Inside Out: Có ai lớn lên mà không cần cảm xúc và kỷ niệm?

leoka

Active Member
Ðề: Inside Out: Có ai lớn lên mà không cần cảm xúc và kỷ niệm?

e lại thấy fim này mà dắt các bé dưới 10 tuổi đi xem thì rất phí tiền vì có thể các bé xem sẽ ko hiểu hết ý tứ của fim.
(NV chính trg fim cg 11-12 tuổi rồi)

Mình thậm chí còn thấy phim này không phù hợp với lứa tuổi học sinh cấp 2 hay cấp 3 nữa kìa, mấy đứa cháu mình bên Mỹ được xem lúc công chiếu đều nói "film chán chết". Sau khi mình coi film thì mình thấy cũng đúng, các khúc mắc, mâu thuẫn xảy ra trong film là chuyện khá bình thường ở lứa tuổi đó và tụi nhỏ dễ dàng đoán biết được diễn biến film nên có lẽ tụi nhỏ thấy film nó bình bình. Film này theo mình là các bố các mẹ có con lớn đang vào tuổi dậy thì coi thì xúc động phải biết :)
 

torune

Film critic
Ðề: Inside Out: Có ai lớn lên mà không cần cảm xúc và kỷ niệm?

e lại thấy fim này mà dắt các bé dưới 10 tuổi đi xem thì rất phí tiền vì có thể các bé xem sẽ ko hiểu hết ý tứ của fim.
(NV chính trg fim cg 11-12 tuổi rồi)

Ngoài ra, các bạn chê nội dung fim này nọ, e nghĩ, nếu có cơ hội, các bác nên coi fim thêm lần nữa (rạp hay HD gì đó cg dc).

Về việc Việt hóa - lồng tiếng tốt e nghĩ là do fim này chiếu ở VN mình quá trễ, các nhà phát hành fim có dư thời gian để chuẩn bị

nói về sự ra đi của ping pong, em thấy nhà làm đã làm......đúng. Do ping pong chỉ là quá khứ. Khi trẻ em lớn lên đầu óc đã chai sạn đi quá nhiều rồi

nhưng mà trước giờ pixar làm phim có twist buồn đi chăng nữa đều quải quyết bằng kết có hậu, kiểu như phép màu (không phải phép màu xanh đỏ tím vàng như phim chưởng).

toy story dù tạm biệt chủ cũ thì lại sang chủ mới
eve tưởng chết nhưng cũng sống dậy.
ông già trong up mất vợ thì có được đứa cháu mới làm quen + một hành trình nhớ đời

còn Bing Bong thì... :(
 

MONK_da

Film critic
Ðề: Inside Out: Có ai lớn lên mà không cần cảm xúc và kỷ niệm?

Phim hay tuyệt. Rất tiếc là không coi được bản 3D và ATMOS, nhưng âm thanh phim này khá ấn tượng, nhất là đoạn mấy quả cầu ký ức bị rơi.

Đồ họa không ấn tượng lắm khi so với sự đột phá trong Finding Nemo nhưng màu sắc và hình ảnh khá sáng tạo và thú vị.

Kịch bản quá hay khi có nhịp điệu rõ ràng, lên xuống trầm bổng, cao trào, gây cấn, nhưng khá đơn giản, dễ hiểu. Đặc biệ́t là các nhà làm phim rất sáng tạo khi mô tả về suy nghĩ và cảm xúc bên trong của mỗi người. Phim mang đậm yếu tố phiêu lưu, hài hước. nhưng không quên cài cắm các thông điệp nhỏ về mối quan hệ giữa con người với con người, cách ứng xử trong từng tình huống, và giá trị của mỗi cảm xúc, dù ai cũng tưởng đó là tiêu cực.

Bản Việt hóa kỳ này rất tốt cho thấy Disney thật sự ưu ái khán giả Việt Nam, họ chấp nhận sử̉ dụng font Việt cho tất cả chữ viế́t trong phim, từ mẩu kẹo, tờ báo cho đến các biển hiệu. Bởi vì để mapping các font chữ Việt đó, là họ phải chấp nhận mất thời gian render các đoạn hình ảnh có tiếng Việt, chứ không chỉ chạy dòng chữ phụ đề hay cắt ghép chữ Việt một cách thô thiển, sơ sài. Tuy nhiên, điểm cộng này dẫn đến điểm trừ khác, đó là phim chiếu ở VN quá trễ, không còn hot nữa.

Phim ngắn LAVA khá dễ thương, đồ họa đẹp, bài hát Việt hóa nghe cũng khá hay. Nhưng sự xúc động bất ngờ thì chưa. Dạo này Pixar làm phim ngắn lấy chủ đề tình yêu hơi nhiều, nên xem có vẻ nhạt, sến, và không sâu sắc bằng các phim ngắn khác, vừa vui vừa đầy tính giáo dục như Partly Cloudy, Presto...

Bực mình một cái là bạn CGV xếp lịch chiếu có vấn đề, tự nhiên khóa phòng 6 Hùng Vương không cho đặt, để thông báo "hết ghế", để rồi phút chót mới mở ra bán, thành ra dù là ngày Thứ 4 Vui vẻ nhưng phòng chiếu khá vắng.
 

brucelee123456

Active Member
Ðề: Inside Out: Có ai lớn lên mà không cần cảm xúc và kỷ niệm?

Bực mình một cái là bạn CGV xếp lịch chiếu có vấn đề, tự nhiên khóa phòng 6 Hùng Vương không cho đặt, để thông báo "hết ghế", để rồi phút chót mới mở ra bán, thành ra dù là ngày Thứ 4 Vui vẻ nhưng phòng chiếu khá vắng.
Sao cứ xem CGV làm gỉ bạn. Xem rạp khác đi.
 

cenarius

Member
Ðề: Inside Out: Có ai lớn lên mà không cần cảm xúc và kỷ niệm?

I Love You>> Ai Lớp vờ iu, >> I La va you. Vãi hết cả chơi chữ =)).
Đội sấm chớp + bão đi, tuy nhiên rất là đáng giá.
Phim quá sức độc đáo và hay.
Hơi buồn khi Ping Pong hy sinh :(, cảm giác mất mát 1 cái gì đấy cực kỳ đáng giá để lớn lên. Trong các chi tiết sáng tạo lần này thì nể nhất quả mấy thằng bầu dục cầm bơm đi hút mấy quả cầu trí nhớ ko xài nữa. Hail Pizza
 
Chỉnh sửa lần cuối:

babyworm

Well-Known Member

titani

Active Member
Ðề: Inside Out: Có ai lớn lên mà không cần cảm xúc và kỷ niệm?

Phim này sức sáng tạo quá hay, điểm 10 cho sự sáng tạo. Cách giải thích giấc mơ hay quá :D
 

ngophuocthinh

Active Member
Ðề: Re: Inside Out: Có ai lớn lên mà không cần cảm xúc và kỷ niệm?

-[Y]2[K]-;8352134 đã viết:
thấy spoi cái kết thúc là muốn đi coi rồi đấy. Mình ko nghĩ cái kiểu kết thúc có hậu sẽ hay hơn thế này đâu (kể cả với trẻ em) tụi nó giờ khôn lắm rồi.
Ps: từ hồi xem Up chả thấy phim nào hay bằng luôn, mong phim này sẽ hay. Còn Frozen thì mình thấy dở một cách bình thường, hình ảnh thì xấu tệ ... mà kết quả thì doanh thu siêu khủng, đánh giá siêu cao, bựa nhất là hình ảnh thế mà bảo đẹp ??? riêng bài nhạc thì đồng tình với phần đôg khán giả :)

Đồng ý với bạn, Frozen phải nói là chả có gì đặc sắc, nội dung quá bình thường, có lẽ là do hiệu ứng tử đám đông...
Khoảng 3 - 4 năm gần đây phim hoạt hình của Disney phải nói là rất nhạt, kiểu như Brave, Frozen, Big Hero hay thậm chí Toy Story 3 mà cũng rinh về 1 Oscar thì thôi chịu. Giải phim hoạt hình giờ trao cứ như cho có lệ
 

titani

Active Member
Ðề: Re: Inside Out: Có ai lớn lên mà không cần cảm xúc và kỷ niệm?

Đồng ý với bạn, Frozen phải nói là chả có gì đặc sắc, nội dung quá bình thường, có lẽ là do hiệu ứng tử đám đông...
Khoảng 3 - 4 năm gần đây phim hoạt hình của Disney phải nói là rất nhạt, kiểu như Brave, Frozen, Big Hero hay thậm chí Toy Story 3 mà cũng rinh về 1 Oscar thì thôi chịu. Giải phim hoạt hình giờ trao cứ như cho có lệ

Khó quá nhỉ, hoạt hình là dành cho trẻ em (mặc định) , trong khi chấm Oscar toàn là người lớn :) . Frozen và Toy Story 3 mình thấy hay mà.
 

ryualviss

Member
Ðề: Re: Inside Out: Có ai lớn lên mà không cần cảm xúc và kỷ niệm?

Khó quá nhỉ, hoạt hình là dành cho trẻ em (mặc định) , trong khi chấm Oscar toàn là người lớn :) . Frozen và Toy Story 3 mình thấy hay mà.
Frozen tuy ko có gì quá đặc sắc nhưng xem ổn, có trách thì tại sao năm đó phim hh nào cũng nhạt nhòa như nhau để Frozen tước cái tượng vàng thôi. :-S
Phim này bác nào bảo dành cho con nít chắc nhìn poster phim rồi phán, ngay đoạn cô nàng vụng về Sadness ngồi an ủi BingBong trong khi Joy cứ lăng xăng nghĩ mình mới là đấng cứu tinh đích thực (mà mình cũng đã nghĩ vậy) là thấy nó thâm sâu tới cỡ nào rồi.
1 trong 3 đoạn phim khiến mình lặng người trong rạp, nói ra thì quê nhưng cũng ráng phải nén mấy lần còn bọn con gái thì cứ sụt sùi miết.
Rất muốn hóng xem, cuối năm nay The good dinosaur có giật được tượng Oscar từ người anh ruột của nó hiện đang đặt sẵn 1 tay vào hay không
\m/
 

MONK_da

Film critic
Ðề: Inside Out: Có ai lớn lên mà không cần cảm xúc và kỷ niệm?

CẢNH BÁO SPOIL NẶNG

Bài viết dưới đây phân tích sâu hơn về nội dung phim nhằm chia sẻ một góc nhìn khác về bộ phim này. Ai chưa xem phim vui lòng bỏ qua.

sfhfmuzdahnewnnjr7zz.jpg


Sadness có phải tội đồ?

Gần 90% khán giả xem trailer phim này và nửa đầu phim sẽ đồng ý với Monk rằng, Sadness là nguồn cơn của toàn bộ rắc rối. Thậm chí có lúc Monk còn mong em Joy sút em Sadness xuống hố lãng quên để có happy ending cho rồi.

Tuy nhiên, nếu nhìn lại toàn bộ câu chuyện, chúng ta sẽ thấy rằng, rắc rố́i bắt đầu phát sinh kể từ khi Riley rời căn nhà nhỏ thân thương ở ngoại ô để đến nơi phố thị náo nhiệt đầy xa lạ. Những nỗi thất vọng chất chồng thất vọng ở căn nhà mới, những cuộc điện thoại cáu gắt vì công việc của bố, những cái nhìn trêu chọc của bạn bè, đã đẩy cô bé rơi vào trạng thái cô đơn cùng cực.

Việc Sadness tự nhiên táy máy lung tung và chạm vào cái gì thì cái đó biến thành nỗi buồn chính là phép ẩn dụ cho một nỗi buồn len lỏi trong tâm hồn, khi chúng ta gặp một nỗi thất vọng nặng nề, hoặc một biến cố lớn ngoài sức chịu đựng. Những lúc như vậy, dù cho ta cố gượng cười, nỗi buồn vẫn xâm chiếm lấy mọi suy nghĩ và ký ức của ta.

Chính vì vậy, mà Monk muốn minh oan cho Sadness khi bị hiểu lầm là kẻ gây rối, trong khi thủ phạm thật sự chính là cuộc sống mới đầy biến động đối với một cô bé từ vùng quê lên thành phố, khiến Riley rơi vào trạng thái tuyệt vọng và chán nản.

Vậy Sadness có phải là kẻ vô dụng không?

maxresdefault.jpg


Pixar đã rất khéo léo khi viết một kịch bản tạo ấn tượng ban đầu khá xấu đối với Sadness, nhưng dần dần họ đã đưa ra các tình huống để chứng minh cho khán giả thấy nỗi buồn không hẳn là tiêu cực.

Tình huống dễ thấy nhất là khi Bing Bong thất vọng, dù cho Joy có cố gắng làm gì chăng nữa, Bing Bong vẫn không thể vui nổi, nhưng khi có Sadness bên cạnh lắng nghe và chia sẻ, Bing Bong đã vui hơn.

Nhờ có cảm xúc buồn mà chúng ta dễ dàng đồng cảm với nhau, sẵn sàng chia sẻ tâm sự với nhau hơn. Nếu một người chỉ biết có niềm vui, chẳng biết nỗi buồn, họ sẽ trở thành một kẻ vô tâm, hay tệ hơn là "hâm". Vì lúc nào họ cũng cười được, ngay cả khi thấy người khác té ngã, đau đớn hoặc đau khổ. Chính nỗi buồn giúp con người sống có tình cảm, và quan tâm đến cuộc sống của mọi người xung quanh hơn.

Và Vui sẽ chẳng là gì nếu không có nỗi buồn giúp niềm vui trở nên quý giá và đáng trân trọng hơn.

Hòn đảo nào có vai trò quan trọng nhất trong cảm xúc của con người

RileyMindMap.png


Theo thứ tự đổ vỡ thì ta có thể thấy Pixar đã chỉ ra điều gì sẽ xảy ra khi con người rối loạn cảm xúc. T̀ừ việc mất đi niềm vui của bản thân, dẫn đến không còn đam mê thể thao nữa, tiếp đó là mất đi bạn bè, đánh mất giá trị đạo đức khi không còn thành thật và cuối cùng là mất cả tình thân gia đình.

Việc hòn đảo gia đình vỡ cuối cùng, đồng thời tâm trí Riley chuyển dần thành màu đen, khiến các cảm xúc khác không thể điều khiển được nữa, cũng chính là thông điệp của nhà làm phim, rằng gia đình, người thân là yếu tố cốt lõi hình thành tâm lý và tình cảm con người. Nếu ngay cả người thân mà ta cũng đánh mất, thì mọi cảm xúc đều trở nên vô nghĩa và con người sẽ trở nên vô cảm.

Bài học rút ra từ bộ phim là gì?

- Đừng che giấu nỗi buồn. Hãy thành thật với nó, hãy khóc khi bạn muốn, hãy tâm sự khi có thể, chỉ có như vậy bạn mới đối mặt và giải quyết được nỗi buồn của mình. Riley đã trút hết mọi tâm sự của mình với bố mẹ thay vì che giấu suốt từ đầu phim, và cô bé đã nhận được sự cảm thông của bố mẹ mình, thay vì sự oán trách do hiểu lầm. Và kết thúc thế nào các bạn cũng đã rõ.

Inside-Out-Sadness-and-Joy.jpg


- Vui là tốt, nhưng đừng để niềm vui trở nên quá lố, nhất là khi bạn bè của bạn đang buồn. Hãy lắng nghe tâm sự của họ và chia sẻ, thay vì cười cợt và ép họ phải vui lên.

- Người ta bảo nóng giận là bộc phát, nhưng trong bộ phim này, các bạn có thể thấy sự nóng giận cũng cần có một quy trình để "kích hoạt". Thông qua hình ảnh đó, Pixar muốn nhắn nhủ rằng, nếu bạn kềm chế kịp lúc, đừng để cảm xúc nóng nảy bấm nút "bùng nổ", bạn sẽ tránh được những phản ứng tồi tệ mà bạn sẽ phải hối tiếc sau đó.

hqdefault.jpg


- Ngoài ra, khi nóng giận, bạn đừng làm theo những gì mà bạn nghĩ, hay đưa ra bất kỳ quyết định nào. Bóng đèn "sáng kiến" trong phim khi được sử dụng bởi vui vẻ thì nó mang lại niềm vui, nhưng khi Giận sử dụng thì nó lại thành "tối kiến", và bạn sẽ đưa ra những quyết định dại dột, mà chắc chắn 24g sau bạn sẽ hối hận.

- Hãy lưu giữ những ký ức đẹp (như mẹ của Miley lưu ký ức về anh tài tử điển trai) hay một giai điệu mà bạn thích (như nhạc quảng cáo kẹo cao su) để dùng đến khi bạn có những cảm xúc tiêu cực hay chán nản.
 

torune

Film critic
Ðề: Re: Inside Out: Có ai lớn lên mà không cần cảm xúc và kỷ niệm?

Đồng ý với bạn, Frozen phải nói là chả có gì đặc sắc, nội dung quá bình thường, có lẽ là do hiệu ứng tử đám đông...
Khoảng 3 - 4 năm gần đây phim hoạt hình của Disney phải nói là rất nhạt, kiểu như Brave, Frozen, Big Hero hay thậm chí Toy Story 3 mà cũng rinh về 1 Oscar thì thôi chịu. Giải phim hoạt hình giờ trao cứ như cho có lệ

Đồng ý với bạn ở về 'Frozen' và 'Big hero'. sau khi xem xong, cảm giác của mình là... meh =,.=

Nhưng, ngược lại, 'Toy Story 3' vẫn giữ đúng tinh thần: phiêu lưu, thân thiện và nhiều cảm xúc.

Không ưng nhất là 'Cars', bị fail mà hãng vẫn làm tiếp phần 2. Mà phần 2 fail luôn.

https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Pixar_films#Critical_and_public_reception

'Inside Out' tới ngày 18/6/2015 doanh thu toàn cầu đã 690 triệu USD, chỉ về sau 'Finding Nemo' & 'Up' => Oscar năm tới sẽ có 'Inside Out'. Tiếc là vì 'Jurassic World' quá mạnh nên đã phá combo No.1 của Disney.

https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Pixar_films#Box_office_performance
 

ryualviss

Member
Ðề: Inside Out: Có ai lớn lên mà không cần cảm xúc và kỷ niệm?

Mọi người có thấy vẫn còn thiếu 1 cảm xúc không?
Có thể sẽ làm 1 phim ngắn hoặc sẽ có Sequel ~:>
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Inside Out: Có ai lớn lên mà không cần cảm xúc và kỷ niệm?

Kịch bản phim có vẻ ưu ái Joy và Sadness. Giả định nếu cảm xúc thất lạc là Anger/ Fear/ Disgust thì có ảnh hưởng tiêu cực gì tới Riley không? Con người được khuyên: đừng giận mất khôn, phải triệt tiêu nỗi sợ hãi... Tại sao buồn thì đừng che giấu hãy khóc khi bạn muốn, còn nóng giận thì phải kiếm chế? Tại sao bóng đèn ý tưởng Joy sử dụng thì là sáng kiến còn Anger sử dụng lại thành tối kiến? Đối xử với Anger/ Fear/ Disgust như vậy thì có khác gì cái cách mà Joy đã từng đối xử với Sadness?
 

kiloo

New Member
Ðề: Inside Out: Có ai lớn lên mà không cần cảm xúc và kỷ niệm?

phim nào của disney cũng hay hết, chỉ riêng phim này rất có ý nghĩa, xem xong mà thấm thía, cảm thấy sâu sắc, còn ý tưởng sáng tạo thật sự mới mẻ, mang tính đột phá rất riêng của pixar mà ko 1 hãng hh nào làm được, đạo diễn peter docter quả là 1 tài năng sáng tạo vô biên sau up, phim mang tính biểu tượng cao, tạo hình mỗi tính cách độc đáo, không đi theo lối mòn như joy có tạo hình như 1 ngôi sao phát sáng, sadness là hình giọt nước mắt, angry giận dữ như ngọn lửa sẵn sàng vụt cháy,...
Âm thanh phim phù hợp, nhạc nền còn bị thiếu chưa thấm lắm, tiếng động trong phim khá thực trùng khơp như tiếng quả cầu kí ức rơi xuống nền, lồng tiếng cho nhân vật sadness buồn buồn thều thào rất hơp lý
Hình ảnh đẹp, tạo hình nhân vật chăm chút nổi bật tuy nhiên bối cách chưa đầu tư đúng mức, phim còn thiếu đại cánh để thể hiện trên màn ảnh rộng, cử động nhân vật uyển chuyển, khá tự nhiên
Tiết tấu trong phim bình bình, có gay cấn có hồi hộp tò mò. Nhưng do phim ko có ác nhân nên nhịp điệu trong phim như vậy là khá ổn
 

pyro108

Member
Ðề: Inside Out: Có ai lớn lên mà không cần cảm xúc và kỷ niệm?

Hôm qua đi coi bên BHD, vô thẳng phim luôn... ko có phim ngắn Lava khúc đầu... khùng gì đâu
 

babyworm

Well-Known Member
Nước ngoài làm phim thật tài. Đề tài đơn giản như vậy mà khai thác quá tốt. Không biết bao giờ VN mình mới theo kịp họ.
 
Ðề: Inside Out: Có ai lớn lên mà không cần cảm xúc và kỷ niệm?

Mình mới xem phim này sáng nay! Đoạn kết hơi bị hụt đột ngột nên có cảm giác thiếu muối. Đoạn Bing Bong mình rất thích, thật sự rất cuộc đời, rất con người. Nhưng lẽ ra Pixar nên khai thác một điều kì diệu cho phù hợp với trẻ em thì hay hơn. Người lớn cũng chấp nhận chuyện này thôi.

Bộ phim có cách nhìn nhận vai trò của "nỗi buồn" giống suy nghĩ của mình, nên mình rất xúc động. Đoạn làm mình vỡ lẽ ra, chính là đoạn Joy xem lại quả cầu kí ức, về cái ngày Riley thất bại. Thấm thía vô cùng!

Bộ phim hay, xứng tầm đẳng cấp của Pixar. Đúng là sự sáng tạo vô bờ bến! Các bác nhanh ra rạp, kẻo lại tiếc!

Phim ngắn Lava mình thấy hay, âm nhạc tốt, bản dịch sát ý nhưng rất thanh thoát và có tính thơ văn.
 

trungc

New Member
Ðề: Inside Out: Có ai lớn lên mà không cần cảm xúc và kỷ niệm?

Bing Bong biến mất là đúng mà, buồn và ý nghĩa cho câu chuyện trưởng thành của Riley. Việc Riley mất đi người bạn tưởng tượng gần giống với việc ta lớn lên, trở nên chín chắn hơn chứ ko nghịch như quỉ sứ hồi nhỏ nữa :D
Mấy phim của Pixar nuôi dưỡng tâm hồn trẻ con bằng những đoạn buồn như thế này mà ( still cry over Toy Story 3 :(( )
 
Bên trên