhưng đó là phong cách của ZS. [...] Tôi thấy rằng cần phải xem bộ phim này nhiều lần để có thể thật sự hiểu hết những biểu tượng trong đó. Ví dụ như con thỏ bông của em gái Baby Doll trở thành con thỏ máy. Con thỏ bông không bảo vệ được ai, nhưng con thỏ máy thì có. Những yếu tố mang tính biểu tượng như thế tràn ngập ở trong phim. "

"Tôi yêu bộ phim này. Tôi yêu nó vì một cảm giác hêt sức mới mẻ, vì vẻ đẹp về mặt hình ảnh, vì cốt truyện điên rồ và trên hết: vì nó thật sự khác biệt......"


Sucker Punch chưa bao giờ được sản xuất để làm đối trọng với Kung-Fu Panda 2. Nó không phải được làm ra cho khán giả kiểu 4.7 hoặc Lễ Tạ Ơn. Cũng không phải được làm ra để thu về 100 triệu $ trong tuần đầu tiên công chiếu. Hy vọng Sucker Punch đạt đến mức an toàn trong doanh thu phòng vé tức là đã hiểu sai chức năng/vị trí của nó. Một bộ phim về cô gái bị giam trong trại tâm thần sẽ không bao giờ thu hút được đám đông, ngay cả khi cái thế giới tưởng tượng tuyệt vọng do cô tạo ra hứa hẹn sẽ mang lại một công trình nghệ thuật đáng chú ý trên màn ảnh rộng. Từ cái cách xoay máy quay một cách thông minh trong nhà thổ cho đến việc chọn màu tấm biển dừng bến bus đều mang một thông điệp sâu sắc hơn những gì bề ngoài....


Nhà phê bình Christian Toto đã nói về bộ phim:
"Sucker Punch của Zack Snyder lẽ ra phải làm cho fan của Superman thấy nổi cả da gà."

Dù trên thực tế, Sucker Punch - cũng như Watchmen là kiểu phim dành cho một nhóm khán giả đặc biệt (Niche audience) trong khi bản làm lại của Superman là một phim bom tấn, nhưng xem ra ngay cả một nhà phê bình như Toto cũng không hiểu sự khác biệt. Các nhà phê bình chưa hẳn đã là những chuyên gia phân tích ngành công nghiệp điện ảnh. Thay vì đánh giá những kiểu phim khác nhau bằng những góc nhìn khác nhau thì họ lại chỉ dùng một góc nhìn mặc định duy nhất: góc nhìn từ mainstream.

Không hiểu được sự cần thiết của các tiêu chuẩn thành công riêng cho các "sản-phẩm-dành-cho-một-nhóm-người-tiêu-dùng-đặc-biệt" (niche products) sẽ ngăn chặn sự phát triển của các công ty (ngành công nghiệp nào cũng vậy thôi) và ảnh hưởng đến khả năng đầu tư vào tương lai của chính nó. Đơn giản là như vậy.
 

justbenice

Moderator
Ðề: Sucker Punch (2011) : trận chiến hoang tưởng trong thế giới hoang tưởng của kẻ hoang tưởng

gái thì xấu, con thì lùn, con thì đen, con châu á thì mặt như lưỡi cày, con cao cao mặt xinh người úc thì bụng với mông to như heo. nói chung gái xấu.
Mà bạn nào giải thích hộ tí, cuối cùng là sao ? Con nhân vật chính thì bị ảo tưởng thật nhưng con thóat ra ngòai thì là sao ? không hiểu lắm.
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Sucker Punch (2011) : trận chiến hoang tưởng trong thế giới hoang tưởng của kẻ hoang tưởng

Sau khi xem xong Sucker Punch, tui hiểu nội dung của bộ phim như thế này, có gì các bạn góp ý thêm. Đây là box "Bình luận tự do" nên tui có tiết lộ hết nội dung phim chắc cũng không có vấn đề gì đúng không. Tui xin được tưởng tượng mình là đạo diễn Zack Snyder khi viết kịch bản phim này.

Sau khi làm bộ phim Watchmen gây được tiếng vang khá lớn, tạo dựng được thương hiệu trong giới điện ảnh và khán giả, tui nằm suy nghĩ vu vơ: "Tuy bây giờ mình đã là đạo diễn có tiếng trên thế giới rồi nhưng phim Watchmen nói cho cùng thì kịch bản được chuyển thể từ 1 bộ truyện rất nổi tiếng và điều này giúp đảm bảo 50% thành công cho bộ phim. Tại sao bây giờ mình không thử tự viết kịch bản rồi đạo diễn luôn?". Và thế là tui bắt tay vào viết:

Baby Doll là 1 cô gái bất hạnh, mẹ vừa mất, người cha dượng độc ác khi biết mình không được thừa kế tài sản đã tức điên và tính làm nhục em gái của Baby Doll khiến em gái phải tự sát. Sau đó hắn báo cảnh sát và vu cáo em. Em bị bắt nhốt vào 1 bệnh viện tâm thần. Tại đây em sẽ được trị liệu bằng âm nhạc.

Và cũng tại đây em phát hiện ra 1 sự thật khủng khiếp: các bệnh nhân nữ tâm thần đều bị lạm dụng tình dục, phải trở thành nô lệ tình dục cụ thể là cho thằng quản lí, thằng đầu bếp và thằng mập đứng trong thang máy. Nên với em cái bệnh viện này không khác gì chốn lầu xanh.

Vừa phải đối diện với bi kịch gia đình rồi lại bị lạm dụng tình dục, những cú sốc quá lớn nên em không còn giữ được sự tỉnh táo. Nhưng may mắn là em được trị liệu bằng âm nhạc, nó giúp em lấy lại sự cân bằng. Tâm hồn em thư thái và em muốn được tự do. Chính ý chí tự do của em (được nhân cách hóa bằng hình tượng ông già trong đền trước khi đánh nhau với samurai) đã gợi cho em tìm 5 món đồ (bản đồ, lửa, dao, chìa khóa, món đồ thứ 5 lúc đó em chưa ngộ ra). Sau đó em về bàn bạc với 4 em gái khác (cũng là bệnh nhân bị lạm dụng tình dục) và họ đồng ý hợp tác lấy các món đồ để trốn khỏi bệnh viện.

Và những lần được trị liệu bằng âm nhạc tiếp theo, em vừa nghe nhạc vừa hình dung cảnh các bạn mình đi lấy đồ. Ở đây nếu tui viết kịch bản theo kiểu mô tả các em khiêu gợi để lấy đồ thì thường quá nên tui quyết định lồng cảnh chiến đấu vào cho hoành tráng. Âm nhạc khiến con người thăng hoa mà. Nhưng lồng cảnh chiến đấu gì vào đây? Suy nghĩ tiếp: Bản đồ liên hệ tới chiến tranh vì trong chiến tranh cần phải dùng bản đồ nên tui lồng cảnh Thế chiến thứ 2 đánh nhau với phát xít Đức vào. Lửa thì nghĩ tới rồng vì rồng biết phun lửa. Dao là kim loại nên cho mấy em đấu với người máy.

Hai phi vụ đầu trót lọt, nhưng tới vụ lấy con dao thì đang nghe nhạc cái máy bỗng bị trục trặc tương ứng điềm không lành và quả nhiên em Rocket thất bại, bị thằng đầu bếp đâm chết (có thể hiểu là hậu quả của bạo dâm). Thằng quản lí phát hiện làm ầm lên. Em Blondie sợ quá khai ra hết và thế là cho mấy em đi tẩy não luôn. Hai em Blondie và Amber bị tẩy não coi như chết, còn em Sweetpea bị nhốt chờ tới lượt mình. Sau đó thằng quản lí mò qua phòng em Baby Doll tính lạm dụng tiếp thì bị em đâm 1 phát ngay vai và lấy chìa khóa. Em dùng chìa khóa giải thoát cho em Sweetpea, tạo ra vụ cháy và chạy ra cổng nhưng lại gặp đám bảo vệ.

Lúc này em mới ngộ ra chân lí giống như Bác Hồ của chúng ta đã ngộ ra trong tập thơ Nhật ký trong tù: "Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao...". Tuy bị nhốt trong tù nhưng tinh thần vẫn vui vẻ thoải mái lạc quan thì vẫn hơn khối người ở ngoài kia mà tâm trạng ủ rũ tiêu cực chán nản (trên cái chìa khóa có khắc chữ pleasant dịch ra nghĩa là vui vẻ). Cái giây phút ngộ ra ấy đối với em bây giờ thoát ra ngoài hay không không còn quan trọng nữa, quan trọng tinh thần đã tự do rồi. Còn em Sweetpea chưa ngộ ra được nên thôi giúp em ấy thoát ra ngoài vì dù sao em ấy cũng còn ba mẹ ở ngoài.

Cảnh khi bác sĩ chuẩn bị lấy búa đóng đinh vào mắt em Baby Doll để tẩy não thì bỗng phát hiện mắt em có gì gì đó bất thường nên dừng lại. Gì gì đó chính là ý chí tự do, tinh thần lạc quan bừng lên qua đôi mắt giúp bác sĩ nhận ra em không phải tâm thần như các bệnh nhân khác.

Đoạn cuối là do em hình dung ra hình ảnh của em Sweetpea ở bên ngoài. Chính ý chí tự do của em (ông già lái xe) đã đưa em và các bạn trải qua 1 cuộc hành trình thú vị. Tuy chỉ có 1 mình em Sweetpea thoát được ra ngoài nhưng như ai đó đã nói: Hạnh phúc là hành trình chứ không phải điểm đến.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: Sucker Punch (2011) : trận chiến hoang tưởng trong thế giới hoang tưởng của kẻ hoang tưởng

Coi dc 15' thì ngủ gật mất!!!!
Phim kết cấu hơi lộn xộn, thành ra chả hiểu.
Mình chả thấy giống inception tí nào, Inception cũng lòng vòng, nhưng mạch phim liền lạc, kết cấu cụ thể rõ ràng.

Nói như bác thich_xem_phim nghe cũng có lý. Bấm thank 1 cái :D
Tuy nhiên, túm lại là phim này nói về trí tượng tưởng của người điên hả???

Mình ko ngạc nhiên khi có người thích, phong cách làm phim khác lạ, mạch phim lòng vòng, kỹ xảo, âm thanh đều tốt.
Tuy nhiên, cá nhân mình thì ko thích, vì xem xong không có cảm giác gì, quá khó hiểu (hoặc có khi phim ko có gì để hiểu ko chừng!!)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

rongcanlc

Well-Known Member
Ðề: Sucker Punch (2011) : trận chiến hoang tưởng trong thế giới hoang tưởng của kẻ hoang tưởng

nghe bác thich_xem_phim nói xong sao càng thấy nội dung nhảm nhí ,"Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao..." ,nếu vậy thì từ đầu còn tạo dáng ,đánh đấm làm gì cho mệt ,đánh chán rồi cuối cùng ko ra được lại tự sướng bằng 1 câu như vậy ,giờ đã hiểu vì sao bác poly nói "Ủa vậy là sao"
 

jun276

Member
Ðề: Sucker Punch (2011) : trận chiến hoang tưởng trong thế giới hoang tưởng của kẻ hoang tưởng

nghe bác thich_xem_phim nói xong sao càng thấy nội dung nhảm nhí ,"Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao..." ,nếu vậy thì từ đầu còn tạo dáng ,đánh đấm làm gì cho mệt ,đánh chán rồi cuối cùng ko ra được lại tự sướng bằng 1 câu như vậy ,giờ đã hiểu vì sao bác poly nói "Ủa vậy là sao"
có thể do cách diễn đạt của bác thich_xem_phim nên bác hiểu nhầm, ko phải tự nhiên mà Baby Doll ở lại, lúc ấy có bọn lính canh nên Baby Doll chấp nhận đánh lạc hướng để cho Sweet Pea thoát. có thể BD nghĩ em SP còn có gia đình, em BD lại chẳng còn người thân nào, có trốn ra cũng chẳng ích gì. còn 1 chi tiết khác là đoạn Rocket hi sinh, ở lại chỗ quả bom cho chị gái đi, đây có thể là ẩn dụ về việc BD ngộ sát em gái mình, do ko chịu nổi chấn thương tâm lý này mà BD đã tưởng tượng ra là em gái cứu mình nên toi. ở đoạn đầu ông già có nói:"Cái thứ năm vẫn còn là một bí ẩn.Đó là lý do. Đó là mục đích.Cần những hy sinh lớn lao và sẽ có chiến thắng hoàn hảo.Chỉ có cô mới có thể tìm ra nó." lúc đấy BD đã hiểu ra cái thứ 5 chính là bản thân mình,hi sinh vì người khác cũng là để thoát khỏi cảm giác tội lỗi về chuyện kia. hoặc BD liên tưởng tới 2 chuyện nên mới có hành động ấy.
 

rongcanlc

Well-Known Member
Ðề: Sucker Punch (2011) : trận chiến hoang tưởng trong thế giới hoang tưởng của kẻ hoang tưởng

bác giải thích cũng hợp lý ,vì dù sao đây cũng là thế giới tưởng tượng của BD ,có thể BD ko chấp nhận sự thật rằng mình ngộ sát em gái ,và muốn giải thoái cho Sweet Pea nên mới làm vậy
 

jun276

Member
Ðề: Sucker Punch (2011) : trận chiến hoang tưởng trong thế giới hoang tưởng của kẻ hoang tưởng

cũng trong bài dài dài ở trên, bác dịch bài máu quá, dịch gấp nên dịch nhiều chỗ chưa mượt. mới edit lại ở topic gốc và có dịch thêm 1 đoạn
Bài gốc ở đây: Mainstream vs. Cult: The Case For Success Incubators

"Tôi yêu bộ phim này. Tôi yêu nó vì một cảm giác hêt sức mới mẻ, vì vẻ đẹp về mặt hình ảnh, vì cốt truyện điên rồ và trên hết: vì nó thật sự khác biệt. Tôi kinh ngạc trước những cảm xúc mạnh mẽ của cả hai phía: yêu và ghét. Sau ngần ấy những bản làm lại hay các phim được làm kiểu chắp vá thì tôi e là người ta đã quen với việc một nội dung được xào đi xào lại theo nhiều cách khác nhau. Nhưng Sucker Punch nó rất khác biệt, ngay cả những người không thích nó cũng phải thừa nhận như vậy. Khác biệt? Thế không phải là đã quá đủ rồi sao? Mozart đâu được đánh giá cao trong suốt cuộc đời ông. Orson Wells đến khi chết vẫn nghĩ là công chúng ghét phim của mình... Mọi thứ đều mang tính tương đối. Tôi vốn thích những đạo diễn mơ mộng mà. Và tôi thích Sucker Punch. Phải chỉ ra rằng Godzilla chưa bao giờ được xem là một phim xuất sắc, thậm chí hơi vớ vẩn, nhưng dường như nó một sức hút ma thuật ẩn chứa bên trong. Cảnh Baby Doll đối đầu với 3 tên Samurai cũng gợi lại cho tôi cái sức hút ma thuật ấy."

"Một bộ phim có ý nghĩa đến mức nào là do người xem đặt ra mà thôi. Khi đứa con trai 15 tuổi của tôi về nhà sau khi đi xem phim với bạn, nó chỉ toàn thao thao bất tuyệt nào là: cách bộ phim pha trộn giữa thể loại hành động/phiêu lưu với các yếu tố trại tâm thần, nhà tù một cách thú vị thế nào, rồi là yếu tố nhạc kịch sân khấu của đầu những năm 30, ví dụ như 42nd Street hay Gold Diggers of 1933. Cách sắp đặt câu truyện về một trại tâm thần mà cuối cùng lại biến thành một vở nhạc kịch. Chỉ có điều vở nhạc kịch này không được cấu thành từ hát hay múa mà bằng những trường đoạn hành động. Nó kể rằng các trường đoạn đó đã tôn vinh mọi dòng phim hành động vĩ đại nhất: samurai, chiến tranh, trung cổ, những pha hành động đuổi bắt gay cấn. Nó kể về những cảnh tôn vinh Citizen Kane ở đầu phim, rồi là cái kết bộ phim đã tôn vinh One Flew Over The Cuckoos Nest, The Shawshank Redemption, hay The Lord of the Rings ...

Một trong những phần yêu thích của nó là cách bộ phim miêu tả cái chết mà không cần dùng đến máu như ở các phim khác để giữ cho phim ở mức kiểm duyệt PG-13 (PG-13: Phim có nhiều cảnh, nội dung không thích hợp với trẻ em dưới 13 tuổi). Thay vào đó là dùng xì hơi ga mỗi khi một tên lính Đức bị giết.
 
Bên trên