Dự án Dâu Tây - Transport nền tảng Raspberry Pi chất lượng cao

trung224

Well-Known Member
@Hagemi : Thế thì đúng rồi, Pi không đủ mạnh để cân real-time kernel và USB out đâu bác. Với redbook (16 bit) thì có thể sửa bằng cách tăng giảm buffer trong config, còn với Hires PCM và DSD thì chịu thôi. Chính thế nên đối với Pi, em mới chọn hướng xuất i2s ra DigiOne
 

Hagemi

Active Member
@Hagemi : Thế thì đúng rồi, Pi không đủ mạnh để cân real-time kernel và USB out đâu bác. Với redbook (16 bit) thì có thể sửa bằng cách tăng giảm buffer trong config, còn với Hires PCM và DSD thì chịu thôi. Chính thế nên đối với Pi, em mới chọn hướng xuất i2s ra DigiOne
Qua digione lại ko chơi được dsd bác nhỉ. Để chơi dsd lại phải dùng pc hả bác?
 

trung224

Well-Known Member
DigiOne có thể chơi được DSD64 nếu DAC của bác có hỗ trợ DSD64 qua coax, ví dụ như DAC của Chord (thực ra có thể lên đến DSD128 nếu nguồn phát hỗ trợ), PS Audio,Matrix, MSB. Còn nếu DAC không hỗ trợ thì bác sẽ phải dùng PC để chơi DSD thôi.
 

Hagemi

Active Member
DigiOne có thể chơi được DSD64 nếu DAC của bác có hỗ trợ DSD64 qua coax, ví dụ như DAC của Chord (thực ra có thể lên đến DSD128 nếu nguồn phát hỗ trợ), PS Audio,Matrix, MSB. Còn nếu DAC không hỗ trợ thì bác sẽ phải dùng PC để chơi DSD thôi.
Cổng BNC thì sao bác nhỉ?
 

trung224

Well-Known Member
BNC hay coax cũng như nhau thôi bác, khác biệt chỉ ở khía cạnh vật lý, một cái được thiết kế cho việc truyền dẫn tần số cao với việc đảm bảo trở kháng 75 ohm hoặc 50 ohm (BNC), cái còn lại thì không (RCA coax)
 

Hagemi

Active Member
BNC hay coax cũng như nhau thôi bác, khác biệt chỉ ở khía cạnh vật lý, một cái được thiết kế cho việc truyền dẫn tần số cao với việc đảm bảo trở kháng 75 ohm hoặc 50 ohm (BNC), cái còn lại thì không (RCA coax)
Như vậy qua cổng BNC sẽ cho chất lượng tốt hơn phải không bác?
Cho e hỏi thêm một vấn đề nữa là trong Moode hai chế độ Linux kenel là Standard và Low Lacenty thì nên set chế độ nào ?
 

HVX

Member
DigiOne có thể chơi được DSD64 nếu DAC của bác có hỗ trợ DSD64 qua coax (thực ra có thể lên đến DSD128 nếu nguồn phát hỗ trợ).
Nguồn phát là Pi2, trước đây xuất qua USB mình nghe được DSD64, 128 nhưng giờ xuất qua DigiOne thì chỉ được DSD64, mặc dù DAC có hỗ trợ tơi 128, vậy nhờ bạn Trung cho biết ở trường hợp này "nếu nguồn phát hỗ trợ" thì khúc mắc ở đâu và có hướng khắc phục nào khả dĩ ( do DigiOne ?) . Xin cảm ơn !
 

do_long_khach

Well-Known Member
Nguồn phát là Pi2, trước đây xuất qua USB mình nghe được DSD64, 128 nhưng giờ xuất qua DigiOne thì chỉ được DSD64, mặc dù DAC có hỗ trợ tơi 128, vậy nhờ bạn Trung cho biết ở trường hợp này "nếu nguồn phát hỗ trợ" thì khúc mắc ở đâu và có hướng khắc phục nào khả dĩ ( do DigiOne ?) . Xin cảm ơn !
Theo em thì digione được thế thôi, mà coax cũng chỉ đc dsd 64 là kịch mà?
 

Hagemi

Active Member
Nguồn phát là Pi2, trước đây xuất qua USB mình nghe được DSD64, 128 nhưng giờ xuất qua DigiOne thì chỉ được DSD64, mặc dù DAC có hỗ trợ tơi 128, vậy nhờ bạn Trung cho biết ở trường hợp này "nếu nguồn phát hỗ trợ" thì khúc mắc ở đâu và có hướng khắc phục nào khả dĩ ( do DigiOne ?) . Xin cảm ơn !
Em cũng có cùng thắc mắc như bác, nhờ bác @trung224 giúp đỡ nhé
 

yeuclassa

New Member
F71E7F7C-0389-4B73-9D24-E86A5B43E89A.jpeg
F71E7F7C-0389-4B73-9D24-E86A5B43E89A.jpeg Dự án ra tết của em: Pi 2 + allo digione với cấu hình nguồn 3X như sau:
1, em không chơi như các cụ là cả 3 mạch lt1963 đều chung 1 cuộn thứ cấp mà chơi kiểu biến áp có 4 cuộn ra riêng, 2 cuộn 7VAC để có 2 đường 5VDC cho pi và digione, 1 cuộn 3VAC để cho 1,8VDC, 1 cuộn 5VAC để cho 3,3VDC.
2, Mỗi đường điện áp đều qua 2 tầng: Tầng đầu qua lt1963, tầng sau qua lt3045.
Xin các cụ cho ý kiến thế có ổn không ạ vì em thấy các cụ vẫn nuôi 3 nguồn từ cùng 1 cuộn sơ cấp nên chưa tối ưu về cách li.
 

trung224

Well-Known Member
Single SPDIF hay AES/EBU thông thường (qua coax, BNC hay AES/EBU) đúng là chỉ có băng thông tối đa là 192kHz (tương đương với DSD64 nếu truyền theo dạng DoP). Tuy nhiên, nếu nguồn phát được thiết kế theo chuẩn Dual AES (hãng dCS lập ra) thì có thể truyền dẫn lên đến 384kHz (tương đương với DSD128 nếu truyền theo dạng DoP).

Hiện nay chỉ có một số thiết bị studio theo chuẩn này, hoặc dCS Network Bridge (Dual AES bằng 2 cổng AES/EBU) hoặc transport Chord Blu MKII (Dual AES bằng 2 cổng BNC). Cho nên với DigiOne thì chỉ có thể đến DSD64 thôi
 

trung224

Well-Known Member
@yeuclassa : Theo em, việc tách nguồn 3x vào 3 cuộn thứ cấp riêng biệt không cần thiết vì 3 nguồn đấy dùng chung để nuôi cả board Pi (tất cả các chip trên Pi đều dùng cả 3,3V và 1,8V, một số cái dùng 3,3V và 5V) nên việc tách ra 2 cuộn thứ cấp không có tác dụng lắm vì kiểu gì chúng cũng nối với nhau.

Trái lại, khi dùng DigiOne thì phải cách ly tối đa nguồn cấp cho DigiOne với nguồn cấp cho Pi nên em mới dùng 2 biến áp, một biến áp chỉ dùng để cấp nguồn cho DigiOne, cái còn lại chịu trách nhiệm cho Pi. Cái này quan trọng hơn là chuyện 3 cuộn thứ cấp riêng biệt cho 3 nguồn 5V, 3,3V và 1,8V cho Pi.

Do vậy, bác nên tách riêng nguồn cấp cho DigiOne ra một biến áp khác, công suất tầm 10-15VA là đủ. Sau khi tháo bỏ cục DC-DC converter trên DigiOne thì nhánh cách ly chỉ còn 2 cái clock với vài cái LDO và D-flip flop, tốn chưa đến 100mA .
 

ko853

Well-Known Member
@yeuclassa : Theo em, việc tách nguồn 3x vào 3 cuộn thứ cấp riêng biệt không cần thiết vì 3 nguồn đấy dùng chung để nuôi cả board Pi (tất cả các chip trên Pi đều dùng cả 3,3V và 1,8V, một số cái dùng 3,3V và 5V) nên việc tách ra 2 cuộn thứ cấp không có tác dụng lắm vì kiểu gì chúng cũng nối với nhau.

Trái lại, khi dùng DigiOne thì phải cách ly tối đa nguồn cấp cho DigiOne với nguồn cấp cho Pi nên em mới dùng 2 biến áp, một biến áp chỉ dùng để cấp nguồn cho DigiOne, cái còn lại chịu trách nhiệm cho Pi. Cái này quan trọng hơn là chuyện 3 cuộn thứ cấp riêng biệt cho 3 nguồn 5V, 3,3V và 1,8V cho Pi.

Do vậy, bác nên tách riêng nguồn cấp cho DigiOne ra một biến áp khác, công suất tầm 10-15VA là đủ. Sau khi tháo bỏ cục DC-DC converter trên DigiOne thì nhánh cách ly chỉ còn 2 cái clock với vài cái LDO và D-flip flop, tốn chưa đến 100mA .
nếu lt1963 ko gây nhiễu ngược lại nguồn cấp thì ko cần tách cuộn thứ cấp. Ngược lại, nếu gây nhiễu thì nên tách. Như em đang dùng nhiều con ipower bị nhiễu ngược nguồn cấp nên đang đặt quấn BACL 5 cuộn thứ cấp độc lập cho chúng nó.
 

Hagemi

Active Member
@yeuclassa : Theo em, việc tách nguồn 3x vào 3 cuộn thứ cấp riêng biệt không cần thiết vì 3 nguồn đấy dùng chung để nuôi cả board Pi (tất cả các chip trên Pi đều dùng cả 3,3V và 1,8V, một số cái dùng 3,3V và 5V) nên việc tách ra 2 cuộn thứ cấp không có tác dụng lắm vì kiểu gì chúng cũng nối với nhau.

Trái lại, khi dùng DigiOne thì phải cách ly tối đa nguồn cấp cho DigiOne với nguồn cấp cho Pi nên em mới dùng 2 biến áp, một biến áp chỉ dùng để cấp nguồn cho DigiOne, cái còn lại chịu trách nhiệm cho Pi. Cái này quan trọng hơn là chuyện 3 cuộn thứ cấp riêng biệt cho 3 nguồn 5V, 3,3V và 1,8V cho Pi.

Do vậy, bác nên tách riêng nguồn cấp cho DigiOne ra một biến áp khác, công suất tầm 10-15VA là đủ. Sau khi tháo bỏ cục DC-DC converter trên DigiOne thì nhánh cách ly chỉ còn 2 cái clock với vài cái LDO và D-flip flop, tốn chưa đến 100mA .
Bác @nhatduongaudio bảo có cái r-core này được chế đặc biệt để dùng chung luôn cho Pi và Digione liệu có ok ko bác @trung224
http://www.nhatduongaudio.com/2017/12/r-core-6v7v-30va-cho-trasport.html?m=1

R-Core 6v+7v 30VA được Nhật Dương đặt riêng để tối ưu cấp nguồn cho dự án transport!
- 7v@15VA và 6v@15VA
 

trung224

Well-Known Member
@Hagemi : R-Core nào cũng thế thôi bác ạ. Mấy cuốn R-Core của Nhatduong cũng có bọc lớp đồng để cản bớt nhiễu ra môi trường thôi chứ có cản được nhiễu về cuộn sơ cấp đâu.

Nếu dùng Kali Reclocker thì bác xuất i2s theo cổng LAN RJ45 bằng board này
https://www.ebay.de/itm/Two-way-IIS...dule-RJ45-Output-F-DAC-CD-Player/172683726177

Tuy nhiên, khi dùng Kali Reclocker có nghĩa là bác sẽ mất đi cách ly ground với DigiOne, do Kali hiện không hoạt động với các board Isolator.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên