30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

ducgatuoi

New Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

tuyệt vời,bạn phải là một người rất đam mê và am hiểu điện ảnh sâu sắc.bạn làm mọi người bồi hồi nhớ lại ngày xưa.ở làng trẻ con chúng mình tích góp để có 200 đ một lần xem video chiếu ở sân hợp tác xã,ti vi và đầu video được kéo đi khắp các miền quê bằng xe bò,một thời lý tiểu long,như lai thần chưởng.hồi ấy cả xã có 1 cái ti vi sámsung 14 inh đen trắng màn hình không phải cong mà là lồi.,mà đứng từ ngoài cổng cách 20 mét xem tây du ký,vòi bạch tuộc vẫn ngon,mắt tốt thật,đố trẻ con bây giờ nhìn được như chúng mình này xưa,ôi lại nhớ ngày xưa đi rình nhìn trộm con gái tắm ở sông,cầu ao và giếng làng nữa chứ,rúc trong bụi tre,luống thuốc lào,trèo lên cây nhãn.cứ chập tối là bỏ cả cơm đi theo 'bản năng gốc'. ôi ngày xưa ơi.
về phần phim bây giờ mình thấy phần dịch khô cứng sát nghĩa theo kiểu tra từ điển không có chất văn học.theo mình phim dịch phải hay mượn nhà văn dịch truyện mà dịch càng tốt dùng thuyết minh giọng chuẩn hà nội như chương trình phim cuối tuần trên VTV1.nhưng nghét cái vtv kiểm soát cắt nhiều quá làm ảnh hưởng tới nội dung bộ phim rất nhiều.sau khi xem tất cả các thể loại mình thấy thuyết minh là hay nhất,người xem không bị mỏi mắt bị phân tán khi vừa xem hình ảnh vừa đọc văn bản.tại sao không dùng hết và đúng giác quan mà ông trời ban tặng
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

sau khi xem tất cả các thể loại mình thấy lồng tiếng là hay nhất,người xem không bị mỏi mắt bị phân tán khi vừa xem hình ảnh vừa đọc văn bản.tại sao không dùng hết và đúng giác quan mà ông trời ban tặng

Bạn xem phim, không chỉ sử dụng thị giác mà còn phải sử dụng cả thính giác nữa. Nếu xem phim mà âm thanh dở tệ thì nó trở thành phim câm rồi ( sặc lô ). Nếu gặp người thuyết minh hay thì bạn cố xem, gặp người dở thì sao ?? xem phim câm cho đở tức. Phần lớn phim lồng tiếng + thuyết minh thì âm thanh nghe khá tệ ( mono ). Cho nên để xem phim hấp dẫn hơn thì nên xem có phụ đề. khi đó mới hội tụ được thị giác + thính giác về bộ phim
 

minhtranquang55

New Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Cảm ơn Bacsy, nhắc lại chuyện xưa rất hay. Thấy anh em rôm rả góp chuyện, thấy vui kể chuyện. Lúc đó khoảng 1982, 84 gì đó từ K về Sài gòn, tối không biết làm gì đi xem video ơ rạp, hình như phim bạch tuộc thì phải ( còn có tên một mình chống mafia). Cái hay là rạp lấy cuộn băng xxx chép chồng lên . đến khi hết phim bạch tuộc, anh chàng trông rạp đi đâu đó không biết, cái máy video lại chiếu tiếp cái đoạn fim xxx chưa bị xóa....
Bà con ồ lên phấn khởi quá trời. Hồi ấy phim xxx video rất hiếm, không phải ai cũng có mà xem.
Khi về tôi cứ nghĩ mới mấy năm , từ còn là sinh viên xem phim xxx bằng máy chiếu 8 ly, mà bây giờ xem lại...hiện đại ghê.
 

cuadedanh

Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Lồng tiếng thì mình thấy hay và ấn tượng chỉ mỗi mấy phim của Châu Tình Trì góp phần tăng thêm vị hài của phim còn lại thì rất chán. Mà nói đến lồng tiếng mình ghét nhất mấy phim truyền hình Việt lồng tiếng (không thu trực tiếp) chiếu trên VTV, quanh đi quẩn lại mỗi vài người lồng tiếng giọng thì cực già, chưa nhìn thấy hình nghe tiếng đã ghét, cứ cảm giác như xem phim thời bao cấp, mấy cô gái trông xinh đẹp mỹ miều là thế mà giọng của bà 60 tuổi lồng. Đây là một trong những lý do mình không thích phim Việt.
 

gianghafele

Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Bài bình luận của bác chủ hay phết, thanks !!!
 

zelda131292

New Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Like cho bác "chó chết" 1 phát nào :)) Link
 

jupituer

New Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Sài Gòn Film dịch và lồng tiếng, fafilm Việt Nam phát hành!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x
 

jupituer

New Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Hồng Kông bên hông chợ lớn!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)
 

dino

Active Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Thank bsn một cái ... làm em nhớ lại cái thời vừa xem vừa chùi đầu từ hihi ...
 

Cafe_pede

Banned
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Tôi thì lại Không quên mỗi lần xem phim HongKong

Mọi Chi Tiết : Xin Liên Hệ Cô Lý

:)):)):)):)):)):))
 

do_long_khach

Well-Known Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Còn kiểu đặt (dịch) tên phim mới ăn theo phim cũ nữa. Kiểu như Terminator Salvation thành Terminator 4.

Mà ông "chó chết" là ông nào vậy ạ?
 

llg

New Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Cả thế giới thuyết minh phim cho tới tận TK 20 à ?

Theo mình biết thì từ thập niên 60-70 ở Sài Gòn phim chiếu rạp đã có phụ đề tiếng việt rồi, nhất là phim Mỹ; ngay cả phim Tàu của Thiệu Thị cũng làm phụ đề tiếng Việt rồi mới mang qua VN chiếu.
Tại Pháp, phim nhựa xưa nhất mình xem được tại các thư viện điện ảnh là những phim Mỹ thập niên 50, cũng có phụ đề tiếng Pháp

Bác ở vùng nào ở Pháp, xem film rạp nào vậy ?. Em xem đủ các rạp lớn của Pháp rồi, từ Gaumont, Pathe, UGC, cho đến MK2, ..., ngay cả tại Paris mà session chiếu lồng tiếng (VF) cũng nhiều hơn là session phụ đề (VO), về đến tỉnh thì nhiều khi muốn xem VO còn khó hơn lên giời. Được cái xem film ở Pháp siêu rẻ so với thu nhập, nên toàn dân đi xem film, rạp film thì phủ sóng mọi ngóc ngách phố phường.
Nói đến thuyết minh: ví dụ em là em muốn gặp ông thuyết minh phim Châu Tinh Trì lắm, thần tượng của em đấy các bác ạ :D. Nhiều khi xem film gốc mà vẫn thích bản thuyết minh hơn :D
 
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Hâm mộ ông "chó chết, mày tiêu rồi". Phải công nhận là giờ tưởng tượng lại thấy rất nhớ cái hồi xem phim kiểu như thế mặc dù dịch thì rất vớ vỉn, chả ăn nhập gì với nội dung mấy..........
 

ProSkyR

Well-Known Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Bài của bacsinam rất hay.
Theo mình những thứ tối tạo đó chưa hẳn là tối tạo, nó được tạo ra vì "hoàn cảnh bắt buộc":
- Thuyết minh: Đất nước sau chiến tranh, xem một bộ phim mọi người chỉ cần quan tâm nội dung, diễn viên, đạo diễn, lời thoại ai nói chẳng được, không chuối quá là OK. Ngồi thưởng thức một bộ phim rất khó, còn cuộc sống, công việc và rất nhiều yếu tố chi phối. Đại đa số cần xem nội dung phim thế nào; diễn viên, đạo diễn là ai thế thôi.
- Tóm tắt truyện phim ngay từ đầu: Cũng giống ý trên, không tóm tắt rất ít người xem, vì rất nhiều người còn lăn tăn vấn đề có nên bỏ thời gian để xem hay không.
- Cắt 1 bộ phim ra làm 2 phần trên truyền hình: Trong thập niên 90, do thời lượng phát sóng của truyền hình có giới hạn, khán giả không bao giờ được xem trọn 1 phim từ đầu tới cuối. Tự bacsinam đã giải thích rồi.
- Cắt phim quá nhiều: Nhiều yếu tố, theo mình vấn đề tư tưởng, văn hóa và chính trị nó chi phối, bắt buộc rạp phải cắt.
- Đặt tên phim bừa bãi: Cũng giống mấy ý trên, phim ít, nhu cầu chưa cao, cần lôi kéo, câu khác, hay như bây giờ người ta gọi là "giật tít". Thời đó chưa ảnh hưởng nhiều như bây giờ.
Tóm lại: Thời thế nó sinh ra những sáng tạo đó, không có gì là tối tạo ở đây cả. Bây giờ khác, 30 năm trước khác. Thời điểm đó ai nói đó là "tối tạo"? mà có nói cũng vậy, không mấy ai quan tâm.
Thêm nữa: truyền hình ngày đó càng cắt, càng máu xem => Kích thích mọi người xem phim. Còn bây giờ, cắt thì thôi, không xem nữa, lúc khác xem lại hoặc kiếm trên "google". Không có những cái "tối-sáng tạo" đó nhu cầu giải trí xem phim đâu phát triển nhanh và mạnh như ngày nay.
Mình chỉ nhận xét theo những gì mình thấy, biết, cảm nhận. Còn những thứ cao siêu hơn của dân nghiên phim hoặc những người làm điện ảnh (phạm trù 30 năm trước) mình không biết.
 

nvmy

Well-Known Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Bác ở vùng nào ở Pháp, xem film rạp nào vậy ?. Em xem đủ các rạp lớn của Pháp rồi, từ Gaumont, Pathe, UGC, cho đến MK2, ..., ngay cả tại Paris mà session chiếu lồng tiếng (VF) cũng nhiều hơn là session phụ đề (VO), về đến tỉnh thì nhiều khi muốn xem VO còn khó hơn lên giời. Được cái xem film ở Pháp siêu rẻ so với thu nhập, nên toàn dân đi xem film, rạp film thì phủ sóng mọi ngóc ngách phố phường.
Nói đến thuyết minh: ví dụ em là em muốn gặp ông thuyết minh phim Châu Tinh Trì lắm, thần tượng của em đấy các bác ạ :D. Nhiều khi xem film gốc mà vẫn thích bản thuyết minh hơn :D
Em không biết phim ở Pháp nó thế nào nhưng em rất muốn biết công nghệ in phụ đề lên phim nhựa những năm 50 nó thế nào? Không nói về cái "phụ đề" kiểu phim câm Sác lô nhé!

Bài của bacsinam rất hay.
Theo mình những thứ tối tạo đó chưa hẳn là tối tạo, nó được tạo ra vì "hoàn cảnh bắt buộc":
- Thuyết minh: Đất nước sau chiến tranh, xem một bộ phim mọi người chỉ cần quan tâm nội dung, diễn viên, đạo diễn, lời thoại ai nói chẳng được, không chuối quá là OK. Ngồi thưởng thức một bộ phim rất khó, còn cuộc sống, công việc và rất nhiều yếu tố chi phối. Đại đa số cần xem nội dung phim thế nào; diễn viên, đạo diễn là ai thế thôi.
- Tóm tắt truyện phim ngay từ đầu: Cũng giống ý trên, không tóm tắt rất ít người xem, vì rất nhiều người còn lăn tăn vấn đề có nên bỏ thời gian để xem hay không.
- Cắt 1 bộ phim ra làm 2 phần trên truyền hình: Trong thập niên 90, do thời lượng phát sóng của truyền hình có giới hạn, khán giả không bao giờ được xem trọn 1 phim từ đầu tới cuối. Tự bacsinam đã giải thích rồi.
- Cắt phim quá nhiều: Nhiều yếu tố, theo mình vấn đề tư tưởng, văn hóa và chính trị nó chi phối, bắt buộc rạp phải cắt.
- Đặt tên phim bừa bãi: Cũng giống mấy ý trên, phim ít, nhu cầu chưa cao, cần lôi kéo, câu khác, hay như bây giờ người ta gọi là "giật tít". Thời đó chưa ảnh hưởng nhiều như bây giờ.
Tóm lại: Thời thế nó sinh ra những sáng tạo đó, không có gì là tối tạo ở đây cả. Bây giờ khác, 30 năm trước khác. Thời điểm đó ai nói đó là "tối tạo"? mà có nói cũng vậy, không mấy ai quan tâm.
Thêm nữa: truyền hình ngày đó càng cắt, càng máu xem => Kích thích mọi người xem phim. Còn bây giờ, cắt thì thôi, không xem nữa, lúc khác xem lại hoặc kiếm trên "google". Không có những cái "tối-sáng tạo" đó nhu cầu giải trí xem phim đâu phát triển nhanh và mạnh như ngày nay.
Mình chỉ nhận xét theo những gì mình thấy, biết, cảm nhận. Còn những thứ cao siêu hơn của dân nghiên phim hoặc những người làm điện ảnh (phạm trù 30 năm trước) mình không biết.

Cách đây hơn 30 năm, ông già em cũng có mấy năm theo đoàn "phim phông", "chiếu bóng" đi khắp nơi phục vụ quân-dân, toàn phim Liên Xô, Trung quốc. Vị trí: ông thuyết minh phim. Cầm tập giấy đọc theo phim, cộng với giọng thuốc lào thì củ chuối thế nào các bác biết nhưng quân - dân vẫn quý lắm! :D
 

samcuu

New Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Vụ thuyết minh và chia đôi phim theo mình ko nên coi là tối tạo gì cả. Đó là hoàn cảnh bắt buộc thôi. Như ở phần sáng kiến đã nêu, mãi mới có 1 nhóm bạn trẻ có trình độ làm đc phụ đề. Vậy trước khi có phụ đề thì làm sao xem đc phim nước ngoài? Ko lẽ bắt dân VN xem phim VN hết. Hơn nữa đối tượng xem phim đa dạng, có người thích xem thuyết minh có người thích xem phụ đề. Mẹ mình ở nhà vẫn thích xem thuyết minh. Rạp Tháng 8 và Quốc Gia ở HN vẫn phải để 1 2 phòng chiếu hoặc suất chiếu trong ngày để chiếu thuyết minh cho người lớn tuổi xem. Còn vụ chia đôi phim ra thì trong bài cũng nói rồi. Thời lượng phim truyền hình có hạn, cũng ko có cable hay các kênh chuyên chiếu phim mà chiếu hết đc. Thà chia nửa ra thế còn hơn là cắt xén bớt cho đủ thời lượng.
 

BlueSea

Active Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Các bác làm em nhớ lại thời xem băng video: giọng ông "chó chết", tua băng mỏi tay, lau đầu từ rồi khi xem thì phía trên và dưới của màn hình nhiễu, ở giữa lại ngon do băng bị nát rồi.
 

Dualeo

New Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Nói đến thuyết minh: ví dụ em là em muốn gặp ông thuyết minh phim Châu Tinh Trì lắm, thần tượng của em đấy các bác ạ :D. Nhiều khi xem film gốc mà vẫn thích bản thuyết minh hơn :D
Vân Sơn, Hoài Linh, Quang Minh lồng tiếng fim CTT đó bạn xD
 

hoangkh

New Member
Ðề: 30 năm sáng tạo và" tối tạo" trong phát hành phim ở Việt Nam

Coi Châu Tinh Trì mà xài phụ đề hết muốn coi, cái giọng phiên dịch phim chưởng Hồng Kông ngày xưa giờ vẫn chưa quên được, ấn tượng sâu xa quá :)
 
Bên trên