30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

bacsinam

New Member
9 sáng tạo có giá trị nhất trong 30 năm phát hành phim tại VN: (Theo thứ tự thời gian)

1) Dịch vụ cho thuê băng Video: Xuất hiện từ thập niên 80 và cho đến tận những năm đầu của thế kỉ 21, đây vẫn là cửa ngõ duy nhất để nhiều người VN tiếp cận với điện ảnh thế giới. Ngày nay dịch vụ cho thuê chuyển sang dùng dĩa DVD.

Vhs_cassette_bottom.jpg


2) Lưu trữ phim trên Băng video cassette LP và EP (SLP) : Thuở ban đầu, những dịch vụ cho thuê băng đã chiêu đãi khách hàng tận tình bằng loại băng này, một cuộn băng như vậy có thể phát 4h (LP) hay 6h (SLP hay EP), như vậy dư sức chứa được từ 2-4 phim Mỹ. Về sau, do tình hình kinh tế khó khăn nên các tiêm băng không còn ưu đãi khách như thế nữa. tuy nhiên cách lưu trữ phim dạng luôn là lựa chọn của những người chơi Home Video chuyên nghiệp. Cho tới năm 1997, nhiều dân chơi phim tại nhà vẫn sử dụng 2 đầu VCR để thu-phát phim LP và EP.

3) Phát hành phim Video tại rạp
: Bắt đầu khoảng năm 1989, với sự xuất hiện của những máy chiếu Video Projector 3 ống CRT, những rạp chiếu phim tại VN có thể chiếu phim Video trên màn ảnh rộng, đây là một giải pháp tạm thời để thay thế cho phim nhựa khan hiếm. Cách phát hành phim này đã kéo theo phong trào làm phim Video Mì ăn liền của điện ảnh VN như chúng ta đã biết.

crt-250x250.jpg


4) Phụ đề tiếng việt trên băng VHS : Được thử nghiệm bởi 1 nhóm bạn trẻ giỏi về tin học và say mê phim ảnh, phụ đề tiếng việt lần đầu tiên xuất hiện trong phim Mỹ (băng VHS) vào năm 1994. Đây thực sự là 1 cuộc cách mạng trong việc xem phim ở VN. Sau đó phim Mỹ có phụ đề VN luôn là lựa chọn tối ưu cho dân cinephile, suốt 4 thời kì : băng VHS chất lượng cao, dĩa VCD, DVD và HD. Ngày nay, những chiến sĩ của thời đại vẫn đang xông pha trên trận tuyến để dịch và làm sub cung cấp đều đặn cho phim, và phụ đề VN là một chuẩn mực cho các đầu chơi HD cũng như dịch vụ chép phim, bán đĩa. Nếu không có cuộc cách mạng cách đây 17 năm, có thể ngày nay các bạn vẫn còn phải xem phim thuyết minh tại megastar.

5) Băng VHS chất lượng cao : Xuất hiện khoảng năm 1995, với nội dung chép từ dĩa Laser hay DVD, lúc đó là những bản phim đẹp nhất mà bạn có thể xem được. Một số thương hiệu bán băng xuất hiện trong giai đoạn này như Mắt Vàng rất được ưa chuộng.

6) Lưu trữ phim trên Dĩa VCD: Mặc dù chất lượng hình ảnh và âm thanh trên VCD thực sự nghèo nàn, tuy nhiên loại hình lưu trữ này trở nên rất thịnh hành vì gọn nhẹ, bình dân. Xuất hiện từ năm 1997, và phát triển mạnh cho đến tận những năm 2004-2005, dĩa VCD đã góp phần đưa 1 lượng lớn phim kinh dị, hành động của Mỹ và Hong Kong đến với các bạn trẻ. Khi DVD trở nên thịnh hành vào năm 2003, dĩa VCD đi vào thoái trào

7) Sự hồi sinh của cinema: Khoảng năm 1999, khán giả bắt đầu trở lại xem phim nhựa tại rạp, nhiều bộ phim Mỹ được nhập về, nhiều rạp được xây mới, trong đó có cụm rạp Cinebox rất được giới cinephile ưa thích. Đây là những bước tiến đầu tiên cho cuộc cách mạng về rạp chiếu như ta thấy ngày nay.

cinebox212.jpg


8) Lưu trữ phim trên DVD: Dĩa DVD phim Mỹ bắt đầu xuất hiện nhiều từ năm 2002, xuất xứ từ Trung quốc, trong thời gian đầu chỉ có giới trí thức, giỏi ngoại ngữ mới xem được DVD, nhưng DVD dần dần thay thế VCD và trở thành guồn phim đẹp nhất, âm thanh hay nhất; khoảng năm 2004, phim DVD phụ đề tiếng việt bắt đầu được làm, ban đầu dùng dĩa DVD Copy, sau đó dĩa được đúc bên trung quốc như dĩa xịn. Dĩa DVD đã làm thay đổi hoàn toàn cách chơi phim tại nhà của anh em cinephile, bắt đầu thời kì của những dàn Home Cinema đắt tiền.

dvd-pile.jpg


9) Phim HD
Lịch sử phát triển của phim HD tại VN bạn có thể tham khảo tại diễn đàn này, bản thân diễn đàn HDVN cũng là một phong trào cách mạng trong cách xem phim, mở đầu một thời kì mới hoàn toàn. Thời kì phim HD thừa hưởng tất cả những kinh nghiệm và thành quả của hơn 20 năm phát hành phim, chơi phim tại VN, như trình độ thưởng thức phim nâng cao, phụ đề VN trở thành chuẩn mực... Bên cạnh chất lượng hình ảnh, âm thanh là điều không bàn cãi, còn có sự tiến bộ về tư tưởng: trong thời đại HD này dân chơi phim dần dần đi đến 1 cách sống mới là chia sẻ, không vụ lợi.

------------------------------------------------

Bên cạnh đó, trong 30 năm phát hành phim tại VN cũng có những phát minh hết sức rùng rợn mà bacsi gọi là "tối tạo", đã góp phần làm hỏng hoàn toàn thú vui thưởng thức phim của khán giả. Những tối tạo này sẽ được trình bày theo thứ tự nghiêm trọng của chúng

1) Thuyết minh phim: Đây thực sự là cơn ác mộng của chúng ta, không gì bi đát hơn là âm thanh gốc, âm nhạc và toàn bộ những hiệu ứng của bộ phim hoàn toàn bị giọng thuyết minh phá hỏng. Các bạn thế hệ 8x chắc còn nhớ hai trường phái thuyết minh, là "chó chết" và "mẹ kiếp". Đáng tiếc là ngày nay phim thuyết minh vẫn còn trên đa số kênh truyền hình và thậm chí tại 1 số rạp chiếu.

2) Tóm tắt truyện phim ngay từ đầu : Đây là sáng kiến khác người có một không hai do Fafilm Việt Nam tạo ra trong thập niên 80, tất cả phim Mỹ do Fafilm việtnam phát hành đều có phần giới thiệu nội dung phim ngay từ phần Intro, với giọng thuyết minh dịu dàng của Kiều Oanh, hãy tưởng tượng ngay từ phần giới thiệu tên diễn viên mà bạn đã biết hết nội dung phim kể về chuyện gì... Hơn nữa, cách nhìn nhận vấn đề của người tóm tắt phần nhiều sai lệch so với nội dung phim, ví dụ phim lethal Weapon được gán cho một thông điệp: sự leo thang tội ác của những tên xâm luợc Mỹ vốn có nợ máu với nhân dân VN (một thông điệp mà phim không hề có).
May mắn thay, cách làm kì dị này ngày nay đã biến mất.

3) Cắt 1 bộ phim ra làm 2 phần trên truyền hình:
Trong thập niên 90, do thời lượng phát sóng của truyền hình có giới hạn, khán giả không bao giờ được xem trọn 1 phim từ đầu tới cuối; người ta chiếu phim theo kiểu: Cắt bộ phim làm 2 phần. Mà chương trình chiếu phim 1 tuần mới có 1 buổi. Nên nếu bạn đang xem phim Thriller hay Action tới đoạn gay cấn nhất thì giờ chiếu chấm dứt, tèn ten, hẹn các bạn 1 tuần sau xem tiếp nhé. Ngày nay, với hàng loạt kênh HBO, StarMovies... thì không có gì phải lo nữa.

4) Cắt phim quá nhiều: Đây lại là 1 phát minh cực kì độc đáo tại VN: khi xem phim tại rạp, bạn sẽ thất vọng hoàn toàn vì 1 bộ phim hành động chiếu tại VN không còn là phim hành động nữa, sau khi tất cả những cảnh hành động hay nhất bị cắt bỏ.


5) Đặt tên phim bừa bãi: Trí tưởng tượng phong phú và sự nhanh nhạy của những nhà phát hành phim đã khiến cho phim Mỹ tại VN mang rất nhiều cái tên, chẳng ăn nhập gì với nội dung phim cả. Ví dụ ta có nguyên 1 serie phim Nico (khởi dầu từ nhân vật chínhNico Toscani trong phim Above the Law năm 1988, hình như bây giờ đã tới Nico 19 rồi). Thói quen đặt tên bừa bãi này có từ thời phát hành băng Video, khi mà tên phim do chủ tiệm đặt. Đặt tên tùy hứng, ăn theo là trở ngại lớn nhất cho người xem nếu muốn tìm hiểu thông tin chính xác về bộ phim.

 
Chỉnh sửa lần cuối:

lengockhanhi

Film critic
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Chuyện làm ăn gian dối lừa đảo cố ý thì rõ ràng là sai bét không cần phải bàn, chỉ đáng ngại nhất là những việc làm phá hoại một cách nhiệt tình mà vẫn nghĩ là mình đang làm đúng.
 

osiric

Well-Known Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

1 phim đặt hàng chục tựa khác nhau lừa tình khách hàng
DVD đem cho thuê vài lần là nát bét
 

lc911

Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Bài viết rất hay.
từ lúc biết đến HD là gì em chẳng bao giờ đi thuê đĩa về xem nữa
Trước kia thuê đĩa về xem có đĩa quay lén phim trong rạp đang xem lại thấy cái đầu của ai đó nhô lên hài vãy.
 
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Thank you, Bacsi! Để thấy được toàn bộ 30 năm sáng kiến - tối tạo của phát hành phim VN thỉ phải cở thế hệ 7X hoặc già hơn mới hiểu hết. He he... Raymond tui cũng thuộc thế hệ đó nên đọc bài viết này thấy hay quá xá. Còn nhớ khoảng năm 1985 Raymond dắt thằng em ra rạp xem The Clash of Titans, mà xem Video chứ không phải phim nhựa đâu à nha! Lần đầu tiên tiếp cận với kỷ xảo điện ảnh Hollywood, Trời ơi! Phải nói là Phê thật, suốt cả tháng sau mà còn bàn tán mãi.
 
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Thành Slogan của 1 số 8x khi đến trường: Chó chết mày tiêu rồi
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Không thể quên được giọng thuyết minh đặc trưng của ông "chó chết":
- Mày muốn cái điều chó chết gì thế?
- Ôi cái điều này thật là tệ đấy...

:))
 

siusiuenen

New Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Ha ha ha..... Không ngờ bác Chip còn nhớ ông " chó chết" này ...Không biết ông ta đã ra tù chưa vì cái tội " chó chết" đó . Thú thực là tới bây giờ khi coi phim Mỹ tới mấy chỗ diễn viên chửi thề là tai tớ lại văng vẳng " thật là đồ chó chết " ....hahahhaha
 

nlk

Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Hình như còn một câu nữa là:"Thằng chó chết tao sẽ giết chết mày đấy"
 

drcoi

Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

bài này làm e nhớ tới năm 1998 thì phải, lần đầu tiên e bước chân vào rạp lý chiến thắng (tiền thân của cinebox) xem phim đầu tiên là Deep Impact với âm thanh nguyên bản surround --> một cảm giác phê tới giờ, rồi lần lượt là Giải cứu binh nhì Ryan, tàu ngầm u150 (k nhớ chính xác u mấy ), what lies beneath, the sixth sense .... với giá học sinh sv là 8-10K, dịp tết là 5k, cho tới một ngày đẹp trời rạp đó đóng cửa. vài năm sau, cinebox xuất hiện nhưng k còn với các giá đó nữa.
 
Re: Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

bài này làm e nhớ tới năm 1998 thì phải, lần đầu tiên e bước chân vào rạp lý chiến thắng (tiền thân của cinebox) xem phim đầu tiên là Deep Impact với âm thanh nguyên bản surround --> một cảm giác phê tới giờ, rồi lần lượt là Giải cứu binh nhì Ryan, tàu ngầm u150 (k nhớ chính xác u mấy ), what lies beneath, the sixth sense .... với giá học sinh sv là 8-10K, dịp tết là 5k, cho tới một ngày đẹp trời rạp đó đóng cửa. vài năm sau, cinebox xuất hiện nhưng k còn với các giá đó nữa.

Tết mà lại rẻ hơn ngày thường ? Khác xa bây giờ bạn hén :D. Giá phim Cinebox vậy là còn rẻ. Vô Galaxy hay đặc biệt là Megastar thìb-([-O<

Bạn chủ topic chắc cũng trung niên - mê phim ảnh - có kiến thức nên mới có những nhận xét hay đến thế. Mới đầu cứ tưởng của bài báo nào chứ :D
 

thdang

Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

1) Thuyết minh phim: Đây thực sự là cơn ác mộng của chúng ta, không gì bi đát hơn là âm thanh gốc, âm nhạc và toàn bộ những hiệu ứng của bộ phim hoàn toàn bị giọng thuyết minh phá hỏng. Các bạn thế hệ 8x chắc còn nhớ hai trường phái thuyết minh, là "chó chết" và "mẹ kiếp". Đáng tiếc là ngày nay phim thuyết minh vẫn còn trên đa số kênh truyền hình và thậm chí tại 1 số rạp chiếu.

2) Tóm tắt truyện phim ngay từ đầu: Đây là sáng kiến khác người có một không hai do Fafilm Việt Nam tạo ra trong thập niên 80, tất cả phim Mỹ do Fafilm việtnam phát hành đều có phần giới thiệu nội dung phim ngay từ phần Intro, với giọng thuyết minh dịu dàng của Kiều Oanh, hãy tưởng tượng ngay từ phần giới thiệu tên diễn viên mà bạn đã biết hết nội dung phim kể về chuyện gì... Hơn nữa, cách nhìn nhận vấn đề của người tóm tắt phần nhiều sai lệch so với nội dung phim, ví dụ phim lethal Weapon được gán cho một thông điệp: sự leo thang tội ác của những tên xâm luợc Mỹ vốn có nợ máu với nhân dân VN (một thông điệp mà phim không hề có).
May mắn thay, cách làm kì dị này ngày nay đã biến mất.

- Ngày trước mỗi lần xem film Mỹ nghe đến chổ anh chàng phiên dịch nói từ "Chó chết" là mình cười như đang xem hài kịch, chửi cái gì cũng "CHÓ CHẾT" riết nhà mình đặt tên cho anh chàng thuyết minh đó là "thuyết minh film chó chết" hehe. Hồi đó còn được xem băng hifi, rồi coi film hệ NTSC lúc đó thấy hình ảnh đẹp lắm..như được xem HD bi giờ á..hehehe..nghĩ cũng vui.
- Với thuyết minh film "Kiều Oanh" thì mình có ấn tượng rất thích, vì giọng đọc của cô K.Oanh khá hay, rõ ràng và rất có phong cách vào thời điểm lúc bấy giờ. Thích nhất là thuyết minh những film Liên Xô và film thần thoại ngày xưa...
 

poly

Banned
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Dạo này các bạn dịch phim tự do chửi thề quá mạng. Phụ đề phim HD toàn éo ú vl con..........
Có thể những người nghe tiếng Anh rõ ko ảnh hưởng , nhưng.....
 

overkillx

Huyền Thoại
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Bây giờ không còn gặp kiểu dịch "chó chết" ấy nữa mà chuyển sang thành "Thằng khốn" :))
 
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Thuê được băng video film cấp 3 về xem mà hết nguyên cuốn lịch để lau đầu từ.
 
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Đầu máy 1k/1h, TV 1K/1h, băng 1k 1 cuốn. Sau này Tụi tiệm video ăn gian. Phim lẻ Mỹ cắt ra thành 2 cuốn 1 phim. Thật là chó chết :-*:-*:-*:-*
 

phamhongson

Well-Known Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

1) Thuyết minh phim: Đây thực sự là cơn ác mộng của chúng ta, không gì bi đát hơn là âm thanh gốc, âm nhạc và toàn bộ những hiệu ứng của bộ phim hoàn toàn bị giọng thuyết minh phá hỏng. Các bạn thế hệ 8x chắc còn nhớ hai trường phái thuyết minh, là "chó chết" và "mẹ kiếp". Đáng tiếc là ngày nay phim thuyết minh vẫn còn trên đa số kênh truyền hình và thậm chí tại 1 số rạp chiếu.

Thuyết minh phim thì không thể gọi là tối tạo được ví từ khi khai sinh ra điện ảnh cho đên cuối TK20 cả thế giới đều làm vậy, có điều là họ thuyết minh trực tiếp, còn âm thanh gốc của phim vẫn còn nguyên, có chăng chỉ giảm bớt âm lượng hơn so với tiếng thuýet minh, tuy nhiên khi đó người nghe phải nghe song ngữ- như ngoài chợ. Vấn đề tối tạo No01 có lẽ phải là phim lồng tiếng
 

preciouspearl

Active Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Nói gì thì nói chứ em vẫn thấy ông "chó chết" có vai trò lớn trong việc phổ biến rộng rãi điện ảnh Mỹ - Hồng Kông đến cho người dân mình. Hay các bác trên HDVN thử phát động một cuộc truy tìm tung tích của ông "chó chết" nhỉ. Đến bây giờ em vẫn còn tò mò muốn biết điều này đấy.
 
Bên trên