Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

niza

New Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Cách mạng nào dưới cái thời kỳ phong kiến ấy chẳng nửa vời. Mà Thủy Hử ko mang tính cách mạng vì thật ra khởi nghĩa nông dân có từ rất lâu rồi, và cái Lương Sơn Bạc thật ra cũng chỉ là 1 kiểu triều đình thôi. Tác phẩm mang tư tưởng cách mạng nhất lại là bộ Hồng Lâu Mộng, vì nó phê phán những giáo điều và thể chế phong kiến, thể hiện tinh thần giải phóng, dân chủ, và thậm chí là có cả nữ quyền.
.

Zainor Dean nói "Thủy Hử ko mang tính cách mạng vì thật ra khởi nghĩa nông dân có từ rất lâu rồi, và cái Lương Sơn Bạc thật ra cũng chỉ là 1 kiểu triều đình thôi". uh, khởi nghĩa nông dân đã có từ rất lâu rồi, nhưng nó được kể lại bởi những sử gia của triều đình theo kiểu "thắng làm vua, thua làm giặc" hoặc là lưu truyền dưới hình thức dã sử, truyền khẩu dân gian. Cho tới khi Thủy Hử ra đời, mặc dù tác giả bị kềm tỏa trong chế độ phong kiến nhưng đã công khai thể hiện tư tưởng nổi loạn chống lại triều đình, Niza xem đó là một sự cách mạng. Còn vì sao Niza nói là cách mạng nửa vời? Là vì rốt cuộc thì tác giả lại để cho 108 anh hùng Lương Sơn Bạc bị triều đình đánh bại!

Còn Hồng Lâu Mộng? Zainor Dean nói Hồng Lâu Mộng cách mạng nhất vì "nó phê phán những giáo điều và thể chế phong kiến, thể hiện tinh thần giải phóng, dân chủ, và thậm chí là có cả nữ quyền", nhưng theo Niza, Hồng Lâu Mộng tuy có thể nói là chứa đựng những yếu tố mà bạn nêu ra, nhưng nó mang tính tố cáo, phản đối ngấm ngầm chứ không công khai một sự nổi loạn chống lại cái chế độ đang cai trị, nên Niza không cho là nó mang tính cách mạng như Thủy Hử.

Dù sao thì cũng là nhận xét cá nhân và có thể là chúng ta đang dựa trên những chuẩn đánh giá riêng nên nếu kết luận có khác nhau thì cũng chẳng có gì lạ. Mà nếu Zainor Dean có thời gian thì Niza mong là sẽ được đọc 1 bài phân tích của bạn về tính cách mạng của Hồng Lâu Mộng, bởi vì Niza cũng thích tác phẩm này - 1 tác phẩm lớn và có cả 1 ngành "Hồng học" nghiên cứu về nó.
 

sarujun

New Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Tớ không phải một người hiểu biết đủ sâu rộng về điện ảnh, văn hóa Trung Quốc, tớ cũng tự thấy mình chưa đủ tư cách để đánh giá ai hay đánh giá cách làm việc của chính quyền một quốc gia nào, nhưng tớ thấy chủ thớt nên cẩn trọng hơn trong bài viết của mình, nhất là về những chủ đề rộng như bạn đề cập tới. Nếu bạn đã nghiên cứu đủ sâu rộng để có thể đưa đánh giá của mình ra cho mọi người cùng đọc, bạn nên dẫn chứng cụ thể hơn trong mọi ví dụ. Ở phần đầu bạn có viết, bạn "ghét phim ảnh Trung Quốc". Bạn đề cập tới vấn đề "Nền điện ảnh Trung Quốc bản thân nó không có tính nghệ thuật, không đặt trên nền tảng nghệ thuật.". Vậy bạn viết bài này với mục đích gì? Bạn nói bạn "ghét phim ảnh Trung Quốc", tớ xin được hỏi bạn, phim ảnh có phải nghệ thuật không, và phim ảnh Trung Quốc bạn nói tới bao gồm những gì?. Tớ tự hỏi bạn có cái nhìn toàn diện hay không khi phê phán cả một nền điện ảnh là "không có tính nghệ thuật, không đặt trên nền tảng nghệ thuật", bạn yêu mến nghệ thuật hay ruồng bỏ nó vì cách đất nước họ quản lý sản xuất nghệ thuật, trong khi chính bạn đang "ghét phim ảnh Trung Quốc" - một phần của nghệ thuật? Cá nhân tớ cảm thấy khi nói như vậy, bạn không tôn trọng chính những người Trung Quốc làm nghệ thuật khi gộp tác phẩm của họ vào cùng cách làm việc của một chế độ, dù tớ hiểu trên tinh thần bài viết, họ là những người bị hạn chế trong điều kiện làm việc, và có phần đáng thương.

Tớ nói không phải muốn chỉ trích bạn, chỉ mong bạn có thể suy nghĩ thêm để có những bài viết thuyết phục và khách quan hơn. Tớ cũng đã đọc một vài bài viết của bạn trong diễn đàn mình, đọc cả những reply của các thành viên khác. Một số người ủng hộ các quan điểm của bạn, nhưng cũng có một số người không đồng tình. Tớ nghĩ họ không đồng tình cũng có lý do của mình :) Cá nhân tớ thấy bạn luôn có ý tốt, và đam mê với điện ảnh, luôn mong muốn chia sẻ cùng mọi người những điều mình có được, nhưng tớ nghĩ, để mọi người hiểu được mình thì cần có đủ yếu tố để họ hiểu :)

Vài đóng góp. Mong diễn đàn có thể phát triển ngày một vững mạnh :)
 

QuocSam

New Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Thân gởi cho Bạn Khả Nhi !
Tình cờ đọc bài viết của bạn mình muốn nói vài điều . Do tôn trọng tiêu chí của diễn đàn nên những gì viết ra ở đây là thuần về cái nhìn của nghệ thuật điện ảnh . Trong tình hình “sóng gió “ hiện nay thì bài viết của bạn quả là có sức hút mạnh mẽ . Trong diễn đàn này có nhiều tiếng vỗ tay hoan hô về chủ đề nêu ra của bạn. Đọc qua bài của bạn đa phần đều ngợi khen và không ít bạn chờ đợi phần 2 tiếp theo nhưng… ( đôi khi cuộc đời bắt đầu từ chữ này! )
Theo tôi từ đầu bài viết của bạn cho đến nhận định cuối cùng của bạn là một cái nhìn đầy phiến diện ! Vâng ! một cái nhìn phiến diện –tôi mạnh dạn kết luận như vậy qua các phân tích sau : ( dĩ nhiên có rất nhiều ý kiến cá nhân nhưng để phân tích cụ thể thì đây )Để tiện chứng minh mình qui ước cho gọn :
-Các vấn đề…” những điều cấm trong luật lệ kiểm duyệt phim ..“của chính phủ TQ … là mệnh đề (1)
-Các phim mà chính phủ TQ đã cấm chiếu …là mệnh đề (2)
- Câu ..” : Một dân tộc có thể đối xử với nghệ thuật chân chính như thế …..” … là mệnh đề (3)
-Câu ..” … thì phim của họ làm ra có đáng gọi là nghệ thuật nữa không ? “ là mệnh đề (4)
Nhận xét :
Mệnh đề (1) Đúng . Mệnh đề (2) Đúng ( vì thực tế đã diển ra ) Good . Theo bài viết mệnh đề (3) Đúng. Từ đó ta có suy ra mệnh đề (4) Đúng luôn … Vỗ tay …!
Thực ra mệnh đề (3) Không đúng .Suy ra mệnh đề ( 4) là cái nhìn đầy phiến diện .
Bạn Nhi thân, với lối hành văn mạch lạc,đầy dẫn chứng sinh động của mình, bạn đã dẫn dắt người đọc từ thích thú này đến “ kết luận chính xác ” khác “ . Tôi gọi các dẫn dắt này là “ phép qui nạp không hoàn toàn “ ( đã từng gọi cho bài viết của symphony ). Ở đây bạn có sự nhầm lẫn giữa 2 khái niệm : Chính phủ & dân tộc ! Bạn đã đẩy 2 khái niệm khác nhau vào nghĩa tương đồng rồi tương đương để thay thế . Chính phủ là chính phủ không thể là dân tộc ! Ngay cả đất nước tự do bầu cử của Mỹ - thì chính phủ cũng chưa thể “ đại diện “ cho 100 % người Mỹ -(do không thể đạt phiếu 100% ) thì đừng nói đến ở chế độ khác ! Do đó không nên hiểu chính phủ cấm là dân tộc đó cấm ( hoặc đối xử như thế ) !! (Ví dụ như khi VN cấm chiếu phim Hunger Games - Đấu trường sinh tử . thì không thể có một kết luận gì về dân tộc Việt “ đối xử với phim ảnh “ như thế nào cả . Nó không có mối tương quan như kiểu từ đó -ta có- suy ra- hệ quả ….)
Một góc nhìn khác : Chính phủ chỉ có tính giai đọan –khái niệm hữu hạn . Dân tộc có tính liên tục –một tiến trình –khái niệm vô hạn .Bạn không thể căn cứ trên cái hữu hạn để đi đến một kết luận có tính khái quát cao về vô hạn cả ! Đây là đều không thể .
Hơn nữa trong hàng vạn phim “ chân chính “ người ta cấm một số phim như vậy cũng chưa thể gọi….. là thù ghét được mà nên hiểu là sự khác biệt về văn hoá thì có lý hơn .(Ví dụ phim phương Tây các cảnh hôn nhau thì rất bình thường nhưng phim của TQ hay VN thì rất hạn chế - đó là về văn hoá .) Bởi suy cho cùng các cuộc chiến tranh đều bắt nguồn từ sự va chạm của các nền văn minh – mà chủ yếu là hệ tư tưởng –một biểu trưng của văn hoá -khi mà sự khác biệt là một tất yếu khách quan ! Trong thế giới hội nhập thì bản sắc của đa dạng văn hoá là cần thiết để duy trì những nét riêng của mỗi một dân tộc . Dĩ nhiên có những giá trị đúng với toàn cầu – là đúng với số đông ! không được áp dụng ở những đất nước khác là một câu chuyện khác !
Đọc toàn bài của bạn tôi có một so sánh thú vị mang chất điện ảnh như sau. …Một mặt tôi thấy bạn có nét “ thấp thoáng “ của Will Hunting ( do Matt Damon đóng trong phim Good Will Hunting ) –một thiên tài toán học có thể trả lời vanh vách các câu hỏi toán học hóc búa …rất bất cần đời với các nhà tâm lý – mãi đến khi gặp một GS tâm lý giỏi thấu cảm được –tất cả những gì Will Hunting hiểu được chỉ là lý thuyết đọc trong sách vở mà thiếu “ thực tế “ để cảm nhận một cách thực thụ ! Bạn rất ít xem phim TQ ( có lẽ còn biết rất ít về văn hoá TQ ) – thiếu thực tế như vậy – thì làm sao bạn có thể cảm nhận được toàn thể bức tranh điện ảnh TQ – để “phán” những điều trên !
Mặt khác tôi lại thấy bạn có “ dáng dấp “ của một Ngọc Kiều Long ( do Zang Zi Zy – Chương Tử Di đóng trong phim Ngoạ hổ tàng long –hy vọng bạn có xem phim này !) biết sử dụng cây kiếm “ Lục mệnh – ngôn ngữ “ của mình để tung tẩy một cách dọc ngang quá đà ! Dùng “kiếm sắc” không đúng chổ có thể gây tai hoạ nhiều hơn là “ cứu nhân độ thế “ ! Bạn cần phải minh định mục đích để cho độc giả tự tìm hiểu thì sẽ thú vị hơn là định hướng một dư luận thông qua các kết luận thiếu chính xác của mình .
Riêng những dòng này …”Việt Nam chưa bao giờ đối xử tệ bạc với những nhà làm phim nghệ thuật chân chính. ……. Người Trung quốc sợ khi phải nhìn thấy những giá trị chân thiện mỹ và nước mắt trên màn ảnh như thế đó. “ (Trích )…..
Đoạn văn trên hoàn toàn sai – do bạn “ blind “ thông tin !!! (Tôi có thể dùng từ “thiếu” cho nhẹ nhàng hơn nhất là đối với con gái ! ), nhưng trong tôi vẫn hy vọng là bạn có khả năng để tự mình tự chữa khỏi căn bệnh trên –trước khi quá muộn ! (“Căn bệnh” trên đã “tái phát” trong bài “Những tiềm năng bị bỏ quên của điện ảnh Việt Nam “ mà bạn Hải Đăng đã “ chẩn đoán “ cho bạn .)
Tôi vẫn lấy làm tiếc ! Giá như bài viết lẽ ra súc tích hơn nếu kết thúc đừng có phần so sánh TQ & VN . Bởi dừng ở đây là đã trao cho độc giả cái nhìn về một bức tranh chưa hoàn mỹ về nền điện ảnh nặng chất “ tuyên truyền chế độ “ hơn là đi sâu vào thân phận của mỗi con người trong xã hội . Sự so sánh do “ blind ” thông tin ấy đã làm cho vật thể nổi - “ Bức tranh xấu xí…”của bạn đã bị kéo chìm một phần trước khi bị nhấn chìm tất cả bởi câu kết luận phiến diện chưa đúng ở cuối bài .
Tôi có thể thông cảm có lẽ bạn đã viết bài này trong tâm trạng chưa bình an, thiếu sự thanh thản trong “ căn gác lưu đày “ và hơn hết chưa có một cái đầu đủ lạnh để có cái nhìn khách quan trong quá trình phán xét về một nền đện ảnh của bất kỳ một dân tộc nào .
Bạn là cây viết tiềm năng, khá sung sức, có hồn & đa cảm trong diễn đàn .Tuy nhiên cần phải bổ sung một số “ thông tin cơ bản “ để các bài viết có sức thuyết phục hơn bởi tính chân xác !
Vài lời góp ý thẳng thắn chân thành đối với bạn cùng nhiều hy vọng … Chúc bạn bình an !
 

lengockhanhi

Film critic
Có lẽ mọi thứ sẽ dễ dàng hơn cho Nhi nếu Nhi là người Trung quốc, sinh ra và sống trong đất nước của họ, khi đó Nhi sẽ có cảm nhận chính xác và nhiều thông tin hơn ?
 
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Bạn QuocSam viết hay!
 

justbenice

Moderator
Ðề: Re: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Có lẽ mọi thứ sẽ dễ dàng hơn cho Nhi nếu Nhi là người Trung quốc, sinh ra và sống trong đất nước của họ, khi đó Nhi sẽ có cảm nhận chính xác và nhiều thông tin hơn ?

Nếu bạn Nhi hạn chế viết và đưa ra những phán xét về những vấn đề bạn Nhi không hiểu, chưa nắm rõ, chưa thật sự tìm hiểu kỹ thì tốt hơn là sang trung quốc sống.
 

thanholed

New Member
Ðề: Re: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Nếu bạn Nhi hạn chế viết và đưa ra những phán xét về những vấn đề bạn Nhi không hiểu, chưa nắm rõ, chưa thật sự tìm hiểu kỹ thì tốt hơn là sang trung quốc sống.

Trước tiên mình nói rõ không khẳng định ai đúng ai sai.Thứ hai mình băn khoăn là điện ảnh bạn Nhi nói có tính một số tác phẩm của điện ảnh HK hay không. Cá nhân mình rất thích một số tác phẩm điện ảnh HK kinh điển về mâu thuẫn pháp luật, đề tài xã hội đen.
Điện ảnh là một cầu nối cho ta cái nhìn về một nền văn hóa của đất nước. Thay vì phải đến đến đó và đọc sách, điện ảnh cho là một cách nhanh nhất để chúng ta được tiếp cận văn hóa của mỗi nước. Do đó, nếu bạn Nhi có sang Trung Quốc sống (mà không sinh ra, học tập phổ thông ở đó) thì cũng không dễ dàng hơn là bao. Cá nhân mình cho rằng bất cứ nền điện ảnh nào không dũng cảm phản ánh đúng thực tại xã hội nơi chúng đang sống-dù nó rất gai góc (chú không phải là cái đã diễn ra thuộc về một xã hội khác với thực tế mà ta đang sống) thì tính nghệ thuật của nền điện ảnh đó nên xem xét. Một vài bộ phim gây ấn tượng với mình khi đề cập đến những gì đang diễn ta tại thời điểm nó ra đời: Con bim trắng tai đen, Chấp pháp tiền phong, Bảo vệ nhân chứng...
Chân thành cám ơn và mong muốn được đọc nhiều bài viết thú vị từ topic này.
 

lovemyta

New Member
dân số trung quốc đông - dễ gây bạo loạn và các vđề xấu phát sinh từ phim ảnh.

tâm lí ng trung cực đoan theo phim ảnh, tất cả là để bảo vệ, ổn định chính trị và xh.
 

penny3001

New Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

TQ chỉ cần có khả năng dụng tới chính quyền là cấm và đàn áp. Điển hình như Pháp Luân Công nè
 

kurozu

New Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Phim TQ cũng có cái hay mà, trc h cta chủ yếu xem phim TQ đấy chứ, cái nào tệ thì tẩy chay thôi
 

brucelee123456

Active Member
Ðề: Re: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Avatar nhìn lạ quá, hix. Bỏ dc ko bác!
 

haiauden

Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Xin chào các bạn yêu phim ảnh thân mến.

Nhi sẽ mở đầu câu chuyện bằng lập luận: Nền điện ảnh Trung Quốc bản thân nó không có tính nghệ thuật, không đặt trên nền tảng nghệ thuật.

Chúng ta sẽ liệt kê những điều cấm trong luật lệ kiểm duyệt phim của người Tàu hiện nay:

1) làm suy yếu các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp (cái này rất mơ hồ...)
2) tác hại đoàn kết dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ (trong khi chính TQ làm rất nhiều phim có đề tài xâm lược , bôi nhọ Việt Nam)
3) Tiết lộ bí mật nhà nước, gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, hoặc gây tổn hại danh dự, lợi ích quốc gia (các bạn nên chú ý đến chữ: danh dự, nó cho thấy là người Tàu rất háo danh và trọng danh)
4) Kích động hận thù dân tộc hoặc phân biệt đối xử, phá hoại đoàn kết dân tộc (Đoàn kết ở đây khác hẳn với khái niệm đoàn kết dân tộc như ở Việt Nam, nó phải được hiểu là đồng hóa; khi những dân tộc thiểu số mà đất đai bị TQ chiếm rồi thì sẽ bị đồng hóa thành người Trung quốc).
5) Tăng cường giáo phái mê tín dị đoan (Cùng một chế độ chính trị, nhưng Việt Nam có tự do tôn giáo hơn rất nhiều so với Trung quốc)
6) phá vỡ trật tự xã hội hoặc làm suy yếu sự ổn định xã hội (Đồng nghĩa với việc: Không bao giờ hiện thực về tiêu cực, mâu thuẫn xã hội được đưa lên màn ảnh. Xã hội trên phim Trung quốc luôn tươi đẹp, ai cũng tốt, mọi thứ hoàn hảo)
7) Đẩy mạnh khiêu dâm, cờ bạc, bạo lực hoặc kích động tội phạm (Hiện nay TQ không chỉ cấm phim có bạo lực, khiêu dâm mà còn cấm tất cả những phim dạy cho người khác cách phạm tội, ví dụ tất cả những phim về cướp nhà băng, cướp xe, bắt cóc... của Mỹ sẽ bị cấm hết)
8) Xúc phạm người khác, vu khống, hoặc vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của một ai đó,
9) gây nguy hiểm cho đạo đức xã hội hoặc truyền thống văn hoá dân tộc (đạo đức và truyền thống của TQ thì chúng ta đã quá rõ, không cần bàn thêm...)
10) Bất kỳ nội dung nào bị cấm theo quy định của pháp luật, nhà nước, hành chính (càng mơ hồ hơn nữa...)

Năm 1993, phim The Blue Kite của đạo diễn Tian Zhuang Zhuang đạt giải đặc biệt tại Liên hoan phim Tokyo, nhưng bị cấm phát hành, đạo diễn Tian bị nhà cầm quyền cấm làm phim trong 10 năm sau đó. Nguyên nhân chỉ vì nó thể hiện lại bi kịch trong cách mạng văn hóa.
Cũng trong năm 1993, phim Bá Vương Biệt Cơ nổi tiếng của Trần Khải Ca đoạt giải cành cọ vàng tại Cannes, nó bị cấm chiếu tại Trung quốc, và đạo diễn bị tẩy chay cấm làm phim suốt 2 năm sau. Nguyên nhân ? Cũng vì bóng ma cách mạng văn hóa.

Năm 1994, Phim Phải Sống của Trương Nghệ Mưu gây tiếng vang rất lớn, nhưng nó bị cấm chiếu tại TQ, và đạo diễn Trương đã bị hất hủi trong nhiều năm sau đó. Một lần nữa cho thấy đối với Trung quốc không bao giờ có khái niệm nghệ thuật, và họ không những không tôn quý, mà còn căm thù những nghệ nhân có tài đã mang nghệ thuật đến cho nhân loại.

Năm 1999, phim 17 năm tại gia của đạo diễn Yuan Zhang đoạt giải đạo diễn xuất sắc tại liên hoan phim Venice lần 56, đạo diễn xuất sắc khi về bị chính nước mình cấm hành nghề sau đó, vì bộ phim mô tả hình ảnh xã hội "không được tốt lắm"

Năm 2001, phim: Xe đạp Bắc Kinh của đạo diễn Xiaoshuai Wang, bị cấm chiếu chỉ vì một lý do hết sức ngớ ngẩn: dám mang đi tham dự liên hoan phim Berlin mà không có sự đồng ý thông qua cục điện ảnh. Đạo diễn một lần nữa là người bị trảm. Sự kiện này chỉ gây trò cười cho thế giới.
Cùng chịu chung số phận với Xe đạp, là bộ phim Tô Châu Giang, của đạo diễn Ye Lou, phim bị cấm chiếu và đạo diễn bị cấm hành nghề 2 năm, chỉ vì dám tự tiện mang đi dự liên hoan phim quốc tế tại Hà Lan mà không xin phép cục Điện ảnh.

Hiện thực này vẫn còn tiếp diễn cho tới ngày nay. Gần đây nhất: Phim Sắc giới là một phim đậm nét nghệ thuật, làm xúc động hàng triệu người trên thế giới, nhưng nó bị ném đá tơi tả tại Trung quốc chỉ vì nó vẽ ra hình ảnh nữ chiến sĩ cách mạng không "đẹp" như truyền thống, nữ diễn viên tài sắc Thang Duy phải chịu sỉ nhục và tẩy chay suốt 2 năm trời.

Việt Nam chưa bao giờ đối xử tệ bạc với những nhà làm phim nghệ thuật chân chính. Những phim rất nhạy cảm với đề tài đồng tính, tình dục, vẫn được phép chiếu rộng rãi.

Người TQ tự cho mình quyền cấm phim của nước ngoài, trong khi đó Việt Nam chưa bao giờ cấm chiếu phim nào của Trung quốc, thậm chí còn ưu ái cho họ quá nhiều nữa là khác. Mỗi tháng khán giả VN được xem phim tàu 2-3 lần, toàn phim mới nhất.

Và chúng ta có thể tự có câu trả lời cho mình: Một dân tộc có thể đối xử với nghệ thuật chân chính như thế, thì phim của họ làm ra có đáng gọi là nghệ thuật nữa không ?

1 bài viết đích đáng về nền điện ảnh TQ với rất nhiều bằng chứng và lập luận rõ ràng.

Cá nhân mình thấy từ sau loạt phim của Trương Nghệ Mưu từ thập niên 90 của thế kỷ trước cho đến giờ, nền điện ảnh Đại Lục TQ không có bất cứ bộ phim nào xứng đáng được gọi là nghệ thuật. Nhất là những bộ phim vài năm gần đây hoặc là thương mại thuần túy với chất lượng thấp hoặc là tự sướng phục vụ lợi ích cục bộ, tiêu biểu như Đường Sơn đại địa chấn, Cách mạng Tân Hợi, ... Trương Nghệ Mưu, sau cú sốc mà Khả Nhi nói ở trên, hiện cũng chỉ tập trung vào các dự án phim kiếm hiệp, tâm lý nhàn nhạt hoặc tổ chức các sự kiện trình diễn. Nói đến điện ảnh TQ đại lục bây giờ chỉ thấy sự khoa trương, màu mè của các diễn viên trung bình như Tứ hoa đán + song Băng, hoặc các diễn viên đồi trụy hoặc tâm thần kiểu như Can Lộ Lộ, Tôn Phi Phi,...

Mình chỉ không đồng tình với Khả Nhi về sự so sánh nền điện ảnh Việt Nam với Trung Quốc. Không có ý kiến gì về vấn đề chính trị, xét về mặt nghệ thuật, chúng ta không nên so sánh Việt Nam với bất kỳ nền điện ảnh nào, đơn giản vì chúng ta chưa có gì để so sánh cả. Vài bộ phim như Cánh đồng bất tận, Áo lụa Hà Đông... tạm được nhưng là quá ít ỏi. Nói về phim thương mại, phim Việt Nam đang khởi sắc so với trước đây cả về hình ảnh, cốt truyện, diễn viên, đạo diễn, quy mô đầu tư,... nhưng vẫn đang ở trong thời kỳ sơ khai, sàng lọc. Mình đánh giá cao tài năng của các đạo diễn Victor Vũ, Nguyễn Quang Dũng, Charlie Nguyễn, ... những người tạo sự mới mẻ cho điện ảnh Việt Nam những năm gần đây. Hy vọng họ sẽ có những bộ phim được đầu tư công phu và sâu sắc hơn với sự đầu tư của các hãng phim tư nhân.

Tiềm năng của thị trường điện ảnh Việt Nam còn rất lớn, người xem rất sẵn lòng bỏ tiền đi xem các bộ phim Việt Nam chỉ cần ở mức khá trở lên. Con số 12 tỷ đồng cho 3 ngày trình chiếu đầu tiên của Mỹ Nhân Kế nói lên tất cả.
 
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Nguyễn Quang Dũng có được cái phim nào ra hồn đâu bác ơi! Em thấy gã này toàn chém thôi, làm phim thì quá...lởm!
 

Adi

New Member
Tuy bài viết chỉ mang tính cá nhân nhưng nó nặng tư tưởng áp đặt và thành kiến. Bạn ko thể chê bai điều gì đó nếu bạn thật sự không có hiểu biết về nó, đó là sự phiến diện. Bạn ko biết tiếng TQ, ko bao giờ sống ở TQ, ko hiểu rõ nền văn hóa TQ thì bạn ko thể nhận xét được họ. Kiểu như đứng ở trời Âu-Mỹ mà so sánh ngược về Châu Á, có quá nhiều sự khác biệt để làm nên những điểm khác nhau trong phim ảnh. Với một xã hội như TQ thì ra lò những bộ phim như thế là phù hợp, nhìn qua VN cũng thế thôi. Chí ít, TQ còn có rất nhiều phim xem được, ko như quê mình.
 

haiauden

Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Nguyễn Quang Dũng có được cái phim nào ra hồn đâu bác ơi! Em thấy gã này toàn chém thôi, làm phim thì quá...lởm!

Không biết bác Muoimeo quan niệm thế nào là đạo diễn giỏi.
Với em thì trong dòng phim thương mại, đạo diễn nào làm phim ăn khách, đáp ứng được nhu cầu của đa số khán giả là đạo diễn giỏi.
Với ngân sách, doanh thu, số lượng bán vé, mức độ hấp dẫn của các phim mà chú Dũng Khùng làm đạo diễn, em có thể nói là hay trong tầm tiền :) Ít ra là hay hơn một số ngài đạo diễn tiêu tiền (nhà nước) để làm phim "nghệ thực" không gớm tay !
 
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Em nghĩ anh ấy là người kiếm tiền giỏi chứ chưa phải đạo diễn giỏi. Đôi khi cái "nhu cầu của đa số khán giả" kia ở VN nói ra thì nó bẽ bàng lắm. Nhiều hôm ngồi xem cùng các cháu, thấy mình mới là người "lạc lõng" :D

Em cũng không có ý định so sánh anh Dũng với 1 số các ông làm phim để ăn tiền chùa, hay lập hội đồng và "tự kỷ" với nhau :D
 
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Có bài của Cô giái đồ long viết về phim này của anh Dũng, em thấy cũng khá là chính xác, gửi bác đọc kèm cho vui (tất nhiên nếu bác có thời gian thừa, chứ theo em thì lẽ ra cũng chẳng ai rỗi hơi để đi "bình" phim này của ảnh :) )
Mỹ nhân kế - Phim “resort” hay trò đánh trận giả của các mỹ nhân. - bansac.net
 

jacquou

New Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Vài năm nay TQ ít phim hay. Nói gì TQ hay chủ trương làm phim nghệ thuật hơn phim Hương Cảng. Nói gì Mạc Ngôn năm nay đoạt giải Nobel văn học, biết đâu chuyển thể phim từ bác này là hướng tương lai. Dù gì Nobel vẫn hơn Oscar mà.
 
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Phim Trung Quốc dạo này hay lồng ghép chủ nghĩa dân tộc Đại Hán làm phim mất hay. Kể cả phim Thành Long 12 con giáp cũng có cái bệnh này.
 

meamthanh11

Active Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

dù có ghét TQ ỷ quyền nhưng công nhận phim TQ làm nhiều cái ý nghĩa tự hào dân tộc thái quá
 
Bên trên