Gravity(2013) - Mãn nhãn 3D

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Ðề: Gravity(2013) - Mãn nhãn 3D

Chọn đúng ngày trong chương trình km của Mega luôn! Có chương trình giao lưu kết hợp gì không thím?

thì thời buổi này phải kinh tế chứ :))

ps: bạn muốn giao lưu kết hợp gì thì xem xong có thể theo về TestLab HDVN luôn :p
 

trantam47

Member
Ðề: Gravity(2013) - Mãn nhãn 3D

Em mới đi xem hôm nay, suất đầu tiên khi gala hoạt động lại. Em không xem nhiều thể loại sci-fi nên không dám chém gì nhiều, các yếu tố quay phim phim hay kỹ xảo lại càng không rành nữa. Em thường xem chính kịch với tâm lý nhiều thôi nhưng phim này em nghĩ là chính kịch đấy các bác ạ :D
Và thêm một điều nữa, đây là bộ phim hay nhất năm nay (tới thời điểm này) em được xem, cô Sandra diễn xuất phải nói là xuất sắc, em xem rất xúc động, cô ấy chắc chắn phải có 1 đề cử Oscar năm sau, quả quyết :>
 

oldfriend

Moderator
đính chính với bác chủ, bộ phim này không thích hợp coi 2D tại gia, mà hãy đợi có Bluray 3D iso mà kéo về coi trên máy chiếu =))
 

trungc

New Member
Ðề: Gravity(2013) - Mãn nhãn 3D

Một trong những phim hay nhất của năm,xem phê thiệt
 

Elpee

Member
Ðề: Gravity(2013) - Mãn nhãn 3D

Phải công nhận vào HDVN đọc mấy rì viu phim là hay nhất. Hôm qua tính đi xem mà lại lu xu bu quá. Thanks chủ thớt.
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Gravity(2013) - Mãn nhãn 3D

Bộ phim có thể xem như là 1 cái tát dạy dỗ của vũ trụ dành cho thằng nhóc hỉ mũi chưa sạch: nhân loại. Này thì con người là trung tâm, con người với tư cách là kẻ biết suy nghĩ mới là thước đo mọi vật, con người cải tạo thế giới, thuyết địa tâm… Móa, 1 thằng trẻ trâu kiêu căng, tự phụ, bố láo từ suy nghĩ cho đến hành động (xả rác Trái đất xong giờ lên vũ trụ xả rác tiếp à).

Giờ cho mày sáng mắt ra, thấy được sự nhỏ bé và vị thế khiêm nhường của mày trong vũ trụ. Nói cho mày biết mày không nhất thiết phải có mặt trong cấu tạo của vũ trụ, sự tồn tại của mày không hề quyết định sự tồn tại của vũ trụ mà trái lại chính cấu tạo của vũ trụ mới quyết định sự có mặt và tồn tại của mày.

Khi đề cập đến thái độ ứng xử của con người với giới tự nhiên, hầu như các nhà lí luận đương đại đều quan niệm rằng triết lí con người chinh phục thiên nhiên là thế giới quan chủ đạo của các dòng văn minh phương Tây. Thế giới quan này đối lập với triết lí con người hòa hợp với tự nhiên - thế giới quan chủ đạo trong các nền văn minh phương Đông (lưu ý đây là cách nói tương đối và gần đúng).

Quan niệm của triết học Hy-La cổ đại về sự tôn vinh con người và tinh thần của Kitô giáo về sự sáng tạo của Thượng đế làm nảy sinh không ít quan điểm cực đoan trong quá trình đối xử với thế giới xung quanh. Trong khi theo học thuyết Duyên khởi, cơ sở triết học của Phật giáo nguyên thủy, không tách con người ra khỏi thế giới, không coi con người là hình ảnh và là hiện thân của đấng sáng tạo.

Bộ phim đầy tính biểu tượng từ câu cảm thán cửa miệng “Oh my God” của nhân vật chính khi gặp chuyện ở trạm vũ trụ ISS cho tới bức tượng Phật nhỏ trong tàu vũ trụ Thần Châu trạm vũ trụ Thiên Cung và cuối cùng là hình ảnh con người "tiến hóa".

Nói như Trịnh Xuân Thuận, Giáo sư vật lí thiên văn người Mỹ gốc Việt tại Đại học Virginia: “Trái đất mất vị trí trung tâm của nó, rồi đến lượt mình, mặt trời cũng lại được xếp vào hàng những ngôi sao bình thường và được đặt ở nơi ngoại ô heo hút của dải Ngân hà. Rồi ngay cả Ngân hà cũng lại bị chìm lấp trong hàng trăm tỉ thiên hà của vũ trụ quan sát được. Con người bị thu lại bé nhỏ không đáng kể so với khoảng bao la của vũ trụ. Sự xuất hiện của trí tuệ và ý thức chỉ là 1 sự kiện ngẫu nhiên, một sự cố trên con đường vạn dặm của vũ trụ. Vũ trụ không cần tới sự có mặt của chúng ta và nó cũng chẳng mấy bận tâm về chuyện đó.”
 

hieuspb

New Member
Ðề: Gravity(2013) - Mãn nhãn 3D

Thực ra phim này cũng hay, nhưng nói về tình tiết, cảm xúc, sự thông minh và xử lý tình huống của phim này với phim Apollo 13 của Tom Hanks đóng thì vẫn chưa thể so sánh với apollo 13 được.
Đây là mình so sánh 1 phim khá hay với 1 tác phẩm kinh điển của điện ảnh thế giới chứ mình không có nói phim này dở đâu.
Thực ra nếu các bác đã xem phim này thấy hay mà chưa xem apolo 13 thì nên xem ngay. Tuy apollo 13 lam cách đây rất lâu rồi nhưng phim kiểu này kỹ xảo cháy nổ hay dựng hình đều không hành tráng ầm ầm nên khác nhau chủ yếu chỉ là Gravity có 3D và 1 số cảnh quay vũ trụ hoành tráng hơn tý xíu. Nhưng nói về tình tiết, hồi hộp và xử lý thông minh của phi hành gia bị kẹt một mình và tính lôgic thông minh của kịch bản thì apollo 13 vẫn là 1 đẳng cấp hơn hẳn. Đây là cảm nhận của cá nhân mình.
Đây cũng là một phim hay với cảnh quay vũ trụ 3d khá đẹp nhưng về nội dung thì chưa có gì đặc sắc và chưa thể so với apollo 13 được.
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: Gravity(2013) - Mãn nhãn 3D

Một cục sạn to tổ bố thằng ăn mày là:
khi chị phi hành gia có dây dù quấn chân cố níu chặt anh phi tỏi gia. Lúc ấy hệ lực cân bằng, chẳng hiểu đâu ra cái vụ dọa nhau "em mà không buông tay là cả 2 sẽ chết". Hơ hơ... thế rồi anh phi tỏi quyết định thả tay khỏi chị phi hành và lạ chưa, anh ý bay ra xa. Vãi cả các định luật niu tơn

Ngoài ra thì phim này xem được, hiệu ứng 3D rất tốt.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Gravity(2013) - Mãn nhãn 3D

Một cục sạn to tổ bố thằng ăn mày là:
khi chị phi hành gia có dây dù quấn chân cố níu chặt anh phi tỏi gia. Lúc ấy hệ lực cân bằng, chẳng hiểu đâu ra cái vụ dọa nhau "em mà không buông tay là cả 2 sẽ chết". Hơ hơ... thế rồi anh phi tỏi quyết định thả tay khỏi chị phi hành và lạ chưa, anh ý bay ra xa. Vãi cả các định luật niu tơn

Ngoài ra thì phim này xem được, hiệu ứng 3D rất tốt.

Thật ra thì mình nghĩ có thể giải thích được, có chăng điều ngạc nhiên là

Thật ra thì mình nghĩ có thể giải thích được, chính là vì trong không gian các lực đang ở trạng thái cân bằng, nên chỉ cần 1 tác động nhỏ thì ta có thể di chuyển đi rất ra, theo định luật 1 của Newton, thì nếu k có ma sát, k có lực hấp dẫn nào đáng kể, ta có thể đi xa mãi mãi.

Do đó trong sự cố xảy ra ở tình huống đó, đã có 1 lực ly tâm lớn, và cùng với lực quán tính tỷ lệ với khối lượng của hai phi hành gia, quả thật có thể khiến họ 9i rất xa nếu k có dây giữ lại. Trong phim ta thấy sợi dây đang căng ra, có thể là lực căng đó đang làm biến dạng sợi dây, và khi đến một giới hạn nhất định, dây sẽ đứt.

Có chăng điều ngạc nhiên là các sợi dây đó có độ bền quá kém!

Một điều khác mà mình cho là vô lý của phim, nhưng nếu k có điều vô lý này thì toàn bộ kịch bản phải phá sản, thế nên đành phải chấp nhận, đó là

Đó là khoảng cách giữa kính Hubble, trạm ISS và trạm Thiên Cung cứ như là ở bên cạnh nhau! Trên trái đất chạy xe máy từ Sài Gòn đi Vũng Tàu đã thấy xa thế nào, mà nhìn lại trên Google Earth thì hai điểm ấy gần đến mức như chập vào nhau. Huống chi lúc này là trên quỹ đạo! Và động cơ của phi hành gia chỉ là cái bình chữa cháy!

Từ trái đất nhìn lên cao chúng ta có tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung lưu, tầng nhiệt, tầng ngoài.

Thông tin cho biết kính Hubble nằm ở độ cao 610km gần như ở mép trên của tầng nhiệt. Trong khi đó trạm ISS nằm ở quỹ đạo thấp hơn nhiều, ở độ cao từ 320 đến 350 km so với tâm trái đất. khoảng cách gần nhất giữa 2 trạm khi chúng ở vị trí thẳng hàng với trái đất là 260km. Hơn nữa cách di chuyển trong không gian k phải là theo kiểu chim bay, mà phải quay vòng vòng như cách chúng ta đi xe lên một ngọn đồi.

Trạm Thiên Cung thì ở độ cao 350 - 360 km, tạm cho là gần so với ISS. Thế nhưng cũng không thể nào một phi hành gia k có bản đồ vũ trụ, chỉ với 1 bình chữa cháy lại có thể đi được như vậy.

Atmosphere_layers-vi.svg
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: Gravity(2013) - Mãn nhãn 3D

@bác Daniel: ở hoàn cảnh lúc đó thì những gì thể hiện trên màn ảnh cho thấy không tồn tại lực ly tâm. Trạm ISS ở trạng thái địa tĩnh, không quay. Một minh chứng rõ ràng nhất là nếu có ly tâm, 1 vật thể sẽ trôi vào vũ trụ theo phương tiếp tuyến, vật thể còn lại sẽ tiếp tục theo quỹ đạo quay, vật thể ra đi nhanh chóng biến mất khỏi góc nhìn của vật thể ở lại, bác hiểu ý em không ạ?
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Gravity(2013) - Mãn nhãn 3D

@bác Daniel: ở hoàn cảnh lúc đó thì những gì thể hiện trên màn ảnh cho thấy không tồn tại lực ly tâm. Trạm ISS ở trạng thái địa tĩnh, không quay. Một minh chứng rõ ràng nhất là nếu có ly tâm, 1 vật thể sẽ trôi vào vũ trụ theo phương tiếp tuyến, vật thể còn lại sẽ tiếp tục theo quỹ đạo quay, vật thể ra đi nhanh chóng biến mất khỏi góc nhìn của vật thể ở lại, bác hiểu ý em không ạ?

Bác Chip, bác nói đúng. Daniel diễn đạt có phần vắn tắt. Quỹ đạo chuyển động của các phi hành gia trong cảnh này thực ra là hệ quả của một số lực kết hợp, mà lực ly tâm là khởi điểm của tai nạn. Trong clip ở dưới (từ thời điểm 1m39s) chúng ta thấy xuất phát từ việc cánh tay robot đang quay vòng (lực ly tâm sơ cấp) bị rác vũ trụ cắt gẫy. Nếu cánh tay này là chất điểm thì đúng là nó sẽ trôi vào vũ trụ theo phương tiếp tuyến. Tuy nhiên khi bị cắt gãy thì lực không tác động vào trọng tâm, nên cánh tay robot vừa bắn ra vừa xoay, tạo ra lực ly tâm thứ cấp. Lực này tác động lên nữ phi hành gia khiến cho cô xoay vòng nhiều lần. Kỹ xảo đoạn này thông qua phản chiếu hình ảnh địa cầu lên kính bảo hộ cũng xoay liên tục rất hay. Nó làm Daniel liên tưởng đến Forest Gump ở chi tiết cọng lông chim rơi xuống mặt kính trước của xe hơi. Đây đều là những kỹ xảo tinh tế. Phi hành gia đến lượt cô tháo bỏ dây an toàn để thoát ra khỏi cánh tay robot, tiếp tục bị xoay và bắn ra xa, mà sau cùng rất may bị vướng lại trong mớ cáp lùng nhùng, là chí tiết mà Clooney phải "hy sinh" và khiến chúng ta thấy không hợp lý. Đến thời điểm đó thì lực ly tâm đang bị lực căng của cáp giúp triệt tiêu dần.

[video=youtube_share;dI4tx14e2Mk]http://youtu.be/dI4tx14e2Mk?t=1m39s[/video]
 

hieuspb

New Member
Ðề: Gravity(2013) - Mãn nhãn 3D

Tất cả vệ tinh, hoặc tram uss đều phải quay quanh trái đất với 1 vận tốc đủ lớn, không có cái nào không quay cả. Còn địa tĩnh có nghĩa là cái vệ tinh đấy nó quay với một tốc độ đều phù hợp sao cho nó luôn ở trên 1 điểm của trái đất. Vì trái đất lien tục quay, vệ tinh cũng quay với vận tốc phù hợp với tốc độ quay của địa cầu nên nó luôn ở trên 1 điểm của trai đất thì gọi là địa tĩnh.

Trên vũ trụ tất cả các lực đều tồn tại, chỉ có điều trọng lực quá bé gần như bang không chứ không bao giờ có cái gọi là " không tồn tại lực ly tâm" ôi các chiên gia công nghệ.
Cái đoạn buông tay ra không có gì là khó hiểu cả, cả 2 đang theo 1 đà lao tới trước thì được sợi dây giữ lại nhưng vì cái vệ tinh đấy đang chuyển động ngược với hướng văng ra của hai người nên cái dây lien tục bị căng ra. ( vệ tinh luôn phai chuyển dộng với 1 vận tốc nào đó để bảo đảm nằm trên quỹ đạo tròn quanh trái đất). Nếu may mắn đoạn đấy mà cái vệ tinh đang quay quanh trái đất cùng chiều với hướng văng của 2 người thì sau khi được sợi dây giữ lại thì sợi dây sẽ co lại ngày càng nhiều
Nếu cô nữ mà có thể tác dung 1 lực ví dụ như cầm tay vào được sợi dây mà giật lại thì ok, nhưng vì chỉ quấn quanh rất mong manh vào đầu chân nên không thể được.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Gravity(2013) - Mãn nhãn 3D

ủa, e nhớ đó là động cơ phản lực mà, chỉ có đoạn cuối mới dùng bình chữa cháy ở khoảng cách gần chứ nhỉ

À đúng, Daniel xem không kỹ!

Để nhớ lại xem nào...

Hubble hỏng, Sandra Bullock dùng bình phản lực cá nhân tiếp cận ISS,
ISS cháy, Sandra Bullock cách ly một khoang riêng bay đến gần Thiên Cung
Thấy Thiên Cung trước mặt rồi thì mới thoát ra khỏi khoang đó, dùng bình chữa cháy bay đến và chui vào trong Thiên Cung
Từ Thiên Cung mới đáp về Trái Đất

Tuy vậy thì Daniel vẫn thấy là chi tiết đó không hợp lý. Vì kể cả động cơ phản lực của ISS cũng chỉ có chức năng duy trì vị trí của nó trên quỹ đạo, ISS được thiết kế như một tổ hợp vệ tinh hơn là một phi thuyền du hành không gian, do đó năng lượng của nó sẽ không đủ để du hành như vậy. Tất nhiên trong phim thì đủ, vì có vẻ như trong phim thì các trạm này khá gần như là láng giềng của nhau.
 

Thao tran

New Member
Ðề: Gravity(2013) - Mãn nhãn 3D

. Mình thấy mấy cái lực mà mấy bác nói ở không gian không biết nó còn tác dụng không . Nhưng xem phim chủ yếu giải trí mà . Nghĩ chi sâu xa cho nhức óc .
Mới xem phim này bên megastar hùng vương về . Giá 3d atmos mà có 75k . Ấn tượng với hình ảnh của phim . Quá đẹp .
 

camapdien

Member
Ðề: Gravity(2013) - Mãn nhãn 3D

Thật ra thì mình nghĩ có thể giải thích được, có chăng điều ngạc nhiên là

Thật ra thì mình nghĩ có thể giải thích được, chính là vì trong không gian các lực đang ở trạng thái cân bằng, nên chỉ cần 1 tác động nhỏ thì ta có thể di chuyển đi rất ra, theo định luật 1 của Newton, thì nếu k có ma sát, k có lực hấp dẫn nào đáng kể, ta có thể đi xa mãi mãi.

Do đó trong sự cố xảy ra ở tình huống đó, đã có 1 lực ly tâm lớn, và cùng với lực quán tính tỷ lệ với khối lượng của hai phi hành gia, quả thật có thể khiến họ 9i rất xa nếu k có dây giữ lại. Trong phim ta thấy sợi dây đang căng ra, có thể là lực căng đó đang làm biến dạng sợi dây, và khi đến một giới hạn nhất định, dây sẽ đứt.

Có chăng điều ngạc nhiên là các sợi dây đó có độ bền quá kém!

mình ko hiểu cho lắm
đại loại là thế này, cả Matt và Ryan đều bị bay lơ lửng, do ko có ma sát, tốc độ của họ vẫn ko đổi, vẫn bay quài bay quài theo quán tính, tuy nhiên, khi Ryan bị đám dây giữ lại, khi ấy Ryan có tốc độ = 0 và hoàn toàn đứng yên 1 chỗ, ko còn bay đi đâu cả, Matt bay tới, nắm lấy sợi dây, dc Ryan nắm lại, khi ấy vận tốc của Matt cũng như Ryan, vậy khi Matt buông sợi dây ra, ko có lý do gì mà Matt lại bay ra xa nữa
 

camapdien

Member
Ðề: Gravity(2013) - Mãn nhãn 3D

Thật ra thì mình nghĩ có thể giải thích được, có chăng điều ngạc nhiên là

Thật ra thì mình nghĩ có thể giải thích được, chính là vì trong không gian các lực đang ở trạng thái cân bằng, nên chỉ cần 1 tác động nhỏ thì ta có thể di chuyển đi rất ra, theo định luật 1 của Newton, thì nếu k có ma sát, k có lực hấp dẫn nào đáng kể, ta có thể đi xa mãi mãi.

Do đó trong sự cố xảy ra ở tình huống đó, đã có 1 lực ly tâm lớn, và cùng với lực quán tính tỷ lệ với khối lượng của hai phi hành gia, quả thật có thể khiến họ 9i rất xa nếu k có dây giữ lại. Trong phim ta thấy sợi dây đang căng ra, có thể là lực căng đó đang làm biến dạng sợi dây, và khi đến một giới hạn nhất định, dây sẽ đứt.

Có chăng điều ngạc nhiên là các sợi dây đó có độ bền quá kém!

mình ko hiểu cho lắm
đại loại là thế này, cả Matt và Ryan đều bị bay lơ lửng, do ko có ma sát, tốc độ của họ vẫn ko đổi, vẫn bay quài bay quài theo quán tính, tuy nhiên, khi Ryan bị đám dây giữ lại, khi ấy Ryan có tốc độ = 0 và hoàn toàn đứng yên 1 chỗ, ko còn bay đi đâu cả, Matt bay tới, nắm lấy sợi dây, dc Ryan nắm lại, khi ấy vận tốc của Matt cũng như Ryan, vậy khi Matt buông sợi dây ra, ko có lý do gì mà Matt lại bay ra xa nữa
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: Gravity(2013) - Mãn nhãn 3D

À đúng, Daniel xem không kỹ!

Để nhớ lại xem nào...

Hubble hỏng, Sandra Bullock dùng bình phản lực cá nhân tiếp cận ISS,
ISS cháy, Sandra Bullock cách ly một khoang riêng bay đến gần Thiên Cung
Thấy Thiên Cung trước mặt rồi thì mới thoát ra khỏi khoang đó, dùng bình chữa cháy bay đến và chui vào trong Thiên Cung
Từ Thiên Cung mới đáp về Trái Đất

Tuy vậy thì Daniel vẫn thấy là chi tiết đó không hợp lý. Vì kể cả động cơ phản lực của ISS cũng chỉ có chức năng duy trì vị trí của nó trên quỹ đạo, ISS được thiết kế như một tổ hợp vệ tinh hơn là một phi thuyền du hành không gian, do đó năng lượng của nó sẽ không đủ để du hành như vậy. Tất nhiên trong phim thì đủ, vì có vẻ như trong phim thì các trạm này khá gần như là láng giềng của nhau.

cô ấy dùng souz capsule để bay đến Thiên Cung chứ đâu có dùng nguyên cái ISS.

Souz có động cơ đẩy chính và động cơ hãm tiếp đất, chưa kể các động cơ định hướng và cân bằng.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Gravity(2013) - Mãn nhãn 3D

mình ko hiểu cho lắm
đại loại là thế này, cả Matt và Ryan đều bị bay lơ lửng, do ko có ma sát, tốc độ của họ vẫn ko đổi, vẫn bay quài bay quài theo quán tính, tuy nhiên, khi Ryan bị đám dây giữ lại, khi ấy Ryan có tốc độ = 0 và hoàn toàn đứng yên 1 chỗ, ko còn bay đi đâu cả, Matt bay tới, nắm lấy sợi dây, dc Ryan nắm lại, khi ấy vận tốc của Matt cũng như Ryan, vậy khi Matt buông sợi dây ra, ko có lý do gì mà Matt lại bay ra xa nữa

Như vậy khi đang bay rồi bị sợi cáp giữ lại, cái năng lượng đó đã đi đâu? Mình nghĩ có thể giải thích theo nguyên lý bảo toàn năng lượng, tức là động năng của các phi hành gia đã chuyển hóa thành thế năng đàn hồi bên trong các sợi cáp. Nhưng điều cần lưu ý là, vì sợi cáp không có biến dạng lớn như sợi dây thun (dây chun), nên bề ngoài ta thấy các phi hành gia có vẻ như đứng yên, kỳ thực quá trình tích lũy năng lượng vào sợi cáp vẫn đang diễn ra.

Đến đây có hai khả năng xảy ra:

1. Nếu quá trình tích lũy năng lượng kết thúc, động năng chuyển hóa hoàn toàn thành thế năng đàn hồi, và sợi dây vẫn còn chịu lực trong giới hạn cho phép, thì hệ quả sẽ đưa đến là sợi dây co lại, kéo các phi hành gia trở về phía phi thuyền.

2. Nếu quá trình tích lũy chưa kết thúc, động năng chưa chuyển hóa hoàn toàn thành thế năng đàn hồi, nhưng biến dạng của dây đã vượt quá giới hạn cho phép, dây đứt, cả hai phi hành gia sẽ cùng bị bắn tiếp ra xa. Đây là điều mà Clooney lo ngại, khiến cho anh ta tự tháo cáp bảo hộ "anh dũng" ra đi.

Cái này nếu chúng ta xem trò chơi Bungee cũng sẽ dễ hình dung.
 
Bên trên