30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Lâm Gia Trang

New Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

không biết ông "chó chết" giờ ở đâu nhỉ, chó thật =))
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Nói gì thì nói chứ em vẫn thấy ông "chó chết" có vai trò lớn trong việc phổ biến rộng rãi điện ảnh Mỹ - Hồng Kông đến cho người dân mình. Hay các bác trên HDVN thử phát động một cuộc truy tìm tung tích của ông "chó chết" nhỉ. Đến bây giờ em vẫn còn tò mò muốn biết điều này đấy.

Thẳng thắn mà nói thì mình thích ông này. Sau có 1 ku trẻ hơn cũng ăn theo cái kiểu "chó chết" đấy nhưng kém duyên hơn nhiều. Mình xém được gặp ổng qua 1 buổi hẹn của ông thầy bên ĐH Hàng Hải, nhưng phút cuối ổng không đến được, tiếc! Nghe nói ổng toàn dịch sống phim. Trước khi dịch phải làm tí rượu cho nó diễn cảm.

Thuyết minh phim cho người lớn thì "chó chết" nhiều như fuck trong phim gốc, nhưng thuyết minh phim hoạt hình thì rất tử tế, tuyệt nhiên không dùng những từ adult như vậy.
 

khicong

New Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Ông "chó chết'', :))
 
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Hình như là có 2 ông và 1 bà, một ông giọng miền Bắc chuyên thuyết minh phim Mỹ, một ông giọng miền Nam chuyên thuyết minh phim Xã hội đen HongKong. Còn bà kia thì thuyết minh XHĐ . Em chả ưa cái kiểu thuyết minh của mấy ổng nữa. Thuyết minh phim kiếm hiệp, Xã hội ( film bộ ) thì chỉ có của fafilm là hay
 

congtu_88

Active Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

có ai biết thông tin về các cụ thuyết minh đó không nhỉ? mình tò mò từ rất lâu về họ rồi.
 

nqthinh

New Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Mình nhớ hồi đó nhà mình mua 1 cái đầu Video và phải lên Sở Văn Hóa Thông Tin để đăng ký, nếu không sẽ bị phạt [-O<
 
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Mình nhớ hồi đó nhà mình mua 1 cái đầu Video và phải lên Sở Văn Hóa Thông Tin để đăng ký, nếu không sẽ bị phạt [-O<

Chả biết bác ở địa phuơng nào. Còn ở Sài Gòn thì mua vô tư. 5 chỉ 1 cái, đầu nội địa 2 chỉ 1 cái :))
 

voilam

Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

về thuyết minh phim, chỉ có mỗi chị Kiều Oanh là có tên, không biết tuổi (?)

còn hai bác thuyết thuyết minh phim mỹ thì không bao giờ được biết là ai, bác chủ thớt có thông tin không nhỉ (?)

Nếu có link Facebook thì chắc phải bấm "like" chục phát !

hai bác này đưa phim đến với mọi người từ cái thời nửa chữ tiếng anh, em cũng không biết !
 

lengockhanhi

Film critic
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

1) Thuyết minh phim: Đây thực sự là cơn ác mộng của chúng ta, không gì bi đát hơn là âm thanh gốc, âm nhạc và toàn bộ những hiệu ứng của bộ phim hoàn toàn bị giọng thuyết minh phá hỏng. Các bạn thế hệ 8x chắc còn nhớ hai trường phái thuyết minh, là "chó chết" và "mẹ kiếp". Đáng tiếc là ngày nay phim thuyết minh vẫn còn trên đa số kênh truyền hình và thậm chí tại 1 số rạp chiếu.

Thuyết minh phim thì không thể gọi là tối tạo được ví từ khi khai sinh ra điện ảnh cho đên cuối TK20 cả thế giới đều làm vậy, có điều là họ thuyết minh trực tiếp, còn âm thanh gốc của phim vẫn còn nguyên, có chăng chỉ giảm bớt âm lượng hơn so với tiếng thuýet minh, tuy nhiên khi đó người nghe phải nghe song ngữ- như ngoài chợ. Vấn đề tối tạo No01 có lẽ phải là phim lồng tiếng


Cả thế giới thuyết minh phim cho tới tận TK 20 à ?

Theo mình biết thì từ thập niên 60-70 ở Sài Gòn phim chiếu rạp đã có phụ đề tiếng việt rồi, nhất là phim Mỹ; ngay cả phim Tàu của Thiệu Thị cũng làm phụ đề tiếng Việt rồi mới mang qua VN chiếu.
Tại Pháp, phim nhựa xưa nhất mình xem được tại các thư viện điện ảnh là những phim Mỹ thập niên 50, cũng có phụ đề tiếng Pháp
 

zellius

New Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Quả thực câu nói: "Cái thằng chó chết ấy!" trên 1 chất giọng đặc ghẹt mũi vẫn là 1 âm thanh kỷ niệm sâu sắc của phim thời 9x. Nếu không có chất giọng mũi đặc biệt thì có lẽ không ấn tượng đến vậy. Uống rượu trước khi thuyết minh là 1 ý kiến rất thuyết phục
 

nvmy

Well-Known Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Sao các bác lại chuyển qua ca ngợi cái thứ "tối tạo" là thuyết minh vậy?
 

lengockhanhi

Film critic
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Cái ông già nói giọng Bắc ấy thực sự có tài, vì chúng ta nhiều người có thể nghe tiếng anh và hiểu, nhưng có thể phiên dịch tiếng anh với tốc độ tính bằng mili giây thì ai làm nổi ? Khen ổng là đúng rồi.

By the way, chẳng có gì về chính trị ở đây cả. Chung qui lại cũng để thấy là người VN mình rất giỏi, dù trong hoàn cành nào,khó khăn tới đâu người ta vẫn cố gắng phấn đấu để hưởng điều tốt nhất có thể, và chia sẻ hạnh phúc với người xung quanh. (Ngay cả thời chiến tranh, những năm đói kém, nghèo khổ nhưng tại các thành phố lớn dân chúng vẫn xem phim, nghe nhạc, vui chơi, trên thế giới có cái gì thì ở Vn có cái đó), đó mới thật sự là điều tuyệt vời.

Chỉ mong là xã hội công bằng hơn, để xem phim không chỉ là thú vui của người có tiền.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

nhanhtuan

Active Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Mình thường coi trước phim, nếu hay thì rủ mẹ cùng coi. Đến mấy chỗ như : Shit, my ass, asshole, son of bitch . Mình đều biên tập lại hết, cắt bỏ hay sửa thọai tùy theo ngữ cảnh
 

nvmy

Well-Known Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Tại Pháp, phim nhựa xưa nhất mình xem được tại các thư viện điện ảnh là những phim Mỹ thập niên 50, cũng có phụ đề tiếng Pháp

Bạn xem thẳng từ cuộn film gốc với cái máy kiểu này à?
Film-Projectors1.jpg
 

lengockhanhi

Film critic
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Phải, có vài rạp phim nhỏ vẫn còn lưu trữ những bản phim xưa, Nhi đã có dịp xem những phim western như Gunfight at OK corral, Breakfast at Tiffany... trên phim nhựa, hồi xưa mỗi tuần xem vài phim, bây giờ ít thời gian hơn nên chỉ còn xem được 1 phim xưa 1 tháng thôi.
Hàng xóm của Nhi bên này làm nghề phục chế phim, chuyển từ phim nhựa sang dĩa DVD cho những người có nhu cầu (ngày xưa nhiều nhà vẫn dùng camera quay phim 8mm để đi du lịch quay phim chơi), trong nhà ảnh có mấy cái máy như vậy. Lâu lâu ghé qua xem mấy phim hoạt hình cũ trên phim 8mm rất hay.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Sao các bác lại chuyển qua ca ngợi cái thứ "tối tạo" là thuyết minh vậy?

Không phải đâu bác! Khi nhắc đến cái tối tạo ấy, mọi người xem đấy như ôn lại cái thời xa xưa, nhớ lại một kỷ niệm vui chứ ca ngợi gì đâu Bác. Mặc dù nó"tối tạo" nhưng vào thời điếm ấy, nó lại một giải pháp tình thế... Cũng được đấy chứ!

@Chip: Chip này! Bác học Đại học Hàng hải hở bác.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

9 sáng tạo có giá trị nhất trong 30 năm phát hành phim tại VN: (Theo thứ tự thời gian)

2) Lưu trữ phim trên Băng video cassette LP và EP (SLP) : Thuở ban đầu, những dịch vụ cho thuê băng đã chiêu đãi khách hàng tận tình bằng loại băng này, một cuộn băng như vậy có thể phát 4h (LP) hay 6h (SLP hay EP), như vậy dư sức chứa được từ 2-4 phim Mỹ. Về sau, do tình hình kinh tế khó khăn nên các tiêm băng không còn ưu đãi khách như thế nữa. tuy nhiên cách lưu trữ phim dạng luôn là lựa chọn của những người chơi Home Video chuyên nghiệp. Cho tới năm 1997, nhiều dân chơi phim tại nhà vẫn sử dụng 2 đầu VCR để thu-phát phim LP và EP.

------------------------------------------------

Bên cạnh đó, trong 30 năm phát hành phim tại VN cũng có những phát minh hết sức rùng rợn mà bacsi gọi là "tối tạo", đã góp phần làm hỏng hoàn toàn thú vui thưởng thức phim của khán giả. Những tối tạo này sẽ được trình bày theo thứ tự nghiêm trọng của chúng

1) Thuyết minh phim: Đây thực sự là cơn ác mộng của chúng ta, không gì bi đát hơn là âm thanh gốc, âm nhạc và toàn bộ những hiệu ứng của bộ phim hoàn toàn bị giọng thuyết minh phá hỏng. Các bạn thế hệ 8x chắc còn nhớ hai trường phái thuyết minh, là "chó chết" và "mẹ kiếp". Đáng tiếc là ngày nay phim thuyết minh vẫn còn trên đa số kênh truyền hình và thậm chí tại 1 số rạp chiếu.



Còn nhớ lúc đó bộ phim trên băng hệ LP mà Daniel được xem đầu tiên là Xuân Hoa Kinh Mộng, phim bộ Đài Loan, dài 4 cuốn (24 tiếng), lúc đó đã có lồng tiếng.

Sau đó còn xem một phim bộ XHĐ Đài Loan mà giờ quên hết, chỉ còn nhớ mỗi một câu của nhân vật chính "Đài Bắc, Trần Diệu Huy đã đến!"

Nói về thuyết minh cho phim lẻ của Mỹ, thật không thể nào quên giọng thuyết minh chó chết đã trở thành huyền thoại ở VN.

Ban đầu được nghe những giọng thuyết minh đầy chất cine như cô Kiều Oanh rất tuyệt. Sau đó thì nhu cầu quá cao, lượng phim quá nhiều, đầu nậu làm ẩu, trở thành đất sống cho giọng thuyết minh chó chết này. Vô cùng phản cảm, tiếng thuyết minh át lên âm thanh của phim, phá hỏng hoàn toàn âm thanh của phim, chỉ nghe lè nhè tiếng được tiếng mất với những câu thoại vô nghĩa, mà tròn vành rõ chữ nhất chỉ còn lại một từ "chó chết"!

Nhờ đó mọi người có dịp được tiếp cận nhanh đến một xu hướng hiện đại hơn, đó là phụ đề. Bộ phim đầu tiên Daniel được xem qua phụ đề rất đẹp còn nhớ là The Abyss. Tuyệt vời! Từ đó mới quan tâm đến những tiệm cho thuê phim chất lượng, có "thương hiệu". Đồng thời lúc đó cũng thật ngây thơ khi cho rằng với phụ đề sẽ không còn nạn thuyết minh ẩu tả như trước. Nhưng (khán giả) có vỏ quýt dày (thì đầu nậu) có móng tay nhọn. Không lâu sau đó xuất hiện một loạt phim dịch phụ đề cực kỳ thảm hại, sai chính tả lung tung. Nhưng dù thế nào vẫn còn kênh âm thanh gốc, vẫn đỡ hơn thời kỳ đen tối của chó chết đại nhân!
 

lengockhanhi

Film critic
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

đây là câu trả lời chính xác cho bạn nào đó nói rằng "toàn thế giới thuyết minh phim đến tận cuối thế kỉ 20":

Thật ra ngay từ trước khi phim có tiếng nói, người ta đã làm phụ đề cho phim câm, và khi phim có tiếng nói rồi thì phụ đề vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Năm 1909, người ta sử dụng slide chiếu song song trên màn ảnh phụ (giống như cách cinebox làm), Lần đầu tiên phim chiếu có phụ đề là phim Mỹ: The Jazz Singer tháng năm 1929 tại Pháp. Năm 1932, R. Hruska ở Budapest và Oscar I. Ertnæs ở Oslo phát minh ra phương pháp đốt nhiệt để in phụ đề trực tiếp lên sợi phim quang học.

Phim Hong Kong, Đài Loan chiếu ở Saigon trước 75 đều có phụ đề VN, những bản phim này sau 1975 có khi vẫn được chiếu lại tại rạp. Thực ra so với thời kì đó, phát hành phim tại VN hiện nay là 1 bước lùi, vì thời đó người dân Saigon không chỉ xem được phim Hollywood mà còn xem được phim Pháp, Ý, Nhật, Tàu, Ấn độ. Còn ngày nay người Vn xem phim Mỹ là chủ yếu.

Hình như khắp thế giới chỉ có Liên Xô là thích dùng thuyết minh thay cho phụ đề, VN bị ảnh hưởng mạnh của Liên Xô nên chọn thuyết minh thay vì chọn phụ đề (Nhi tin rằng là họ đã chọn vì họ thích như thế, chứ không phải do vấn đề kỹ thuật, vì với nền công nghiệp phát triển như Liên Xô những năm 70, họ dư sức làm phụ đề phim giúp cho VN). Cho tới ngày nay đĩa Bluray R5, phim HD xuất xứ từ Nga vẫn tràn ngập những giọng thuyết minh tiếng Nga.

Hình như băng VHS đầu tiên có phụ đề VN là phim The Mask của Jim Carrey
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vietka

Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Mình nghĩ thuyết minh và lồng tiếng là 2 thứ hoàn toàn khác nhau chứ nhỉ:-?

Đồng ý với bạn khoản Nga hiện vẫn rất chuộng "thuyết minh", mình down phim, anime của mấy tracker Nga về toàn Lồng tiếng Rus vô

Chữ "thuyết minh" nên thay bằng Lồng tiếng. Còn thuyết minh thì nhiều phim hiện tại vẫn còn sử dụng như lời dẫn truyện.

Mình bổ sung vài ý này nha các bác:
1. Thuyết minh: là lồng thêm 1 giọng của ptv đọc kịch bản phim đã được dịch, chồng lên tiếng của phim gốc (gần đây có vài kênh truyền hình dùng 2 giọng nam & nữ)
2. Lồng tiếng: là bỏ hết phần thoại của diễn viên gốc, có giữ lại phần tiếng động và âm nhạc... của phim gốc chỉ thay thế lời thoại của diễn viên bằng diễn viên lồng tiếng (vi du như phim Osin và vài phim của Nhật chiếu trên TV thập niên 90) Phim Hong kong hay TQ cũng hay dùng thể loại này (Không biết các bác sao chứ em dị ứng kiểu này quá :(
3. Multies track Audio tạm gọi là nhiều đường tiếng: Trong khi phát hành phim nhà sản xuất sẽ add thêm 1 hoặc nhiều đường audio vào trong phim. Các đường này giống nhau hết về âm thanh chỉ khác lời thoại được lồng tiếng của ngôn ngữ của từng nước thôi.
 
Bên trên