Bụi Đời Chợ Lớn - Những điểm hay của phim

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Bụi Đời Chợ Lớn - Những điểm hay của phim

Trích thư của một khán giả gửi cho đạo diễn Charlie Nguyễn:

Nội dung film phản ánh rất chân thật về những người gọi là BỤI ĐỜI. Nhân vật bụi đời nhưng họ sống có tình cảm, có nghĩa khí, trọng chữ tín, danh dự hơn là những người không phải bụi đời nhưng lòng dạ nham hiểm. Những người xem bản leak trên facebook, không hiểu họ có xem hết bộ film chưa hay chỉ xem những cảnh đánh nhau, hay là chỉ nghe kể, hay là hùa theo mà cứ phán thẳng " cả bộ film chỉ chết vì gái ? "... THẬT LÀ KHÔNG HIỂU NỔI !!! Họ có xem đến những cái tình tiết, những câu nói đấy ý nghĩa trong film không?

- Nguyên nhân câu chuyện tại vì Lâm mê gái dẫn đến 2 băng đảng chém nhau? Sai. Tại sao không nghĩ sâu hơn là trước cảnh rượt đuổi đầu film thì Hương đến với Lâm là do Tài sắp đặt sẵn? Lâm quay trở lại Chợ Lớn kiếm anh hai mình là Hùng. Hùng thấy em trai mình bị truy sát, có thể không ra tay bảo vệ? (nếu là các bạn có dứt bỏ được anh em ruột không?). Tình cảm anh em mọi người không thấy, chỉ thấy là vì gái.

- Nhân vật Hùng là một anh hùng thật sự. Sống trong xã hội được Lâm kể lại ở đầu film, có một người cha là bụi đời "con đường phía trước là cảnh sát, xung quanh là kẻ thù, phía sau là những lưỡi dao" thì Hùng từ nhỏ đã phải dùng nắm đấm của mình để sinh tồn, để bảo vệ cho em ruột của mình. Anh đã đứng đầu Chợ Lớn - không phải tư lợi, không phải cá nhân mà để bảo vệ những người anh em, những người dân bình thường trong Chợ Lớn trước những thế lực khác (điển hình là Tài Nhớt với ÂM MƯU CHIẾM CHỢ LỚN ĐỂ BUÔN MA TÚY). Sao mọi người không nhìn thấy những cái tốt đẹp này mà cứ xoắn vào những cảnh chém giết, trai gái ?

- Ở nhân vật Phong Bụi, chúng ta sẽ thấy được những suy nghĩ chín chắn, sự trọng tình trọng nghĩa. Phong muốn dứt ra khỏi con đường đâm chém nhưng điều đó có dễ? Sau khi Trang - bạn gái Phong - bỏ đi. Phong đã cố gắng không tiếp xúc với giới bụi đời và hướng cho Bi tránh xa cuộc sống đâm chém. Nhưng diều đó có dễ? Tài Nhớt đã nắm được 3 điểm yếu để điều khiển Phong: Tài là bạn thân vào sinh ra tử với Phong, Trang và Bi. Mọi người bảo Phong chết lãng xẹt, ngu dốt. Vậy thử đặt mình vào hoàn cảnh của Phong trong film bạn sẽ thế nào? Xuất hiện để giải vây cho Tài là trọng nghĩa, đi đánh nhau với Hùng trả thù cho Bi là trọng tín (Phong đã hứa với Trang " ai đụng đến Bi thì người đó sẽ phải chết "), khát khao gặp lại Trang chấp nhận đi lấy Chợ Lớn cho Tài là trọng tình (đừng bảo là dại gái, nếu một người bạn thực sự yêu thương rất nhiều thì bạn sẽ làm tất cả để ở bên người đó). Chỉ một nhân vật đã truyền tải rất nhiều thông điệp, nhiều tính cách đạo đức, nhưng mấy ai xem mà hiểu?

- Nghĩa - bạn thân của Lâm. Một cái đồng hồ chết của ba mình để lại, Nghĩa vẫn gìn giữ cho đến phút cuối cùng của cuộc đời. Khi xem đến đoạn Nghĩa hấp hối đưa đồng hồ cho Lâm "mày đừng có bán nó nha", một cảm xúc thật khó tả bằng lời.

- Trong bộ film Bụi Đời Chợ Lớn có những câu nói chứa đựng rất nhiều bài học lớn lao.
" Một người nằm xuống, không phải chỉ cái thân xác đó bị đau đớn. "" Có nhiều lúc, con người cần phải tranh đấu để có được sự bình an anh à. "" Ngày mày bỏ đi, là ngày tao vui nhất, vì đó là ngày mày thoát khỏi cái thế giới đen tối này. "" Mày đi thì đi đi, nhưng mai mốt đừng nhìn vô kiếng nữa, tại vì cái thằng trong đó là kẻ thù lớn nhất của mày. "" Muốn thắng tụi nó, thì mày thắng chính mày trước đi. "
 

thich_xem_phim

Active Member
Re: Ðề: Re: Bụi Đời Chợ Lớn - Những điểm hay của phim

Điều đó làm cho Daniel thấy bộ phim rất thực, rất đời. Rất nhiều khi người ta nhìn thấy điều đúng đắn, tự trong tâm muốn làm điều đúng đắn, nhưng họ vẫn làm điều sai. Điều gì khống chế họ? Bộ phim có thể là một phương án giải thích. Cái hay của phim ở đây là nó cho thấy mọi người đều nhận thức điều họ làm, nhưng họ vẫn cứ làm.

Cho nên mới nói nhiều khi con người đánh giá quá cao bản thân mình khi cho rằng mình sẽ luôn hành động lí trí trong mọi tình huống. Đó là lí do tại sao vẫn có những lệnh cấm.
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Re: Ðề: Re: Bụi Đời Chợ Lớn - Những điểm hay của phim

Cho nên mới nói nhiều khi con người đánh giá quá cao bản thân mình khi cho rằng mình sẽ luôn hành động lí trí trong mọi tình huống. Đó là lí do tại sao vẫn có những lệnh cấm.

Like mạnh luôn. Các lệnh cấm sẽ được tháo bỏ dần khi dân trí xã hội cao hơn. Còn bây giờ thì dân VN vẫn còn nhiều thứ để phấn đấu lắm, nhất là sự văn minh.
 

dukas

Active Member
Ðề: Re: Ðề: Re: Bụi Đời Chợ Lớn - Những điểm hay của phim

Cho nên mới nói nhiều khi con người đánh giá quá cao bản thân mình khi cho rằng mình sẽ luôn hành động lí trí trong mọi tình huống. Đó là lí do tại sao vẫn có những lệnh cấm.

Thực sự chuẩn luôn, phải nói rằng fim Mỹ fim Hàn hay HK cho dù nó có dã man thế nào thì nó vẫn ở xã hội khác, dù vâỵ mà số lượng thanh thiếu niên VN xem fim XHĐ HK mà học theo cái xấu chắc ko ít. Mình nghĩ fim này bị cấm là chuẩn xác, những người xem mà hiểu được cái hay cái đẹp cái ý nghĩa của nó liệu được bao nhiều trong khi con người mình đang ở trong hệ thống giáo dục lỗi như vậy thì họ sẽ cố nhìn cái đẹp ẩn sau những cảnh chém giết máu me hay là lại học làm yêng hùng!? Trong khi thực sự dễ bắt chiếc cái xấu cái dở hơn là những điều tốt đẹp.
 

digikni

Well-Known Member
Ðề: Bụi Đời Chợ Lớn - Những điểm hay của phim

không biết phải ý đồ của đạo diễn Charlie Nguyễn hay không mà bản sửa theo ý của HĐKD phải có mặt của *lực lượng chức năng* lại có mặt 2 anh công an nhưng diễn viên đóng lại là... những diễn viên hài
 

Angus_Bert

Film critic
Ðề: Bụi Đời Chợ Lớn - Những điểm hay của phim

không biết phải ý đồ của đạo diễn Charlie Nguyễn hay không mà bản sửa theo ý của HĐKD phải có mặt của *lực lượng chức năng* lại có mặt 2 anh công an nhưng diễn viên đóng lại là... những diễn viên hài

Đâu, Thái Hòa đóng trong Long Ruồi là đại ca xã hội đen đó :)) còn trong Lấy Chồng Người Ta là một ông thần tài bán vé số vũ phu đáng sợ nguy hiểm.
 

leesang

Well-Known Member
Ðề: Bụi Đời Chợ Lớn - Những điểm hay của phim

Phim này thực sự nội dung của nó là 1 chuyển thể kịch bản của con ngựa thành trois. Khi xem được chừng vài phút là mình thấy nó giống rồi. Đến lúc trí nguyễn xuất hiện là mình đóan ngay gã này là asin và cuối cùng sẽ chết. Phim thì cũng hay đó nhưng xem lại có phù hợp với thời điểm hiện tại không.

Dạng phim xã hội đen chém bừa bãi của HK đã qua hơn chục năm giờ Vn mới bắt đầu làm. Còn phần chém giết theo mình nghĩ VHTT của mình cấm thì cũng có phần đúng khi mà giới trẻ giờ hở là chém chết người. Xã hội đang nhức nhối về vấn nạn này. Liệu khi xem xong giới trẻ có bình luận phim giống ae HD mình không hay là sẽ bị tác động theo 1 góc khác với phương châm sống như câu nói trong phim "Đánh hoặc bị đánh. Đâm hoặc bị đâm". Tuổi teen giờ đã lọan lắm rồi thì đúng là không nên có thể lọai này nữa.

Về phần nội dung phim. Vì phim quá đậm tính bạo lực với những pha đánh đấm phải công nhận là đẹp nên cuối phim tác giả cũng muốn dạy thanh niên là kg nên bạo lực nhưng vẫn không kéo lại nổi mảng bạo lực phía trước. Đối với nhà nước mình thì phim này càng kg thể ra ngòai được vì 1 lí do nho nhỏ nhưng đụng rất mạnh mạnh là: công an ở đâu khi có đánh nhau? Điều này cũng có phần đúng với thưc tế vì có đánh lộn ẩu đả hầu như không thấy ....Nhưng để lên phim thì xấu mặt quá nên dẹp luôn. Thực tế phim này không ra là tốt cho giới trẻ, cho Xã hội vậy mà lên mạng còn ác chiến hơn cả ra rạp. Đuối thật
 

vietlong04

Active Member
Ðề: Bụi Đời Chợ Lớn - Những điểm hay của phim

Nội dung và diễn xuất thì từ từ nói đến, có một điểm mình thấy ảo là sau khi bị cấm chiếu thì bộ phim bị leak, cái này là bị hay chủ ý? Thứ hai là đến mấy cảnh đánh đấm trong film thấy thiếu lực quá, kiểu giống như đánh biểu diễn vậy, còn mấy cảnh chém nhau thì giả thế nào. Nói thật bạn nào coi giang hồ đánh nhau và chém nhau rồi sẽ biết. Trường cấp 3 của mình từng học, không lấy học làm thành tích mà lấy nấm đấm làm biểu tượng, ngày nào cũng đánh nhau, hoặc chém nhau (Sau này đồn công an phải dời về gần bên trường để giám sát nên đỡ rồi), thằng đi chém nó rất hung bạo, còn mấy thằng giang hồ đánh ác nhơn lắm..

Còn phải học phim xhd hồng kông nhiều. Mấy cảnh chém nhau phê hơn nhiều.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Bụi Đời Chợ Lớn - Những điểm hay của phim

Daniel phải xin lỗi là nhiều bạn tư duy cảm tính quá. Bảo rằng vì xã hội đang có nhiều bạo lực, nên những phim này sẽ khuyến khích có nhiều bạo lực hơn. Có bạn nào vui lòng cho biết đã có nghiên cứu nào cho thấy mối liên hệ của một người xem phim bạo lực sẽ tiến đến có hành vi bạo lực?

Nói cách khác thì có bao nhiêu yếu tố chi phối hành vi bạo lực của một con người? Trong số đó thì yếu tố xem phim bạo lực chiếm bao nhiêu %?

Có nghiên cứu nào cho thấy xem phim bạo lực trong nước thì ảnh hưởng nhiều hơn xem phim bạo lực nước ngoài? Nhiều hay ít hơn bao nhiêu %?

Chừng nào chưa có ai đưa ra được một kết quả nghiên cứu nghiêm túc nào, thì Daniel chỉ hy vọng rằng bạn nên cân nhắc mỗi khi phát biểu quan điểm đó, vì đó là quan điểm thiếu cơ sở khoa học.

Trong việc đánh giá này, có hai hướng định lượng và định tính. Trong khi chờ có ai đưa ra các liên hệ định lượng, Daniel tạm đề xuất một số câu hỏi định tính để chúng ta tự nghiền ngẫm.

1. Nếu xem phim bạo lực sẽ gây ra bạo lực, thì tại sao chỉ cấm phim Việt Nam, mà không cấm phim Hongkong, Ấn độ, Indo, TQ,... và các nước khác? Như vậy tình trạng bạo lực hiện nay ở VN là do các phim bạo lực này gây ra?

2. Nếu xem phim bạo lực VN gây ra ảnh hưởng nhiều hơn so với xem phim bạo lực nước ngoài, thì có nghĩa là tại Ấn độ, Indo, Hongkong, TQ,... nơi mà các nước tự do chiếu phim bạo lực của chính họ, chắc chắc tỷ lệ tội phạm sẽ còn cao hơn VN?

3. Cá nhân bạn có xem phim bạo lực bao giờ chưa? bạn đã gây ra hành động bạo lực nào chưa? Xin kể ra như là một dẫn chứng cho việc ảnh hưởng này.

4. Có thống kê nào về những tội phạm hình sự, có bao nhiêu người trong số họ có điều kiện xem phim bạo lực ở rạp chiếu? Xin nhấn mạnh là rạp chiếu thôi nhé, vì mảng video gia đình hay phim lậu thì lệnh cấm không có tác dụng, mọi người đều được xem như nhau (thậm chí nếu xét ở mảng video gia đình, thì gần như tất cả mọi người trưởng thành đều đã xem qua phim bạo lực, nhưng rõ ràng số phạm tội là rất nhỏ, nếu không thì cả đất nước ta sẽ chỉ toàn là nhà tù, phải không nhỉ?)

5. Nếu như đếm số rạp chiếu trong nước, thì lẽ ra tỷ lệ tội phạm hình sự phải cao nhất ở Hà Nội và TpHCM? hầu hết các tỉnh khác đều không nên có tội phạm hình sự, vì hầu hết các tỉnh họ chưa có rạp chiếu?

6. Theo bạn, trong số các yếu tố sau đây, bao gồm luật pháp nghiêm minh, trình độ nhận thức, hoàn cảnh kinh tế, chất lượng cuộc sống, bức xúc đột ngột và xem phim bạo lực, xếp theo thứ tự mức độ ảnh hưởng đến tội ác và bạo lực, thì sẽ là như thế nào?
 

anh0424

Active Member
Tôi nghĩ nếu giờ mà VN cho dân thường đăng kí và sử dụng súng như bên US, chắc những phim chân thực dạng như "City of God" đừng mơ có ngày ra rạp.
 

oanhman007

Active Member
Ðề: Bụi Đời Chợ Lớn - Những điểm hay của phim

phim hay đáng xem hơn nhiều fim vn đã xem , chủ yếu giải trí vui vẻ , hết ...........

còn cấm chiếu là do nước mình đảng Cộng Sản cầm quyền , nói thế thui ko lại sang chính trị.......
 

quanghaiphong

Well-Known Member
Nghe đâu đó có câu ngạn ngữ:
...................Yêu nhau yêu cả đường đi,ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng.................
Mình thấy ng Việt hiếm khi nhìn vào bản chất sự việc một cách khách quan...Cái mà họ nhìn vào thường theo cảm tính là nhiều.Nếu không theo chắc mục đích cũng khác,ai mà piết đc:p
Nên có tranh luận cũng chả lồi ra đc tí nào cả...

Một bộ phim đầu tư 16 tê ko phải là nhỏ nhưng làm người đón nhận nó thất vọng lớn.Đành rằng riêng với dân HD thì phim nào chả na ná phim nào(cái tội xem nhiều quá) nhưng cũng nên hiểu tại sao Troy xem nó dài lê thê mà mồm cứ há ra cả.
Thôi chờ Lửa Phật vậy.Phim nào mà có mấy anh hàng Mẽo về làm em đều máu.....Dưng mờ không hay em lại gạch=D>
 

thich_xem_phim

Active Member
Re: Ðề: Bụi Đời Chợ Lớn - Những điểm hay của phim

Daniel phải xin lỗi là nhiều bạn tư duy cảm tính quá. Bảo rằng vì xã hội đang có nhiều bạo lực, nên những phim này sẽ khuyến khích có nhiều bạo lực hơn. Có bạn nào vui lòng cho biết đã có nghiên cứu nào cho thấy mối liên hệ của một người xem phim bạo lực sẽ tiến đến có hành vi bạo lực?

Nói cách khác thì có bao nhiêu yếu tố chi phối hành vi bạo lực của một con người? Trong số đó thì yếu tố xem phim bạo lực chiếm bao nhiêu %?

Có nghiên cứu nào cho thấy xem phim bạo lực trong nước thì ảnh hưởng nhiều hơn xem phim bạo lực nước ngoài? Nhiều hay ít hơn bao nhiêu %?

Chừng nào chưa có ai đưa ra được một kết quả nghiên cứu nghiêm túc nào, thì Daniel chỉ hy vọng rằng bạn nên cân nhắc mỗi khi phát biểu quan điểm đó, vì đó là quan điểm thiếu cơ sở khoa học.

Trong việc đánh giá này, có hai hướng định lượng và định tính. Trong khi chờ có ai đưa ra các liên hệ định lượng, Daniel tạm đề xuất một số câu hỏi định tính để chúng ta tự nghiền ngẫm.

1. Nếu xem phim bạo lực sẽ gây ra bạo lực, thì tại sao chỉ cấm phim Việt Nam, mà không cấm phim Hongkong, Ấn độ, Indo, TQ,... và các nước khác? Như vậy tình trạng bạo lực hiện nay ở VN là do các phim bạo lực này gây ra?

2. Nếu xem phim bạo lực VN gây ra ảnh hưởng nhiều hơn so với xem phim bạo lực nước ngoài, thì có nghĩa là tại Ấn độ, Indo, Hongkong, TQ,... nơi mà các nước tự do chiếu phim bạo lực của chính họ, chắc chắc tỷ lệ tội phạm sẽ còn cao hơn VN?

3. Cá nhân bạn có xem phim bạo lực bao giờ chưa? bạn đã gây ra hành động bạo lực nào chưa? Xin kể ra như là một dẫn chứng cho việc ảnh hưởng này.

4. Có thống kê nào về những tội phạm hình sự, có bao nhiêu người trong số họ có điều kiện xem phim bạo lực ở rạp chiếu? Xin nhấn mạnh là rạp chiếu thôi nhé, vì mảng video gia đình hay phim lậu thì lệnh cấm không có tác dụng, mọi người đều được xem như nhau (thậm chí nếu xét ở mảng video gia đình, thì gần như tất cả mọi người trưởng thành đều đã xem qua phim bạo lực, nhưng rõ ràng số phạm tội là rất nhỏ, nếu không thì cả đất nước ta sẽ chỉ toàn là nhà tù, phải không nhỉ?)

5. Nếu như đếm số rạp chiếu trong nước, thì lẽ ra tỷ lệ tội phạm hình sự phải cao nhất ở Hà Nội và TpHCM? hầu hết các tỉnh khác đều không nên có tội phạm hình sự, vì hầu hết các tỉnh họ chưa có rạp chiếu?

6. Theo bạn, trong số các yếu tố sau đây, bao gồm luật pháp nghiêm minh, trình độ nhận thức, hoàn cảnh kinh tế, chất lượng cuộc sống, bức xúc đột ngột và xem phim bạo lực, xếp theo thứ tự mức độ ảnh hưởng đến tội ác và bạo lực, thì sẽ là như thế nào?

Tui mạn phép trình bày 1 số quan điểm cá nhân theo các câu hỏi của DanielTran.

Câu 6: Nếu 1 quốc gia hội đủ các yếu tố luật pháp nghiêm minh (góc độ thực thi), dân trí cao, kinh tế giàu có, chất lượng cuộc sống tốt thì người dân sẽ không có bức xúc. Từ đó người dân có xem phim bạo lực thì cũng không bị ảnh hưởng (khi đó phim bạo lực sẽ xếp vô thể loại viễn tưởng ở quốc gia đó). Nhưng thực tế hiện nay chưa có bất kì quốc gia nào hội đủ được các yếu tố đó cho mọi người dân (lưu ý là cho mọi người dân chứ không chỉ cho 1 bộ phận người dân). Hay nói cách khác sẽ luôn có 1 bộ phận người dân (thay đổi từ ít đến nhiều tùy từng quốc gia) dân trí thấp, kinh tế khó khăn, chất lượng cuộc sống kém, xem thường pháp luật. Từ đó bộ phận này rất dễ bức xúc và khi xem phim bạo lực thì sẽ dễ bị ảnh hưởng nhất. Và mặc dù chỉ là 1 bộ phận nhưng bộ phận này khi bị ảnh hưởng có thể gây nguy hiểm cho phần còn lại. Cho nên lệnh cấm là để đảm bảo an toàn cho phần còn lại khỏi sự đe dọa của 1 bộ phận.

Câu 4, câu 5: Một bộ phận ở trên sẽ ít có điều kiện ra rạp hơn phần còn lại. Nhưng đã cấm thì đương nhiên phải cấm phát hành dưới mọi hình thức. Còn việc mặc dù cấm nhưng người dân bằng cách này hay cách khác vẫn coi được thì trách nhiệm của cơ quan chức năng là phải làm tốt hơn nữa trong việc chế tài chứ không thể vì thế mà khỏi cấm.

Câu 3: Cá nhân tui xem phim bạo lực rồi tuy không nhiều. Bạo lực như trong phim cũng chưa. Tại sao chưa thì thứ nhất là tui may mắn chưa bị rơi vào những tình huống ngặt nghèo như các nhân vật trong phim; thứ hai là tui cũng may mắn được ăn học đàng hoàng, kinh tế không tệ và chất lượng cuộc sống không tồi.

Câu 2: Phim bạo lực ảnh hưởng đến người dân nước nào nhiều hơn thì phải xem lại các yếu tố ở câu 6 của quốc gia đó.

Câu 1: Hình như không chỉ cấm phim Việt Nam bạo lực, phim nước ngoài bạo lực quá cũng bị cấm hoặc yêu cầu cắt bỏ phần bạo lực. Nhưng phim nước ngoài có vẻ không bị làm gắt gao như phim Việt Nam. Điều này tui nghĩ là do con người (1 bộ phận ở câu 6) dễ bị ảnh hưởng từ những gì gần gũi quen thuộc hàng ngày với mình hơn. VD đọc báo thấy có vụ giết người ở Mỹ thì chả lo lắng ảnh hưởng gì mấy nhưng nếu vụ giết người này ngay tại khu phố mình đang ở thì sẽ khác.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Bụi Đời Chợ Lớn - Những điểm hay của phim

Tui mạn phép trình bày 1 số quan điểm cá nhân theo các câu hỏi của DanielTran.

Câu 6: Nếu 1 quốc gia hội đủ các yếu tố luật pháp nghiêm minh (góc độ thực thi), dân trí cao, kinh tế giàu có, chất lượng cuộc sống tốt thì người dân sẽ không có bức xúc. Từ đó người dân có xem phim bạo lực thì cũng không bị ảnh hưởng (khi đó phim bạo lực sẽ xếp vô thể loại viễn tưởng ở quốc gia đó). Nhưng thực tế hiện nay chưa có bất kì quốc gia nào hội đủ được các yếu tố đó cho mọi người dân (lưu ý là cho mọi người dân chứ không chỉ cho 1 bộ phận người dân). Hay nói cách khác sẽ luôn có 1 bộ phận người dân (thay đổi từ ít đến nhiều tùy từng quốc gia) dân trí thấp, kinh tế khó khăn, chất lượng cuộc sống kém, xem thường pháp luật. Từ đó bộ phận này rất dễ bức xúc và khi xem phim bạo lực thì sẽ dễ bị ảnh hưởng nhất. Và mặc dù chỉ là 1 bộ phận nhưng bộ phận này khi bị ảnh hưởng có thể gây nguy hiểm cho phần còn lại. Cho nên lệnh cấm là để đảm bảo an toàn cho phần còn lại khỏi sự đe dọa của 1 bộ phận.

Câu 4, câu 5: Một bộ phận ở trên sẽ ít có điều kiện ra rạp hơn phần còn lại. Nhưng đã cấm thì đương nhiên phải cấm phát hành dưới mọi hình thức. Còn việc mặc dù cấm nhưng người dân bằng cách này hay cách khác vẫn coi được thì trách nhiệm của cơ quan chức năng là phải làm tốt hơn nữa trong việc chế tài chứ không thể vì thế mà khỏi cấm.

Câu 3: Cá nhân tui xem phim bạo lực rồi tuy không nhiều. Bạo lực như trong phim cũng chưa. Tại sao chưa thì thứ nhất là tui may mắn chưa bị rơi vào những tình huống ngặt nghèo như các nhân vật trong phim; thứ hai là tui cũng may mắn được ăn học đàng hoàng, kinh tế không tệ và chất lượng cuộc sống không tồi.

Câu 2: Phim bạo lực ảnh hưởng đến người dân nước nào nhiều hơn thì phải xem lại các yếu tố ở câu 6 của quốc gia đó.

Câu 1: Hình như không chỉ cấm phim Việt Nam bạo lực, phim nước ngoài bạo lực quá cũng bị cấm hoặc yêu cầu cắt bỏ phần bạo lực. Nhưng phim nước ngoài có vẻ không bị làm gắt gao như phim Việt Nam. Điều này tui nghĩ là do con người (1 bộ phận ở câu 6) dễ bị ảnh hưởng từ những gì gần gũi quen thuộc hàng ngày với mình hơn. VD đọc báo thấy có vụ giết người ở Mỹ thì chả lo lắng ảnh hưởng gì mấy nhưng nếu vụ giết người này ngay tại khu phố mình đang ở thì sẽ khác.

Cảm ơn bác thich_xem_phim, tuy bác nói đây là quan điểm cá nhân, nhưng Daniel biết đây là quan điểm rất phổ biến trong suy nghĩ của nhiều người, và tuy hơi lạc đi so với chủ đề, nhưng qua đây cho phép Daniel có dịp bàn sâu hơn về hai lối tư duy, cổ điển và hiện đại.

Lối tư duy cổ điển, đang rất phổ biến, Daniel vẫn đặt riêng cho nó một cái tên, là lối tư duy nhị phân. Kiểu suy nghĩ này là rất cầu toàn, hoặc tôi đúng thì anh sai, đã là việc này đúng thì phải làm.

Lối tư duy hiện đại, dựa trên sự cân nhắc, so sánh các giải pháp, và tìm ra phương thức tối ưu, hoặc nói như trong Argo của Ben Afleck, là tìm ra giải pháp ít tồi hơn cả trong vô số các giải pháp tồi.

Ví dụ, trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học vừa qua ở Hà Nội, người ta tìm ra được 4 em rớt trong số hàng chục nghìn em đi thi. Tất nhiên kết quả của một kỳ thi có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau, nhưng quan trọng hơn cả trong cách nhìn của xã hội và toàn bộ thí sinh, là để phân loại và cấp bằng. Chi phí cho kỳ thi được tính ra khoảng 4 tỷ đồng. Nói cách khác Hà Nội đã bỏ ra 4 tỷ đồng để loại ra được 4 em học sinh kém. Đây là giải pháp của lối tư duy nhị phân. Trong khi đó lối tư duy tối ưu hóa sẽ thấy rằng việc làm này vô cùng lãng phí, không chỉ tiền bạc là thứ tính ra được, còn là lãng phí cả thời gian và tâm huyết của hàng chục nghìn học sinh và gấp đôi số ấy các phụ huynh. Lối tư duy tối ưu hóa sẽ thấy rằng bãi bõ kỳ thi này là cách tốt hơn. Thậm chí nếu vẫn muốn giữ lại kỳ thi, thì dựa trên kết quả thống kê của hàng chục năm qua, có thể miễn thi cho tuyệt đại đa số các học sinh khá và giỏi, những em mà đi thi thì xác suất đậu thống kê được là trên 90% chẳng hạn.

Ví dụ, nếu xét thấy việc cấm phim bạo lực là cần thiết, lối tư duy nhị phân sẽ quyết định cấm nó, và lờ đi vờ như không biết rằng thực ra lệnh cấm đó không có giá trị gì cả, vì người ta có thể tiếp cận bộ phim qua các kênh thông tin khác hơn là rạp chiếu. Tất nhiên họ có thể lý luận rằng về nguyên tắc, cấm là đúng, còn chuyện nó rò rỉ như thế nào là do hiệu quả của hệ thống chấp hành và kiểm soát. Trong khi đó lối tư duy tối ưu hóa sẽ thấy rằng hiệu quả sau cùng của lệnh cấm mới là quan trọng, và sự nghiêm minh của luật pháp không phải là trò đùa. Nhiều lệnh cấm vô giá trị sẽ thách thức uy tín của hệ thống pháp luật, và đánh mất lòng tin, cũng như ý thức tôn trọng luật pháp trong cộng đồng.

Ví dụ, các siêu thị ở VN hay có việc bắt buộc khách phải gửi túi xách trước khi vào mua hàng, nhiều khi vẫn có chuyện xét người khách gây bức xúc vì thiếu tôn trọng nhân phẩm khách hàng, bảo vệ đi đâu cũng nhìn khách vào mua như tội phạm. Lối tư duy để quản lý siêu thị này không khác gì với cách làm kỳ thi tốt nghiệp. Ngược lại cách thức quản lý hiện đại dựa trên tư duy tối ưu hóa, sẽ thống kê rằng thực chất thì tỷ lệ người lương thiện là rất cao, và khi bạn tôn trọng nhân phẩm của người khác thì sẽ khuyến khích người khác tôn trọng nhân phẩm của chính họ. Các siêu thị hiện đại ở nước ngoài gắn chip RFID vào từng món hàng, lắp camera quan sát khắp nơi và dán bảng thông báo rằng toàn bộ siêu thị đều có hệ thống an ninh. Khách hàng được tự do mang túi xách vào trong, và siêu thị chấp nhận có một tỷ lệ nhỏ trộm vặt nhất định, để đem lại sự thoải mái và môi trường mua sắm văn minh cho đa số khách hàng. Thực sự thì có một phong trào người Việt làm nghề ăn cắp tại các siêu thị nước ngoài và nhất là ở Nhật, nhờ vào cơ chế thoáng này. Nhưng không vì vậy mà các siêu thị đó thay đổi cách quản ý của họ.

Ví dụ, tệ nạn mua bán dâm là thứ về nguyên tắc là sai trái đạo đức, nên bị cấm. Lối tư duy nhị phân ban ra lệnh cấm, cấp lương cho các lực lượng đi bắt gái. Thế là xong. Còn chuyện thực tế mãi dâm lan tràn khắp nơi, đủ mọi hình thức biến tướng, thì chẳng sao cả! Cứ giả vờ không nghe không thấy không biết là được. Lối tư duy hiện đại nhìn thấy ở đây là nhu cầu của xã hội có thật, lối tư duy hiện đại không áp đặt chủ quan, mà chỉ tìm cách hạn chế mặt tiêu cực của thực tế khách quan. Nó phân vùng lại, giải tỏa lực lượng bảo kê, khám sức khỏe và bảo hiểm cho gái được hành nghề tự nguyện và an toàn. Nó tạo điều kiện cho những người không có điều kiện lập gia đình được giải quyết sinh lý dễ dàng trong sự tôn trọng tối đa nhân phẩm của họ. Tất nhiên nó cũng không thể ngăn cản những tay nhà giàu rửng mỡ dù đã có vợ nhưng vẫn đi chơi gái. Những tay này thì quản lý kiểu nào họ vẫn chơi được thôi. Cũng thông tin thêm là, đã có những nghiên cứu liên quan đến việc nếu như tự do hóa mua bán dâm thì có làm giảm tội phạm hiếp dâm hay không? Một nghiên cứu của một TS người Mỹ năm 2004 cho biết nếu Mỹ được tự do hóa mãi dâm thì sẽ giảm tỷ lệ hiếp dâm 25% tương ứng với giảm đi 25 000 vụ hiếp dâm mỗi năm trên toàn nước Mỹ. Là một nước theo công giáo, người Mỹ vẫn còn tranh cãi vấn đề này rất nhiều vì nó mâu thuẫn với đức tin của họ. Có thể nói, đức tin cũng là một lực lượng mạnh mẽ hậu thuẫn cho lối suy nghĩ kiểu cũ.

Trở lại quan điểm dùng lệnh cấm là để đảm bảo an toàn cho phần còn lại khỏi sự đe dọa của 1 bộ phận. Điều này về nguyên tắc là hoàn toàn đúng. Nhưng vấn đề là tỷ lệ giữa hai nhóm là bao nhiêu?

Có đáng bỏ ra 4 tỷ đồng riêng ở HN và hàng trăm tỷ đồng trên cả nước, cùng với hàng trăm ngày giờ công của các phụ huynh, hàng triệu giờ ôn tập như vẹt của các học sinh, để tìm ra 4 em học kém ở HN, cho đến vài trăm em trên cả nước? Nếu bắt buộc phải loại trừ những phần tử yếu kém này để tránh ảnh hưởng đến phần còn lại, thì thật sự không có cách gì khác hơn sao?

Người Mỹ vẫn không thể cấm súng, dù tai nạn, tự vẫn và xung đột từ súng khiến hàng nghìn người chết mỗi năm. Ở VN thì không có súng, hoặc nói đúng hơn, chỉ người lương thiện mới không có súng. Còn thì bọn cướp đều muốn là có cả, đến cả bọn trộm chó cũng đã có súng, vừa rồi Hải Phòng bắt được hai vợ chồng còn chế tạo được những khẩu súng hình dáng như cây bút rất tinh xảo. Tất nhiên ở đây không bàn đến việc cho người dân dùng súng, nhưng bởi vì người ta đâm chém nhau bằng dao rất nhiều, vậy tiến đến có nên cấm bán dao kéo trên cả nước?

Có một điều rất thú vị là khi Daniel xem các bình luận trên những trang tin có kiểm duyệt bình luận, ví như vnexpress, thì đa số các ý kiến đều cho rằng bộ phim quá bạo lực, xứng đáng bị cấm, và thậm chí phải cấm nó ngay từ khi làm phim, để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến một xã hội đã có quá nhiều bạo lực. Điều thú vị ở đây là, tại sao những người này khi xem một bộ phim bị cho là có quá nhiều bạo lực như BĐCL, thì cảm giác chung của đa số họ nhận được từ phim đều là ghê tởm bạo lực, đều muốn cấm; thì cái logic nào khiến họ nghĩ rằng người khác xem phim lại không phản cảm như họ, mà ngược lại có thể bị tác động dẫn đến chạy ra đường chém giết như trong phim?

Rõ ràng có một thứ tiêu chuẩn kép ở đây, khi mà tôi xem phim này không sao, tôi thấy phản cảm, nhưng những người khác thì sẽ bị ảnh hưởng, do đó tôi cấm. Như vậy yếu tố góp phần xúc tác gây ra bạo lực xã hội, nếu có, không phải đến từ phim mà đến từ sự khác biệt nào đó của hai nhóm khán giả. Đã không phải là nguyên nhân, tại sao lại đòi cấm phim? Nghe có vẻ mâu thuẫn nhỉ?

Nó hao hao như là, tôi cầm đồng tiền thì không sao, người khác cứ có tiền là tha hóa, ăn chơi hưởng thụ, cờ bạc đĩ điếm; cho nên cấm không được sử dụng tiền nữa! Hoặc là cứ đưa hết tiền cho tôi dùng! :-D
 
Ðề: Bụi Đời Chợ Lớn - Những điểm hay của phim

đính chính cho bác Daniel 1 chút là 4 tỉ cho kỳ thi tốt nghiệp tiểu học chứ k phải phổ thông trung học, bác ạ.
 

ngdhieu

Well-Known Member
Ðề: Bụi Đời Chợ Lớn - Những điểm hay của phim

Thay vì cãi nhau ở đây, các bác thử hiến kế cho NSX và đạo diễn chuyển bối cảnh phim là Chợ lớn thời trước 75 có phải hay hơn ko? Biết đâu được duyệt cái rụp. ;)). Trong phim cho chiếu vài NV cảnh sát áo trắng quần xanh là coi như "Diễn tả hiện thực xã hội sống động" ngay ấy mà. ;))
 

thich_xem_phim

Active Member
Re: Ðề: Re: Ðề: Bụi Đời Chợ Lớn - Những điểm hay của phim

Cảm ơn bác thich_xem_phim, tuy bác nói đây là quan điểm cá nhân, nhưng Daniel biết đây là quan điểm rất phổ biến trong suy nghĩ của nhiều người, và tuy hơi lạc đi so với chủ đề, nhưng qua đây cho phép Daniel có dịp bàn sâu hơn về hai lối tư duy, cổ điển và hiện đại.

Lối tư duy cổ điển, đang rất phổ biến, Daniel vẫn đặt riêng cho nó một cái tên, là lối tư duy nhị phân. Kiểu suy nghĩ này là rất cầu toàn, hoặc tôi đúng thì anh sai, đã là việc này đúng thì phải làm.

Lối tư duy hiện đại, dựa trên sự cân nhắc, so sánh các giải pháp, và tìm ra phương thức tối ưu, hoặc nói như trong Argo của Ben Afleck, là tìm ra giải pháp ít tồi hơn cả trong vô số các giải pháp tồi.

Ví dụ, trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học vừa qua ở Hà Nội, người ta tìm ra được 4 em rớt trong số hàng chục nghìn em đi thi. Tất nhiên kết quả của một kỳ thi có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau, nhưng quan trọng hơn cả trong cách nhìn của xã hội và toàn bộ thí sinh, là để phân loại và cấp bằng. Chi phí cho kỳ thi được tính ra khoảng 4 tỷ đồng. Nói cách khác Hà Nội đã bỏ ra 4 tỷ đồng để loại ra được 4 em học sinh kém. Đây là giải pháp của lối tư duy nhị phân. Trong khi đó lối tư duy tối ưu hóa sẽ thấy rằng việc làm này vô cùng lãng phí, không chỉ tiền bạc là thứ tính ra được, còn là lãng phí cả thời gian và tâm huyết của hàng chục nghìn học sinh và gấp đôi số ấy các phụ huynh. Lối tư duy tối ưu hóa sẽ thấy rằng bãi bõ kỳ thi này là cách tốt hơn. Thậm chí nếu vẫn muốn giữ lại kỳ thi, thì dựa trên kết quả thống kê của hàng chục năm qua, có thể miễn thi cho tuyệt đại đa số các học sinh khá và giỏi, những em mà đi thi thì xác suất đậu thống kê được là trên 90% chẳng hạn.

Ví dụ, nếu xét thấy việc cấm phim bạo lực là cần thiết, lối tư duy nhị phân sẽ quyết định cấm nó, và lờ đi vờ như không biết rằng thực ra lệnh cấm đó không có giá trị gì cả, vì người ta có thể tiếp cận bộ phim qua các kênh thông tin khác hơn là rạp chiếu. Tất nhiên họ có thể lý luận rằng về nguyên tắc, cấm là đúng, còn chuyện nó rò rỉ như thế nào là do hiệu quả của hệ thống chấp hành và kiểm soát. Trong khi đó lối tư duy tối ưu hóa sẽ thấy rằng hiệu quả sau cùng của lệnh cấm mới là quan trọng, và sự nghiêm minh của luật pháp không phải là trò đùa. Nhiều lệnh cấm vô giá trị sẽ thách thức uy tín của hệ thống pháp luật, và đánh mất lòng tin, cũng như ý thức tôn trọng luật pháp trong cộng đồng.

Ví dụ, các siêu thị ở VN hay có việc bắt buộc khách phải gửi túi xách trước khi vào mua hàng, nhiều khi vẫn có chuyện xét người khách gây bức xúc vì thiếu tôn trọng nhân phẩm khách hàng, bảo vệ đi đâu cũng nhìn khách vào mua như tội phạm. Lối tư duy để quản lý siêu thị này không khác gì với cách làm kỳ thi tốt nghiệp. Ngược lại cách thức quản lý hiện đại dựa trên tư duy tối ưu hóa, sẽ thống kê rằng thực chất thì tỷ lệ người lương thiện là rất cao, và khi bạn tôn trọng nhân phẩm của người khác thì sẽ khuyến khích người khác tôn trọng nhân phẩm của chính họ. Các siêu thị hiện đại ở nước ngoài gắn chip RFID vào từng món hàng, lắp camera quan sát khắp nơi và dán bảng thông báo rằng toàn bộ siêu thị đều có hệ thống an ninh. Khách hàng được tự do mang túi xách vào trong, và siêu thị chấp nhận có một tỷ lệ nhỏ trộm vặt nhất định, để đem lại sự thoải mái và môi trường mua sắm văn minh cho đa số khách hàng. Thực sự thì có một phong trào người Việt làm nghề ăn cắp tại các siêu thị nước ngoài và nhất là ở Nhật, nhờ vào cơ chế thoáng này. Nhưng không vì vậy mà các siêu thị đó thay đổi cách quản ý của họ.

Ví dụ, tệ nạn mua bán dâm là thứ về nguyên tắc là sai trái đạo đức, nên bị cấm. Lối tư duy nhị phân ban ra lệnh cấm, cấp lương cho các lực lượng đi bắt gái. Thế là xong. Còn chuyện thực tế mãi dâm lan tràn khắp nơi, đủ mọi hình thức biến tướng, thì chẳng sao cả! Cứ giả vờ không nghe không thấy không biết là được. Lối tư duy hiện đại nhìn thấy ở đây là nhu cầu của xã hội có thật, lối tư duy hiện đại không áp đặt chủ quan, mà chỉ tìm cách hạn chế mặt tiêu cực của thực tế khách quan. Nó phân vùng lại, giải tỏa lực lượng bảo kê, khám sức khỏe và bảo hiểm cho gái được hành nghề tự nguyện và an toàn. Nó tạo điều kiện cho những người không có điều kiện lập gia đình được giải quyết sinh lý dễ dàng trong sự tôn trọng tối đa nhân phẩm của họ. Tất nhiên nó cũng không thể ngăn cản những tay nhà giàu rửng mỡ dù đã có vợ nhưng vẫn đi chơi gái. Những tay này thì quản lý kiểu nào họ vẫn chơi được thôi. Cũng thông tin thêm là, đã có những nghiên cứu liên quan đến việc nếu như tự do hóa mua bán dâm thì có làm giảm tội phạm hiếp dâm hay không? Một nghiên cứu của một TS người Mỹ năm 2004 cho biết nếu Mỹ được tự do hóa mãi dâm thì sẽ giảm tỷ lệ hiếp dâm 25% tương ứng với giảm đi 25 000 vụ hiếp dâm mỗi năm trên toàn nước Mỹ. Là một nước theo công giáo, người Mỹ vẫn còn tranh cãi vấn đề này rất nhiều vì nó mâu thuẫn với đức tin của họ. Có thể nói, đức tin cũng là một lực lượng mạnh mẽ hậu thuẫn cho lối suy nghĩ kiểu cũ.

Trở lại quan điểm dùng lệnh cấm là để đảm bảo an toàn cho phần còn lại khỏi sự đe dọa của 1 bộ phận. Điều này về nguyên tắc là hoàn toàn đúng. Nhưng vấn đề là tỷ lệ giữa hai nhóm là bao nhiêu?

Có đáng bỏ ra 4 tỷ đồng riêng ở HN và hàng trăm tỷ đồng trên cả nước, cùng với hàng trăm ngày giờ công của các phụ huynh, hàng triệu giờ ôn tập như vẹt của các học sinh, để tìm ra 4 em học kém ở HN, cho đến vài trăm em trên cả nước? Nếu bắt buộc phải loại trừ những phần tử yếu kém này để tránh ảnh hưởng đến phần còn lại, thì thật sự không có cách gì khác hơn sao?

Người Mỹ vẫn không thể cấm súng, dù tai nạn, tự vẫn và xung đột từ súng khiến hàng nghìn người chết mỗi năm. Ở VN thì không có súng, hoặc nói đúng hơn, chỉ người lương thiện mới không có súng. Còn thì bọn cướp đều muốn là có cả, đến cả bọn trộm chó cũng đã có súng, vừa rồi Hải Phòng bắt được hai vợ chồng còn chế tạo được những khẩu súng hình dáng như cây bút rất tinh xảo. Tất nhiên ở đây không bàn đến việc cho người dân dùng súng, nhưng bởi vì người ta đâm chém nhau bằng dao rất nhiều, vậy tiến đến có nên cấm bán dao kéo trên cả nước?

Có một điều rất thú vị là khi Daniel xem các bình luận trên những trang tin có kiểm duyệt bình luận, ví như vnexpress, thì đa số các ý kiến đều cho rằng bộ phim quá bạo lực, xứng đáng bị cấm, và thậm chí phải cấm nó ngay từ khi làm phim, để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến một xã hội đã có quá nhiều bạo lực. Điều thú vị ở đây là, tại sao những người này khi xem một bộ phim bị cho là có quá nhiều bạo lực như BĐCL, thì cảm giác chung của đa số họ nhận được từ phim đều là ghê tởm bạo lực, đều muốn cấm; thì cái logic nào khiến họ nghĩ rằng người khác xem phim lại không phản cảm như họ, mà ngược lại có thể bị tác động dẫn đến chạy ra đường chém giết như trong phim?

Rõ ràng có một thứ tiêu chuẩn kép ở đây, khi mà tôi xem phim này không sao, tôi thấy phản cảm, nhưng những người khác thì sẽ bị ảnh hưởng, do đó tôi cấm. Như vậy yếu tố góp phần xúc tác gây ra bạo lực xã hội, nếu có, không phải đến từ phim mà đến từ sự khác biệt nào đó của hai nhóm khán giả. Đã không phải là nguyên nhân, tại sao lại đòi cấm phim? Nghe có vẻ mâu thuẫn nhỉ?

Nó hao hao như là, tôi cầm đồng tiền thì không sao, người khác cứ có tiền là tha hóa, ăn chơi hưởng thụ, cờ bạc đĩ điếm; cho nên cấm không được sử dụng tiền nữa! Hoặc là cứ đưa hết tiền cho tôi dùng! :-D

Một số vd của bác (dao, súng, tiền) đưa ra để so sánh bất công cho tui quá vì nếu đưa ra để so sánh thì phải so sánh với phim ảnh nói chung mới công bằng. Còn ở đây không cấm phim ảnh nói chung mà chỉ cấm phim quá bạo lực mà phim quá bạo lực chỉ chiếm 1 số lượng nhỏ trong rất nhiều phim hàng năm được phát hành. Cho phép xem phim nhưng cấm phim quá bạo lực cũng như Mỹ cho phép xài súng nhưng cấm xài súng hạng nặng.

Trong tư duy hiện đại mà bác đề cập (dựa trên sự cân nhắc, so sánh các giải pháp, và tìm ra phương thức tối ưu), tui không rõ tối ưu ở đây là tối ưu gì? Theo các vd bác đưa ra thì tui hiểu tối ưu ở đây là về mặt kinh tế? Nếu là vậy thì chỉ có thể áp dụng tư duy này với các vấn đề chỉ gây thiệt hại về tài sản (siêu thị mất hàng, tổ chức thi tốn kém…).

“Ngược lại cách thức quản lý hiện đại dựa trên tư duy tối ưu hóa, sẽ thống kê rằng thực chất thì tỷ lệ người lương thiện là rất cao, và khi bạn tôn trọng nhân phẩm của người khác thì sẽ khuyến khích người khác tôn trọng nhân phẩm của chính họ.” Lí do ở đây vẫn là kinh tế chứ cũng chả tôn trọng gì đâu. Nếu siêu thị thật sự tôn trọng thì không cần gắn chip và camera quan sát làm gì. Cách đó cũng không khiến khách hàng thấy thoải mái hay văn minh hơn đâu. Hình dung bác vào làm 1 công ty mà nó gắn camera theo dõi bác suốt trong quá trình làm việc thì bác có cảm thấy thoải mái và được tôn trọng không?

Nhưng còn những vấn đề mà thiệt hại liên quan đến tính mạng con người thì không thể áp dụng tư duy hiện đại được. Tại sao khi đi máy bay người ta lại kiểm soát rất chặt hành khách (phải khai báo, xét hành lý, xét người, cấm mang 1 số vật dụng bằng kim loại…)? Rất phiền phức và tốn kém nhưng vẫn phải làm mặc dù tỉ lệ người lương thiện như bác nói cao hơn tội phạm. Lí do là vì có liên quan đến tính mạng con người. Cho nên chỉ cần có 1 tỉ lệ dù rất nhỏ có khả năng gây nguy hiểm thôi thì tốn kém cách mấy vẫn phải làm (siêu thị có thể chấp nhận 1 tỉ lệ nhỏ trộm vặt nhưng hàng không thì không thể chấp nhận bỏ sót dù chỉ là 1 người khả nghi; không cần 4 tỷ để loại 4 em học sinh kém nhưng dù có tốn 40 tỷ thì cũng phải làm chỉ để loại 1 người có khả năng gây nguy hiểm cho chuyến bay).

Trở lại vấn đề cấm phim quá bạo lực. Ảnh hưởng của 1 bộ phận từ phim quá bạo lực rõ ràng không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn ảnh hưởng tới tính mạng con người.

"Như vậy yếu tố góp phần xúc tác gây ra bạo lực xã hội, nếu có, không phải đến từ phim mà đến từ sự khác biệt nào đó của hai nhóm khán giả. Đã không phải là nguyên nhân, tại sao lại đòi cấm phim? Nghe có vẻ mâu thuẫn nhỉ?". Chừng nào chưa xóa bỏ được sự chênh lệch về ý thức của 2 nhóm khán giả thì chừng đó vẫn cần phải hạn chế những tác nhân có thể gây kích động bạo lực.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Bụi Đời Chợ Lớn - Những điểm hay của phim

Một số vd của bác (dao, súng, tiền) đưa ra để so sánh bất công cho tui quá vì nếu đưa ra để so sánh thì phải so sánh với phim ảnh nói chung mới công bằng. Còn ở đây không cấm phim ảnh nói chung mà chỉ cấm phim quá bạo lực mà phim quá bạo lực chỉ chiếm 1 số lượng nhỏ trong rất nhiều phim hàng năm được phát hành. Cho phép xem phim nhưng cấm phim quá bạo lực cũng như Mỹ cho phép xài súng nhưng cấm xài súng hạng nặng.

Chúng ta thấy có mấy vấn đề ở đây:

Thứ nhất là không có nhiều nước áp dụng lệnh cấm phim, khi mà đa số các nước dùng hệ thống phân loại, họ phải có lý do.
Thứ hai là ngay cả khi cấm, phải dựa trên các điều luật minh bạch rõ ràng, chứ không phải là một quyết định mù mờ với lý do rất cảm tính.
Thứ ba là ai có quyền cấm? Hội đồng duyệt thực ra chỉ là vài công chức được chỉ định, thậm chí cho đến nay dư luận chỉ biết tên vài người trong số họ, những người khác thậm chí không chịu trách nhiệm nào trước dư luận. Có mấy ai ở đây mua hàng của người bán mà họ nói là họ không chịu trách nhiệm về món hàng? Có công chức nào làm việc tốt khi mà họ không chịu bị đánh giá về hiệu quả công việc? Có ai ở đây thuê nhân công mà bảo rằng họ chỉ cần nhớ ngày lãnh lương, không cần báo cáo kết quả công việc?

Trong tư duy hiện đại mà bác đề cập (dựa trên sự cân nhắc, so sánh các giải pháp, và tìm ra phương thức tối ưu), tui không rõ tối ưu ở đây là tối ưu gì? Theo các vd bác đưa ra thì tui hiểu tối ưu ở đây là về mặt kinh tế? Nếu là vậy thì chỉ có thể áp dụng tư duy này với các vấn đề chỉ gây thiệt hại về tài sản (siêu thị mất hàng, tổ chức thi tốn kém…).

“Ngược lại cách thức quản lý hiện đại dựa trên tư duy tối ưu hóa, sẽ thống kê rằng thực chất thì tỷ lệ người lương thiện là rất cao, và khi bạn tôn trọng nhân phẩm của người khác thì sẽ khuyến khích người khác tôn trọng nhân phẩm của chính họ.” Lí do ở đây vẫn là kinh tế chứ cũng chả tôn trọng gì đâu. Nếu siêu thị thật sự tôn trọng thì không cần gắn chip và camera quan sát làm gì. Cách đó cũng không khiến khách hàng thấy thoải mái hay văn minh hơn đâu. Hình dung bác vào làm 1 công ty mà nó gắn camera theo dõi bác suốt trong quá trình làm việc thì bác có cảm thấy thoải mái và được tôn trọng không?

Tối ưu ở đây không phải chỉ đơn giản vì lý do kinh tế, dù đó là một tiêu chí phổ biến vì dễ định lượng.
Tối ưu là xét đến tính hiệu quả của giải pháp, và hướng đến định lượng tất cả các yếu tố của bài toán.

Chip và camera quan sát là một trong hai khía cạnh của giải pháp an ninh ở siêu thị, nó giúp người ta hiểu rằng không nên ăn cắp vì có thể bị bắt.
Rõ ràng lý tưởng nhất là k nên có kiểm soát, nhưng như mình đã nói, tối ưu hóa là đi tìm một giải pháp tốt nhất. Trong nhiều trường hợp như trong Argo của Ben Afleck, thứ người ta có được chỉ là giải pháp tồi, nhưng nó vẫn được chọn vì các giải pháp khác còn tồi hơn nhiều.

Rõ ràng hệ thống an ninh tự động giúp đa số khách hàng có thể vào siêu thị mà không phải lo gửi hành lý, không phải xếp hàng (để chờ gửi), không phải nhớ mật khẩu tủ khóa tự động, hoặc không phải lo đánh mất chìa khóa, không phải mất thời gian vì những chuyện linh tinh đó.

Chắc chắn là nó tốt hơn cách mà các siêu thị VN đang áp dụng, đúng k nhỉ?

Ví dụ áp dụng camera trong cty thì khác rồi, vì đó là người lao động của cty, là cơ chế quản lý nội bộ, còn đây là khách hàng của siêu thị.

Nhưng còn những vấn đề mà thiệt hại liên quan đến tính mạng con người thì không thể áp dụng tư duy hiện đại được. Tại sao khi đi máy bay người ta lại kiểm soát rất chặt hành khách (phải khai báo, xét hành lý, xét người, cấm mang 1 số vật dụng bằng kim loại…)? Rất phiền phức và tốn kém nhưng vẫn phải làm mặc dù tỉ lệ người lương thiện như bác nói cao hơn tội phạm. Lí do là vì có liên quan đến tính mạng con người. Cho nên chỉ cần có 1 tỉ lệ dù rất nhỏ có khả năng gây nguy hiểm thôi thì tốn kém cách mấy vẫn phải làm.

Kể cả là tính mạng con người thì càng cần tư duy quản lý hiện đại, trong đó hiệu quả của giải pháp là ưu tiên hàng đầu. Bởi vì đây là bài toán an toàn, vậy thì giải pháp tối ưu là làm sao để tăng cao mức độ an toàn của hệ thống. Chẳng có gì mâu thuẫn ở đây cả. Như chúng ta đã thấy, các hệ thống quản lý hàng không và không lưu của VN đã rất nhanh chóng hội nhập với các tiêu chuẩn quốc tế. Là một ví dụ cho tư duy quản lý hiện đại trong những ngành mà tính mạng con người được quan tâm.

Trở lại vấn đề cấm phim quá bạo lực. Ảnh hưởng của 1 bộ phận từ phim quá bạo lực rõ ràng không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn ảnh hưởng tới tính mạng con người.

"Như vậy yếu tố góp phần xúc tác gây ra bạo lực xã hội, nếu có, không phải đến từ phim mà đến từ sự khác biệt nào đó của hai nhóm khán giả. Đã không phải là nguyên nhân, tại sao lại đòi cấm phim? Nghe có vẻ mâu thuẫn nhỉ?". Chừng nào chưa xóa bỏ được sự chênh lệch về ý thức của 2 nhóm khán giả thì chừng đó vẫn cần phải hạn chế những tác nhân có thể gây kích động bạo lực.

Vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được chứng minh. Có hai nhóm quan điểm về mối liên hệ này, và những nhà nghiên cứu cho rằng có liên hệ, cũng chỉ mới dám kết luận rằng xem phim bạo lực có ảnh hưởng đến tính hiếu chiến của một số người NGAY SAU KHI xem. Luồng thứ hai phủ nhận quan điểm trên vì các nghiên cứu đó không mô phỏng được điều kiện thực tế về hoàn cảnh ứng xử, tâm sinh lý của con người trong thời gian dài sau khi xem. Thế nên dám khẳng định rằng "Ảnh hưởng của một bộ phận từ phim quá bạo lực rõ ràng không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn ảnh hưởng tới tính mạng con người" thì bác rất dũng cảm! Chưa có nhà khoa học nào dám khẳng định như bác.

Các bác nào muốn chứng minh có sự liên hệ trên, đây có thể là điểm khởi đầu để tìm chứng cứ khoa học:

Research into the media and violence examines whether links between consuming media violence and subsequent aggressive and violent behavior exists. Although some scholars had claimed media violence may increase aggression,[19] this view is coming increasingly in doubt both in the scholarly community[20] and was rejected by the US Supreme Court in the Brown v EMA case, as well as in a review of video game violence by the Australian Government (2010) which concluded evidence for harmful effects were inconclusive at best and the rhetoric of some scholars was not matched by good data.

lược dịch:

Mặc dù một số nhà nghiên cứu cho rằng bạo lực trên truyền thông có thể làm gia tăng mức độ kích động, quan điểm này ngày càng bị nghi ngờ nhiều hơn [từ hàng loạt nghiên cứu] của giới khoa bảng cũng như [phủ nhận] từ Tòa thượng thẩm Hoa Kỳ trong vụ án "Brown v EMA", cũng như trong đánh giá của chính phủ Úc năm 2010 về ảnh hưởng của yếu tố bạo lực trong các trò chơi điện tử, đã kết luận rằng các bằng chứng đưa ra chưa thuyết phục và các dữ liệu dùng trong nghiên cứu không được thu thập đúng cách.

Media violence research - Wikipedia, the free encyclopedia

và nếu nói rằng "chừng nào chưa xóa bỏ được sự chênh lệch về ý thức của 2 nhóm khán giả thì chừng đó vẫn cần phải hạn chế những tác nhân có thể gây kích động bạo lực" thì chắc chắn là sẽ không bao giờ xóa bỏ được sự chênh lệch ấy! Đấy chính là bế tắc của lối tư duy kiểu này.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

osiric

Well-Known Member
Ðề: Bụi Đời Chợ Lớn - Những điểm hay của phim

VN mà chấp hành tốt luật pháp + có ý thức tự chấp hành phân loại người được vào xem tùy thể loại phim thì có lẽ ko có chuyện này xảy ra với bui đời chợ lớn hay những phim sau này nữa
Ngày đó sao nó xa vời quá
 

thich_xem_phim

Active Member
Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Bụi Đời Chợ Lớn - Những điểm hay của phim

Chúng ta thấy có mấy vấn đề ở đây:

Thứ nhất là không có nhiều nước áp dụng lệnh cấm phim, khi mà đa số các nước dùng hệ thống phân loại, họ phải có lý do.
Thứ hai là ngay cả khi cấm, phải dựa trên các điều luật minh bạch rõ ràng, chứ không phải là một quyết định mù mờ với lý do rất cảm tính.
Thứ ba là ai có quyền cấm? Hội đồng duyệt thực ra chỉ là vài công chức được chỉ định, thậm chí cho đến nay dư luận chỉ biết tên vài người trong số họ, những người khác thậm chí không chịu trách nhiệm nào trước dư luận. Có mấy ai ở đây mua hàng của người bán mà họ nói là họ không chịu trách nhiệm về món hàng? Có công chức nào làm việc tốt khi mà họ không chịu bị đánh giá về hiệu quả công việc? Có ai ở đây thuê nhân công mà bảo rằng họ chỉ cần nhớ ngày lãnh lương, không cần báo cáo kết quả công việc?

Tối ưu ở đây không phải chỉ đơn giản vì lý do kinh tế, dù đó là một tiêu chí phổ biến vì dễ định lượng.
Tối ưu là xét đến tính hiệu quả của giải pháp, và hướng đến định lượng tất cả các yếu tố của bài toán.

Chip và camera quan sát là một trong hai khía cạnh của giải pháp an ninh ở siêu thị, nó giúp người ta hiểu rằng không nên ăn cắp vì có thể bị bắt.
Rõ ràng lý tưởng nhất là k nên có kiểm soát, nhưng như mình đã nói, tối ưu hóa là đi tìm một giải pháp tốt nhất. Trong nhiều trường hợp như trong Argo của Ben Afleck, thứ người ta có được chỉ là giải pháp tồi, nhưng nó vẫn được chọn vì các giải pháp khác còn tồi hơn nhiều.

Rõ ràng hệ thống an ninh tự động giúp đa số khách hàng có thể vào siêu thị mà không phải lo gửi hành lý, không phải xếp hàng (để chờ gửi), không phải nhớ mật khẩu tủ khóa tự động, hoặc không phải lo đánh mất chìa khóa, không phải mất thời gian vì những chuyện linh tinh đó.

Chắc chắn là nó tốt hơn cách mà các siêu thị VN đang áp dụng, đúng k nhỉ?

Ví dụ áp dụng camera trong cty thì khác rồi, vì đó là người lao động của cty, là cơ chế quản lý nội bộ, còn đây là khách hàng của siêu thị.

Kể cả là tính mạng con người thì càng cần tư duy quản lý hiện đại, trong đó hiệu quả của giải pháp là ưu tiên hàng đầu. Bởi vì đây là bài toán an toàn, vậy thì giải pháp tối ưu là làm sao để tăng cao mức độ an toàn của hệ thống. Chẳng có gì mâu thuẫn ở đây cả. Như chúng ta đã thấy, các hệ thống quản lý hàng không và không lưu của VN đã rất nhanh chóng hội nhập với các tiêu chuẩn quốc tế. Là một ví dụ cho tư duy quản lý hiện đại trong những ngành mà tính mạng con người được quan tâm.

Vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được chứng minh. Có hai nhóm quan điểm về mối liên hệ này, và những nhà nghiên cứu cho rằng có liên hệ, cũng chỉ mới dám kết luận rằng xem phim bạo lực có ảnh hưởng đến tính hiếu chiến của một số người NGAY SAU KHI xem. Luồng thứ hai phủ nhận quan điểm trên vì các nghiên cứu đó không mô phỏng được điều kiện thực tế về hoàn cảnh ứng xử, tâm sinh lý của con người trong thời gian dài sau khi xem. Thế nên dám khẳng định rằng "Ảnh hưởng của một bộ phận từ phim quá bạo lực rõ ràng không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn ảnh hưởng tới tính mạng con người" thì bác rất dũng cảm! Chưa có nhà khoa học nào dám khẳng định như bác.

Các bác nào muốn chứng minh có sự liên hệ trên, đây có thể là điểm khởi đầu để tìm chứng cứ khoa học:

Research into the media and violence examines whether links between consuming media violence and subsequent aggressive and violent behavior exists. Although some scholars had claimed media violence may increase aggression,[19] this view is coming increasingly in doubt both in the scholarly community[20] and was rejected by the US Supreme Court in the Brown v EMA case, as well as in a review of video game violence by the Australian Government (2010) which concluded evidence for harmful effects were inconclusive at best and the rhetoric of some scholars was not matched by good data.

lược dịch:

Mặc dù một số nhà nghiên cứu cho rằng bạo lực trên truyền thông có thể làm gia tăng mức độ kích động, quan điểm này ngày càng bị nghi ngờ nhiều hơn [từ hàng loạt nghiên cứu] của giới khoa bảng cũng như [phủ nhận] từ Tòa thượng thẩm Hoa Kỳ trong vụ án "Brown v EMA", cũng như trong đánh giá của chính phủ Úc năm 2010 về ảnh hưởng của yếu tố bạo lực trong các trò chơi điện tử, đã kết luận rằng các bằng chứng đưa ra chưa thuyết phục và các dữ liệu dùng trong nghiên cứu không được thu thập đúng cách.

Media violence research - Wikipedia, the free encyclopedia

và nếu nói rằng "chừng nào chưa xóa bỏ được sự chênh lệch về ý thức của 2 nhóm khán giả thì chừng đó vẫn cần phải hạn chế những tác nhân có thể gây kích động bạo lực" thì chắc chắn là sẽ không bao giờ xóa bỏ được sự chênh lệch ấy! Đấy chính là bế tắc của lối tư duy kiểu này.

Cái câu "khi mà đa số các nước dùng hệ thống phân loại, họ phải có lí do" của bác thì tui có thể cãi ngang là "nước ta không dùng hệ thống phân loại cũng có lí do hoặc đa số các nước cấm dùng súng họ phải có lí do." Cãi kiểu này sẽ không đi tới đâu nên không tranh luận ý này.

Còn vấn đề về luật và công chức thì cũng vượt phạm vi vấn đề tranh luận có nên hay không nên cấm phim quá bạo lực nên tui cũng bỏ qua ý này.

Theo bác nói ở trên thì thật ra chỉ có 1 tư duy là hiện đại thôi chứ không phải 2 tư duy như bác chia. Các giải pháp khác nhau là do mỗi người, mỗi ngành nghề họ định nghĩa tối ưu khác nhau chứ không phải do tư duy khác nhau. Chẳng hạn dưới góc độ tối ưu kinh tế thì giải pháp trong vd siêu thị bác đưa ra là tối ưu, nhưng dưới các góc độ khác thì bác có chắc là giải pháp đó là tối ưu không?

Nếu tui là chủ tịch 1 hãng hàng không và tui phát biểu: “Chừng nào chưa xóa bỏ được chênh lệnh về ý thức giữa các hành khách thì chừng đó vẫn cần hạn chế những tác nhân gây nguy hiểm cho chuyến bay. Cho nên cần kiểm soát thật gắt gao mọi hành khách trước khi lên máy bay, cấm tất cả mọi vật dụng bằng kim loại.” Như vậy ở đây tui vẫn tư duy hiện đại nhưng không phải tối ưu về kinh tế mà tối ưu về an ninh.

Tui không tin phim ảnh nói riêng hay truyền thông nói chung (được ví như quyền lực thứ 4) không ảnh hưởng gì đến người xem. VD: Quảng cáo là 1 dạng phim ngắn, nếu nó không ảnh hưởng gì tới hành vi con người thì các công ty bỏ hàng tỷ đôla mỗi năm ra quảng cáo để làm gì? Tại sao họ phải lồng sản phẩm của mình vào những bộ phim? Tại sao chính phủ phải làm những phim tuyên truyền về chiến tranh? Liệu Bush con có thể đem quân đánh Iraq nếu truyền thông không ảnh hưởng gì tới người dân? Rồi hiện tượng K-Pop ở Việt Nam là thế nào?

Các nghiên cứu về ảnh hưởng bạo lực từ truyền thông khi tiến hành chọn mẫu có Việt Nam trong đó không? Một kết luận trong nghiên cứu khoa học xã hội lấy mẫu ở nước khác rồi đem áp dụng cho Việt Nam liệu có chính xác hay không khi đối tượng chọn mẫu khác nhau về dân trí, kinh tế, chất lượng sống...?

Thử vận dụng tư duy hiện đại như bác nói nhé: Với phim Việt Nam trong 2 giải pháp là cấm phát hành và phân loại độ tuổi thì cái nào hiệu quả hơn trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay? Xác suất leak 1 phim Việt Nam bị cấm phát hành ra ngoài thị trường để cho người có độ tuổi không phù hợp xem được so với xác suất không cấm nhưng để lọt người không đúng độ tuổi xem được phim cái nào cao hơn?
 
Bên trên