Các đài truyền hình đề nghị Canal+ chia sẻ bản quyền

ducanhct

Member
Ðề: Các đài truyền hình đề nghị Canal+ chia sẻ bản quyền

Nói chung là giờ này thì ko có hi vọng vào 2 cái gói 1,2 kia đâu, giờ chỉ còn gói 3 (đọc báo thấy bác SCTV đang định mua), các đài nên đoàn kết với nhau thống nhất nêu mua gói 3 thì cùng mua, còn nếu ko mua thì cho dù bọn IMG có giảm đến 1tr $ hoặc 500.000$ thì cũng ko mua( giờ nó đang trào bán với giá 2tr $).MÌnh thà ko phát gói đó còn hơn là mỗi khi đến trận hay(cùng thời điểm phát sóng) là khán giả quay lưng và lựa chọn Cafe bóng đá nơi mà đang chiếu trận cầu đỉnh để xem => lãng phí. Đây cũng là 1 bài học mà các nhà đài cần phải lưu tâm cho nhưng mùa giải tiếp theo. Nếu hết năm 2016, các nhà đài nên họp báo đầy đủ, mời cả cái thằng K+ kia nữa họp luôn ko để nó đi đêm, và quán triệt luôn.
 

taituxdvn1

New Member
Ðề: Các đài truyền hình đề nghị Canal+ chia sẻ bản quyền

Mình thì hi vọng mỗi thẳng k+ độc quyền ( mặc dù ko mắc k+) mình đang phân vân ở chỗ là giá bản quyền NHA có thực chất lên tận 40tr$ hay ko thôi . Nghi bọn k+ mới IMG khai man giá
 

dhpaul

Well-Known Member
Ðề: Các đài truyền hình đề nghị Canal+ chia sẻ bản quyền

Mình thì hi vọng mỗi thẳng k+ độc quyền ( mặc dù ko mắc k+) mình đang phân vân ở chỗ là giá bản quyền NHA có thực chất lên tận 40tr$ hay ko thôi . Nghi bọn k+ mới IMG khai man giá

Giá bản quyền ngoại hạng Anh tại VN theo báo chí Anh đã là 22 triệu bảng, tức cũng cỡ gần 40 triệu $. Mà con số đấy thì chắc chắn chỉ là giá mà BTC giải bán cho IMG, chứ IMG bán cho Canal Plus họ không thể biết.
 

boyben2011

Well-Known Member
IMG: Phát sóng Ngoại hạng Anh phải độc quyền ở Việt Nam
Ictnews.vn - 5 giờ trước 1382
Đầu giờ chiều nay 14/6/2013, ICTnews đã nhận được email của IMG Media chính thức trả lời về vấn đề bản quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh rằng IMG không có quyền bán tất cả các trận đấu của giải này cho nhiều đơn vị phát sóng ở Việt Nam. VTV chịu sức ép từ chối bản quyền Ngoại hạng Anh trên K+ / K+ mua bản quyền truyền hình Ngoại hạng Anh giá 40 triệu USD / 5 đài kiến nghị VNPayTV lên tiếng chống độc quyền Ngoại hạng Anh


Các đài trong Hiệp hội Truyền hình trả tiền đã lên tiếng yêu cầu VTV phải chịu trách nhiệm về việc thất bại trong đàm phán bản quyền giải Ngoại hạng Anh.

Trong email gửi cho ICTnews, ông Lee Taylor phụ trách truyền thông của Tập đoàn IMG khu vực Châu Âu cho biết, IMG Media - một chi nhánh của IMG Toàn Cầu, công ty toàn cầu chuyên về thể thao, thời trang và truyền thông, đã khẳng định lại quan điểm của IMG Media trong vấn đề bản quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh ở Việt Nam. Theo đó, IMG Media đã cấp quyền phát sóng độc quyền 2 trong 3 gói bản quyền giải Ngoại hạng Anh mùa giải 2013/2014 đến 2015/2016 cho Canal Plus Overseas (Canal +).

Với sự đồng ý của Ban Tổ chức giải Ngoại hạng Anh, các quyền phát sóng này bao gồm: quyền độc quyền phát sóng tất cả các trận đấu ngày Chủ Nhật (ngoại trừ ngày Chủ Nhật cuối cùng của mùa giải); tất cả các trận đấu sớm ngày thứ Bảy bắt đầu vào 12h45 chiều (theo giờ Anh); quyền ưu tiên lựa chọn phát sóng độc quyền một trận đấu bất kỳ diễn ra vào ngày thứ Bảy khi không có trận đấu sớm nào diễn ra vào lúc 12h45; quyền ưu tiên lựa chọn phát sóng độc quyền một trận đấu giữa tuần; và quyền ưu tiên lựa chọn phát sóng độc quyền một trận đấu diễn ra vào ngày Chủ Nhật cuối cùng của mùa giải. IMG khẳng định, tất cả các quyền này nằm trong "Gói 1 và Gói 2".

IMG cho biết, Canal+ đã nộp gói thầu cạnh tranh nhất nhưng không phải là đơn vị bỏ thầu với giá cao nhất. IMG Media đánh giá cao uy tín, số lượng khán giả và chất lượng sản xuất của K+ (đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền ở Việt Nam do Canal+ liên doanh sở hữu và quản lý) cũng quan trọng như mức giá dự thầu của mỗi đơn vị tham gia bỏ thầu.

Canal+ không có và chưa bao giờ có quyền cấp phép lại bất kỳ quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh nào được cấp trong Gói 1 và Gói 2 cho bất kỳ đơn vị phát sóng nào khác trên lãnh thổ Việt Nam, ngoại trừ K+. Đây là một điều kiện nghiêm ngặt quy định trong các hợp đồng giữa IMG Media với Ban Tổ chức giải Ngoại hạng Anh và Canal+.

Theo hợp đồng gốc ký kết giữa IMG và Ban Tổ chức giải Ngoại hạng Anh thì IMG không có quyền bán tất cả các trận đấu của giải Ngoại hạng Anh trên cơ sở không độc quyền cho nhiều đơn vị phát sóng. Ban Tổ chức giải Ngoại hạng Anh yêu cầu bất cứ đơn vị phát sóng nào có quyền phân phối bản quyền giải Ngoại hạng Anh ở bất cứ nơi nào trên toàn thế giới cũng đều phải do Ban Tổ chức giải Ngoại hạng Anh cho phép. Vì vậy, cách duy nhất để các đơn vị phát sóng khác có thể phát sóng giải Ngoại hạng Anh ở Việt Nam là lựa chọn gói bản quyền thứ 3 (Gói 3).

Gói bản quyền thứ 3 có thể được cung cấp cho tất cả các đơn vị phát sóng ở Việt Nam trên cơ sở không độc quyền. Gói bản quyền này có hiệu lực cho các mùa giải từ 2013/2014 đến 2015/2016 và cũng gần tương tự như gói bản quyền không độc quyền thứ hai mà hầu hết các đơn vị phát sóng đã có đối với mùa giải 2010/2011 đến 2012/2013. Điểm khác biệt duy nhất giữa gói bản quyền trước đây và gói bản quyền thứ 3 này là 1 trận đấu sớm ngày thứ 7 ở mỗi vòng.

"IMG Media tin tưởng rằng đây là một gói rất hấp dẫn với 282 trận đấu phát sóng trực tiếp mỗi mùa giải, kèm theo các chương trình liên quan, cho phép ngày càng nhiều người hâm mộ bóng đá Việt Nam có thể theo dõi giải Ngoại Hạng Anh bắt đầu từ mùa tới", ông Lee Taylor cho biết.
 
Ðề: Các đài truyền hình đề nghị Canal+ chia sẻ bản quyền

Việc K+ phát sóng Giải ngoại hạng Anh (EPL) 2013-2016 tại VN
VTV không có quyền can thiệp?


Về câu hỏi với 51% cổ phần tại K+, VTV có quyền can thiệp để K+ không được phát sóng EPL dù được Canal+ chuyển
giao, ông Lương nói: “VTV mong muốn đứng ra đàm phán để mua được giá rẻ nhưng mình phải làm đúng luật. Việc
can thiệp để K+ không được phát sóng EPL nếu Canal+ chuyển giao không trong thẩm quyền của VTV, bởi hội đồng
thành viên là người quyết định mua gì, phát gì. Nếu hội đồng thành viên của K+ tính toán đưa ra được phương án
kinh tế khả thi, không lỗ và có hướng phát triển thì họ có quyền nhận và phát.
VTV là người kiểm soát nội dung nếu K
+ vi phạm nhưng bóng đá thì có vi phạm gì đâu vì người ta còn đang muốn có để xem. Bộ Thông tin - truyền thông
cũng không thể can thiệp bằng các văn bản hành chính vào việc này được”.
Có lẽ đây là gót chân Asin của K+. Sau 3 năm kinh doanh èo uột, lại cõng thêm khoản 40 triệu bản quyền 3 năm tới, thì ai sẽ sẽ chịu trách nhiệm những khoản lỗ những năm tiếp theo (nếu có). Thật ra các công ty nước ngoài tại VN hầu như thua lỗ (lỗ chủ quan và lỗ khách quan).
 
Ðề: Các đài truyền hình đề nghị Canal+ chia sẻ bản quyền

Với giá hợp đồng bản quyền trong 3 năm như hiện nay thì thật sự là cao nếu ai để y´ thì thị trường chuyển nhượng cầu thủ tốt không đến nước anh nhiều chủ yếu là pháp, tây ban nha và đức nên thay vì cải nhau mãi thì mấy đài khác nên chọn giải bóng đá khac có vẻ giá bản quyền sẽ thấp hơn.
 
Ðề: Các đài truyền hình đề nghị Canal+ chia sẻ bản quyền

Với giá hợp đồng bản quyền trong 3 năm như hiện nay thì thật sự là cao nếu ai để y´ thì thị trường chuyển nhượng cầu thủ tốt không đến nước anh nhiều chủ yếu là pháp, tây ban nha và đức nên thay vì cải nhau mãi thì mấy đài khác nên chọn giải bóng đá khac có vẻ giá bản quyền sẽ thấp hơn.

có vẻ lạc hậu nhỉ? Các giải trên K+ nó ôm hết rồi còn đâu?
 

nijerrys

Member
Ðề: Các đài truyền hình đề nghị Canal+ chia sẻ bản quyền

Việc K+ phát sóng Giải ngoại hạng Anh (EPL) 2013-2016 tại VN
Về câu hỏi với 51% cổ phần tại K+, VTV có quyền can thiệp để K+ không được phát sóng EPL dù được Canal+ chuyển
giao, ông Lương nói: “VTV mong muốn đứng ra đàm phán để mua được giá rẻ nhưng mình phải làm đúng luật. Việc
can thiệp để K+ không được phát sóng EPL nếu Canal+ chuyển giao không trong thẩm quyền của VTV, bởi hội đồng
thành viên là người quyết định mua gì, phát gì. Nếu hội đồng thành viên của K+ tính toán đưa ra được phương án
kinh tế khả thi, không lỗ và có hướng phát triển thì họ có quyền nhận và phát. VTV là người kiểm soát nội dung nếu K
+ vi phạm nhưng bóng đá thì có vi phạm gì đâu vì người ta còn đang muốn có để xem. Bộ Thông tin - truyền thông
cũng không thể can thiệp bằng các văn bản hành chính vào việc này được”.

Bác ấy đang ngụy biện đấy, VTV nắm 51% là có quyền phủ quyết quyết định của hội đồng quản trị. nội dung bóng đá ko vi phạm nhưng hành vi độc quyền phát sóng nội dung bóng đá NHA thì vi phạm luật chống độc quyền. Cơ mà bảo VTV phủ quyết cũng khó, nó góp vốn với Canal mà, kinh doanh độc quyền có lãi thì nó hưởng chứ. =))
 

fan

Member
Ðề: Các đài truyền hình đề nghị Canal+ chia sẻ bản quyền

Thế là hết. Trông chờ sopcast, bắt được thì coi không thì ra quán. Nhớ lại thấy giống thời mới có truyền hình cáp, ra quán ngồi cũng vui tuy có hơi bất tiện những buổi khuya khoắt. Về nhà đầu tóc, áo quần toàn ám mùi thuốc lá lại phải lục đục tắm gội. Kéo cửa sắt kèn kẹt ông bà cụ mất giấc lại bị nghe chửi. :)
 
"VTV có đủ quyền từ chối nhận bản quyền Ngoại hạng Anh từ Canal+"
ICTnews – Luật sư Nguyễn Hoàn Thành (Văn phòng Luật sư Thành và cộng sự) cho rằng, VTV có đủ quyền phủ quyết, từ chối tiếp nhận bản quyền Giải Ngoại hạng Anh do Canal+ chuyển giao. Nhà nước cần nhanh chóng xóa bỏ độc quyền truyền hình để đảm bảo lợi ích của người xem và doanh nghiệp.

Mới đây, Bộ TT&TT và 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đã chính thức có văn bản đề nghị VTV dùng quyền sở hữu 51% trong Liên doanh VSTV (K+) để từ chối tiếp nhận bản quyền phát sóng Giải bóng đá Ngoại hạng Anh mùa giải 2013 – 2016 từ đối tác góp vốn là Canal+. Vậy VTV có đủ quyền để phủ quyết nhận bản quyền phát sóng Giải bóng đá Ngoại hạng Anh hay không?
Tôi chưa nắm rõ được thỏa thuận Canal+ sẽ chuyển giao bản quyền phát sóng Giải Ngoại hạng Anh nói trên bằng hình thức nào (góp vốn hay là cho không). Tuy nhiên Canal+ là đối tác trong liên doanh với VTV (VSTV- PV) thì dù bản quyền Giải Ngoại hạng Anh được Canal+ chuyển giao dưới bất cứ hình thức nào thì cũng phải tuân theo những quy định quản lý về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Và khi liên doanh VSTV tiếp nhận một khoản vốn lớn (theo thông tin trên truyền thông là lên đến 40 triệu USD) thì phải có phê duyệt của cơ quan nhà nước của Việt Nam, khi chuyển giao và tiếp nhận phải có thỏa thuận của đôi bên và cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm giám sát việc chuyển giao khoản góp vốn này.
Hơn nữa VTV lại có lợi thế rất lớn, là vừa sở hữu 51% trong liên doanh và vừa sở hữu giấy phép sản xuất các kênh chương trình (là điều kiện để K+ kinh doanh) cho nên VTV hoàn toàn có quyền nhận hoặc từ chối không nhận chuyển giao bản quyền Giải Ngoại hạng Anh mùa giải 2013 – 2016 từ đối tác.
Tôi cho rằng, mấu chốt của sự việc này nằm ở việc VTV có thực sự muốn thực hiện chỉ đạo của Bộ TT&TT hay không. Cũng như VTV có thể hiện trách nhiệm với một số lượng rất đông người xem truyền hình, trách nhiệm với các doanh nghiệp trong Ban điều hành đàm phán hay không mà thôi.


Ông đánh giá thế nào về những điểm mâu thuẫn trong "cuộc chiến" bản quyền Ngoại hạng Anh đang kéo dài trong nhiều tháng qua?
Bản quyền thể thao luôn đi ngược lại với quyền được phổ biến rộng rãi các giải đấu thể thao. Từ mấy năm nay, K+ độc quyền các trận đấu hay nên chỉ có rất ít các thuê bao của K+ (khoảng 400.000 thuê bao – PV) được xem với giá đắt nhất trên thị trường truyền hình hiện nay. Còn rất đông người dân khác là nạn nhân của sự độc quyền này vì không có điều kiện tiếp cận.
Do đó, nếu Nhà nước chỉ đạo về việc mua bản quyền và phân chia quyền phát sóng truyền hình một cách công bằng thì một số lượng rất đông người dân sẽ được xem. Với nhiều nước (đặc biệt là những nước đông dân), vì quyền lợi của công chúng, Nhà nước của họ thường đứng ra thỏa thuận trực tiếp với các Ban tổ chức Giải (mà không cần qua các công ty trung gian) để thỏa thuận về giá, hoặc thậm chí họ còn đòi quyền được giấy phép cưỡng bức bằng cách ấn định quyền được phát sóng một mức giá phù hợp. Sau đó, Nhà nước sẽ cấp quyền phát sóng cho các đài để đảm bảo cân bằng giữa quyền lợi của công chúng và quyền lợi của doanh nghiệp.
Đối với các Ban tổ chức Giải thể thao quốc tế, khi xem xét cấp hoặc bán bản quyền tại một quốc gia, bên cạnh yếu tố lợi nhuận, bao giờ họ cũng hướng đến lựa chọn một tổ chức có khả năng truyền sóng một cách rộng rãi nhất, phổ biến đến đông người xem nhất giải đấu của họ.
Chính vì vậy, ở Việt Nam, tôi thấy có mấy việc rất khó hiểu và đi ngược lại với quy luật nói trên. Đó là việc VTV - Đài Truyền hình Trung ương (là đại diện đi đàm phán mua bản quyền) lại bị thua cuộc. Bên cạnh đó, K+ không tham gia trong Ban điều hành đàm phán, sau đó lại được chuyển nhượng quyền sử dụng bản quyền từ Canal+ là điều khó hiểu thứ hai. Đồng thời, nếu Canal+ khi mua bản quyền mà chưa biết chắc có phát sóng được ở Việt Nam hay không sẽ không bao giờ bỏ một số tiền rất lớn để mua. Những câu hỏi này khiến dư luận dấy lên một nghi ngờ việc đàm phán bản quyền mà VTV "cầm chịch" là một cuộc chơi không minh bạch.
Hiện nay, có 5 doanh nghiệp truyền hình trả tiền đang "bắt tay" chống độc quyền bằng cách sẽ không phát sóng Ngoại hạng Anh nếu K+ tiếp tục giữ độc quyền các trận đấu hay. Để chấm dứt những tranh cãi về bản quyền Ngoại hạng Anh nói riêng và các giải đấu thể thao nói chung thì Nhà nước cần phải có biện pháp gì?
Các đài đã đoàn kết trong việc chống độc quyền, nhưng nếu các đài không phát sóng hoặc tiếp sóng thì người xem sẽ chịu thiệt thòi nhất. Và nếu xảy ra việc này, Ban Tổ chức Giải Ngoại hạng Anh cũng sẽ xem xét lại vấn đề bản quyền phát sóng tại Việt Nam trong mùa giải tiếp theo.
Theo tôi, để chấm dứt những tranh cãi này, Nhà nước nên dùng quyền để đưa ra quyết định và không nên đứng ngoài cuộc. Đồng thời, Nhà nước cần nhanh chóng xem xét việc xóa bỏ độc quyền truyền hình, cũng như xem xét lại việc đầu tư nước ngoài trong dịch vụ truyền hình. Nhà nước nên tham gia điều tiết về bản quyền truyền hình để đảm bảo quyền lợi giữa công chúng và quyền lợi chủ sở hữu của Nhà nước.
Trong trường hợp Nhà nước chỉ đạo, các đài cùng góp tiền mua bản quyền (có thể cao hơn giá Canal+ mua chẳng hạn) nhưng nếu số lượng người xem đông hơn thì phí thuê bao vẫn có thể thấp hơn giá hiện nay của K+.
Xin cảm ơn ông!
Minh Quyên (thực hiện)"VTV có đủ quyền từ chối nhận bản quyền Ngoại hạng Anh từ Canal+" | ICTNews
 
Ðề: Các đài truyền hình đề nghị Canal+ chia sẻ bản quyền

Vấn đề này rồi cuối cùng đâu lại vào đó thôi vì họ làm kinh doanh làm sao mà có thể ép họ làm theo được tốt nhất là các bên ngồi lại với nhau chứ suốt ngày kiện thì chẳng đi tới đâu.
 

minhhuub

Active Member
Ðề: Các đài truyền hình đề nghị Canal+ chia sẻ bản quyền

Do đó, nếu Nhà nước chỉ đạo về việc mua bản quyền và phân chia quyền phát sóng truyền hình một cách công bằng thì một số lượng rất đông người dân sẽ được xem. Với nhiều nước (đặc biệt là những nước đông dân)

Nếu mà thế này thì cả cái VN này sẽ ko có ngoại hạng anh mà xem đâu.

@3 năm trước còn có anh cáp Hà Nội với anh VTC kèn trống giờ còn mỗi anh VTC =))
 

hotzaihn

New Member
"VTV có đủ quyền từ chối nhận bản quyền Ngoại hạng Anh từ Canal+"
ICTnews – Luật sư Nguyễn Hoàn Thành (Văn phòng Luật sư Thành và cộng sự) cho rằng, VTV có đủ quyền phủ quyết, từ chối tiếp nhận bản quyền Giải Ngoại hạng Anh do Canal+ chuyển giao. Nhà nước cần nhanh chóng xóa bỏ độc quyền truyền hình để đảm bảo lợi ích của người xem và doanh nghiệp.

Mới đây, Bộ TT&TT và 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đã chính thức có văn bản đề nghị VTV dùng quyền sở hữu 51% trong Liên doanh VSTV (K+) để từ chối tiếp nhận bản quyền phát sóng Giải bóng đá Ngoại hạng Anh mùa giải 2013 – 2016 từ đối tác góp vốn là Canal+. Vậy VTV có đủ quyền để phủ quyết nhận bản quyền phát sóng Giải bóng đá Ngoại hạng Anh hay không?
Tôi chưa nắm rõ được thỏa thuận Canal+ sẽ chuyển giao bản quyền phát sóng Giải Ngoại hạng Anh nói trên bằng hình thức nào (góp vốn hay là cho không). Tuy nhiên Canal+ là đối tác trong liên doanh với VTV (VSTV- PV) thì dù bản quyền Giải Ngoại hạng Anh được Canal+ chuyển giao dưới bất cứ hình thức nào thì cũng phải tuân theo những quy định quản lý về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Và khi liên doanh VSTV tiếp nhận một khoản vốn lớn (theo thông tin trên truyền thông là lên đến 40 triệu USD) thì phải có phê duyệt của cơ quan nhà nước của Việt Nam, khi chuyển giao và tiếp nhận phải có thỏa thuận của đôi bên và cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm giám sát việc chuyển giao khoản góp vốn này.
Hơn nữa VTV lại có lợi thế rất lớn, là vừa sở hữu 51% trong liên doanh và vừa sở hữu giấy phép sản xuất các kênh chương trình (là điều kiện để K+ kinh doanh) cho nên VTV hoàn toàn có quyền nhận hoặc từ chối không nhận chuyển giao bản quyền Giải Ngoại hạng Anh mùa giải 2013 – 2016 từ đối tác.
Tôi cho rằng, mấu chốt của sự việc này nằm ở việc VTV có thực sự muốn thực hiện chỉ đạo của Bộ TT&TT hay không. Cũng như VTV có thể hiện trách nhiệm với một số lượng rất đông người xem truyền hình, trách nhiệm với các doanh nghiệp trong Ban điều hành đàm phán hay không mà thôi.


Ông đánh giá thế nào về những điểm mâu thuẫn trong "cuộc chiến" bản quyền Ngoại hạng Anh đang kéo dài trong nhiều tháng qua?
Bản quyền thể thao luôn đi ngược lại với quyền được phổ biến rộng rãi các giải đấu thể thao. Từ mấy năm nay, K+ độc quyền các trận đấu hay nên chỉ có rất ít các thuê bao của K+ (khoảng 400.000 thuê bao – PV) được xem với giá đắt nhất trên thị trường truyền hình hiện nay. Còn rất đông người dân khác là nạn nhân của sự độc quyền này vì không có điều kiện tiếp cận.
Do đó, nếu Nhà nước chỉ đạo về việc mua bản quyền và phân chia quyền phát sóng truyền hình một cách công bằng thì một số lượng rất đông người dân sẽ được xem. Với nhiều nước (đặc biệt là những nước đông dân), vì quyền lợi của công chúng, Nhà nước của họ thường đứng ra thỏa thuận trực tiếp với các Ban tổ chức Giải (mà không cần qua các công ty trung gian) để thỏa thuận về giá, hoặc thậm chí họ còn đòi quyền được giấy phép cưỡng bức bằng cách ấn định quyền được phát sóng một mức giá phù hợp. Sau đó, Nhà nước sẽ cấp quyền phát sóng cho các đài để đảm bảo cân bằng giữa quyền lợi của công chúng và quyền lợi của doanh nghiệp.
Đối với các Ban tổ chức Giải thể thao quốc tế, khi xem xét cấp hoặc bán bản quyền tại một quốc gia, bên cạnh yếu tố lợi nhuận, bao giờ họ cũng hướng đến lựa chọn một tổ chức có khả năng truyền sóng một cách rộng rãi nhất, phổ biến đến đông người xem nhất giải đấu của họ.
Chính vì vậy, ở Việt Nam, tôi thấy có mấy việc rất khó hiểu và đi ngược lại với quy luật nói trên. Đó là việc VTV - Đài Truyền hình Trung ương (là đại diện đi đàm phán mua bản quyền) lại bị thua cuộc. Bên cạnh đó, K+ không tham gia trong Ban điều hành đàm phán, sau đó lại được chuyển nhượng quyền sử dụng bản quyền từ Canal+ là điều khó hiểu thứ hai. Đồng thời, nếu Canal+ khi mua bản quyền mà chưa biết chắc có phát sóng được ở Việt Nam hay không sẽ không bao giờ bỏ một số tiền rất lớn để mua. Những câu hỏi này khiến dư luận dấy lên một nghi ngờ việc đàm phán bản quyền mà VTV "cầm chịch" là một cuộc chơi không minh bạch.
Hiện nay, có 5 doanh nghiệp truyền hình trả tiền đang "bắt tay" chống độc quyền bằng cách sẽ không phát sóng Ngoại hạng Anh nếu K+ tiếp tục giữ độc quyền các trận đấu hay. Để chấm dứt những tranh cãi về bản quyền Ngoại hạng Anh nói riêng và các giải đấu thể thao nói chung thì Nhà nước cần phải có biện pháp gì?
Các đài đã đoàn kết trong việc chống độc quyền, nhưng nếu các đài không phát sóng hoặc tiếp sóng thì người xem sẽ chịu thiệt thòi nhất. Và nếu xảy ra việc này, Ban Tổ chức Giải Ngoại hạng Anh cũng sẽ xem xét lại vấn đề bản quyền phát sóng tại Việt Nam trong mùa giải tiếp theo.
Theo tôi, để chấm dứt những tranh cãi này, Nhà nước nên dùng quyền để đưa ra quyết định và không nên đứng ngoài cuộc. Đồng thời, Nhà nước cần nhanh chóng xem xét việc xóa bỏ độc quyền truyền hình, cũng như xem xét lại việc đầu tư nước ngoài trong dịch vụ truyền hình. Nhà nước nên tham gia điều tiết về bản quyền truyền hình để đảm bảo quyền lợi giữa công chúng và quyền lợi chủ sở hữu của Nhà nước.
Trong trường hợp Nhà nước chỉ đạo, các đài cùng góp tiền mua bản quyền (có thể cao hơn giá Canal+ mua chẳng hạn) nhưng nếu số lượng người xem đông hơn thì phí thuê bao vẫn có thể thấp hơn giá hiện nay của K+.
Xin cảm ơn ông!
Minh Quyên (thực hiện)"VTV có đủ quyền từ chối nhận bản quyền Ngoại hạng Anh từ Canal+" | ICTNews

Cùng một mẹ có khác nói mãi không thấy mỏi mồm à.
 

quanhuy90

Member
Ðề: Các đài truyền hình đề nghị Canal+ chia sẻ bản quyền

tất cả nên dừng lại ở đây thôi, nói nữa là không có EPL để xem đó. Không ai có quyền can thiệp vào việc k+ phát EPL ở 3 mùa giải tới. K+ vẫn đang im lặng trước việc chống đối của các nhà đài khác, điều đó chứng tỏ rằng K+ chắc chắn sẽ phát EPL ở 3 mùa giải tiếp theo. Đợi đến khi mùa giải mới sắp bắt đầu thì họ sẽ tung ra đòn quyết định thôi.
 

mabuV

Well-Known Member
Ðề: Các đài truyền hình đề nghị Canal+ chia sẻ bản quyền

Đúng là mỏi mồm thật, thôi, léo nói nữa! Lãnh đạo VTV nó được đấm mõm rồi, nói thế lếch nào được thằng K+ chứ đừng nói là thằng Canal =))
 

giomua

Well-Known Member
Ðề: Các đài truyền hình đề nghị Canal+ chia sẻ bản quyền

Từ chối để K+ nó chết à. Mà K+ chết thì VTV sống khỏe chắc
 
Ðề: Các đài truyền hình đề nghị Canal+ chia sẻ bản quyền

Đúng là mỏi mồm thật, thôi, léo nói nữa! Lãnh đạo VTV nó được đấm mõm rồi, nói thế lếch nào được thằng K+ chứ đừng nói là thằng Canal =))

Thần Điêu còn nói không tới nói chi 2 ông kia =))
 

boyben2011

Well-Known Member
NPayTV đề nghị xóa độc quyền Ngoại hạng Anh của K+
ICTnews – Hôm nay, ngày 17/6/2013, VNPayTV có văn bản gửi Bộ TT&TT bày tỏ quan điểm nhất trí cao với chỉ đạo của Bộ trong việc yêu cầu VTV, hoặc chấp nhận phương án chia xẻ quyền phát sóng Ngoại hạng Anh, hoặc dùng quyền phủ quyết từ chối nhận chuyển giao bản quyền Ngoại hạng Anh từ đối tác Canal+.
>> "VTV có đủ quyền từ chối nhận bản quyền Ngoại hạng Anh từ Canal+"/5 đài kiến nghị VNPayTV lên tiếng chống độc quyền Ngoại hạng Anh /VTV chịu sức ép từ chối bản quyền Ngoại hạng Anh trên K+
Yêu cầu VTV và VSTV trả lời trước ngày 30/6/2013
Ngày 17/6/2013, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) Lê Đình Cường đã thay mặt Ban chấp hành VNPayTV ký công văn số 12/CV-HHTH gửi Bộ TT&TT đề nghị Bộ sớm có ý kiến với VTV về hai vấn đề.
Thứ nhất, VTV cần sớm nghiên cứu phương án mà Ban điều hành đàm phán và một số đơn vị truyền hình trả tiền đã nêu tại văn bản ngày 7/5/2013 gửi Bộ TT&TT và đã được Bộ chuyển đến VTV. Đó là, học hỏi Quy định CCM của Singapore, VTV và VSTV cần tận dụng hạ tầng của các đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền khác để truyền dẫn Giải bóng đá Ngoại hạng Anh tại Việt Nam. Đề nghị VTV và VSTV nêu rõ quan điểm trước ngày 30/6/2013 để các đơn vị có nhu cầu phát sóng Giải Ngoại hạng Anh có đủ thời gian làm việc với VSTV về các điều khoản chi tiết, đấu nối kỹ thuật trước khi mùa giải mới bắt đầu vào tháng 8/2013.
Thứ hai, trong trường hợp không thống nhất được với IMG và Ban tổ chức Giải Ngoại hạng Anh về việc chia xẻ bản quyền phát sóng như trên, VTV cần sử dụng quyền phủ quyết của đơn vị nắm giữ 51% vốn trong Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV) để phủ quyết việc Canal+ chuyển giao bản quyền phát sóng độc quyền cho VSTV hoặc không cho phép phát sóng Giải Ngoại hạng Anh trên các kênh của VTV. Đây không chỉ là sự đồng thuận cần được tạo thành sự thống nhất nguyên tắc chung, mà còn là trách nhiệm của VTV trước lợi ích của người dân và sự nghiệp phát triển truyền hình nói chung, cũng như truyền hình trả tiền tại Việt Nam.
Trong công văn này cũng nêu rõ, VNPayTV hoàn toàn thống nhất và đánh giá cao quan điểm chỉ đạo rõ ràng của Bộ TT&TT tại văn bản số 517/PTTH&TTĐT ngày 7/6/2013 đề nghị VTV lưu ý việc phát sóng các chương trình nào thuộc Giải Ngoại hạng Anh trên các kênh chương trình của VTV, trong đó có hệ thống K+ đều do VTV quyết định. Bởi giấy phép sản xuất các kênh chương trình đều do Bộ TT&TT cấp phép cho VTV, không cấp cho các doanh nghiệp trực thuộc VTV.
Trước đó, ngày 13/6/2013, đại diện của VTC, SCTV, HTV, Viettel và AVG đã cùng ký tên vào bản kiến nghị gửi VNPayTV đề nghị hỗ trợ các đài này đấu tranh “xóa bỏ” độc quyền phát sóng Giải Ngoại hạng Anh của K+. Theo đó, các đơn vị này đề nghị, VTV cần làm việc lại với IMG về việc chia sẻ bản quyền phát sóng theo hướng không độc quyền, dù dưới bất kỳ hình thức nào và giá bản quyền giai đoạn 2013 – 2016 chỉ cao hơn giá bản quyền 3 mùa giải trước không quá 15% đến 20%. 5 đài này cũng nêu rõ quan điểm, nếu trong trường hợp VTV không phủ quyết được việc độc quyền phát sóng Ngoại hạng Anh của K+, thì họ cùng thống nhất không phát sóng Giải Ngoại hạng Anh trên bất kỳ kênh truyền hình nào, phương thức truyền dẫn nào.
Bình luận về việc này, Luật sư Nguyễn Hoàn Thành (Văn phòng Luật sư Thành và cộng sự) cho rằng, VTV vừa sở hữu 51% trong liên doanh và vừa sở hữu giấy phép sản xuất các kênh chương trình (là điều kiện để K+ kinh doanh) cho nên VTV hoàn toàn có quyền nhận hoặc từ chối không nhận chuyển giao bản quyền Giải Ngoại hạng Anh mùa giải 2013 – 2016 từ đối tác.
Như vậy liên quan đến việc chống độc quyền phát sóng Ngoại hạng Anh ở Việt Nam đến nay đã có nhiều ý kiến đồng thuận. Câu trả lời chỉ còn trông chờ vào việc VTV có sử dụng quyền và lợi thế của mình để quyết định xóa bỏ độc quyền của K+ hay không mà thôi.
Đề nghị Bộ TT&TT chỉ đạo việc mua bản quyền EURO 2016
Công văn số 12/CV-HHTH cũng đề cập đến việc Bộ TT&TT cần sớm có ý kiến chỉ đạo thống nhất nguyên tắc chung về bản quyền truyền hình nói chung, nhất là bản quyền các giải thể thao, bóng đá lớn. Cụ thể, liên quan đến giải bóng đá vô địch châu Âu 2016 (EURO 2016), công ty CAA Eleven (được Liên đoàn bóng đá châu Âu UEFA) chỉ định là đại diện kinh doanh bản quyền phát sóng vòng loại và vòng chung kết EURO 2016 trên lãnh thổ Việt Nam. Ngày 4/6/2013, CAA Eleven đã gửi hồ sơ đấu giá bản quyền phát sóng 2 sự kiện trên đến các đơn vị hoạt động truyền hình tại Việt Nam, thời hạn gửi trả hồ sơ cho CAA Eleven là trước 17h ngày 4/7/2013 (giờ Việt Nam). Ngày 13 và 14/6/2013 đại diện của CAA Eleven cũng đã sang Việt Nam và gặp gỡ các đơn vị quan tâm để trình bày phương thức đấu giá bản quyền phát sóng và các vấn đề liên quan.
VNPayTV cho rằng, EURO hay World Cup là các sự kiện thể thao lớn, diễn ra 4 năm một lần, có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Vì vậy, đề nghị Bộ TT&TT sớm có chủ trương giao cho một đơn vị đầu mối đại diện cho các đài truyền hình và các đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền đàm phán với CAA Eleven và UEFA để mua bản quyền phát sóng EURO 2016 tại Việt Nam. Tránh tình trạng các đơn vị cạnh tranh nhau, đẩy giá bản quyền tăng cao không hợp lý, gây rối loạn thị trường và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài nâng giá bản quyền một cách vô lý.
 

quanhuy90

Member
Ðề: Re: Các đài truyền hình đề nghị Canal+ chia sẻ bản quyền

NPayTV đề nghị xóa độc quyền Ngoại hạng Anh của K+
ICTnews – Hôm nay, ngày 17/6/2013, VNPayTV có văn bản gửi Bộ TT&TT bày tỏ quan điểm nhất trí cao với chỉ đạo của Bộ trong việc yêu cầu VTV, hoặc chấp nhận phương án chia xẻ quyền phát sóng Ngoại hạng Anh, hoặc dùng quyền phủ quyết từ chối nhận chuyển giao bản quyền Ngoại hạng Anh từ đối tác Canal+.
>> "VTV có đủ quyền từ chối nhận bản quyền Ngoại hạng Anh từ Canal+"/5 đài kiến nghị VNPayTV lên tiếng chống độc quyền Ngoại hạng Anh /VTV chịu sức ép từ chối bản quyền Ngoại hạng Anh trên K+
Yêu cầu VTV và VSTV trả lời trước ngày 30/6/2013
Ngày 17/6/2013, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) Lê Đình Cường đã thay mặt Ban chấp hành VNPayTV ký công văn số 12/CV-HHTH gửi Bộ TT&TT đề nghị Bộ sớm có ý kiến với VTV về hai vấn đề.
Thứ nhất, VTV cần sớm nghiên cứu phương án mà Ban điều hành đàm phán và một số đơn vị truyền hình trả tiền đã nêu tại văn bản ngày 7/5/2013 gửi Bộ TT&TT và đã được Bộ chuyển đến VTV. Đó là, học hỏi Quy định CCM của Singapore, VTV và VSTV cần tận dụng hạ tầng của các đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền khác để truyền dẫn Giải bóng đá Ngoại hạng Anh tại Việt Nam. Đề nghị VTV và VSTV nêu rõ quan điểm trước ngày 30/6/2013 để các đơn vị có nhu cầu phát sóng Giải Ngoại hạng Anh có đủ thời gian làm việc với VSTV về các điều khoản chi tiết, đấu nối kỹ thuật trước khi mùa giải mới bắt đầu vào tháng 8/2013.
Thứ hai, trong trường hợp không thống nhất được với IMG và Ban tổ chức Giải Ngoại hạng Anh về việc chia xẻ bản quyền phát sóng như trên, VTV cần sử dụng quyền phủ quyết của đơn vị nắm giữ 51% vốn trong Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV) để phủ quyết việc Canal+ chuyển giao bản quyền phát sóng độc quyền cho VSTV hoặc không cho phép phát sóng Giải Ngoại hạng Anh trên các kênh của VTV. Đây không chỉ là sự đồng thuận cần được tạo thành sự thống nhất nguyên tắc chung, mà còn là trách nhiệm của VTV trước lợi ích của người dân và sự nghiệp phát triển truyền hình nói chung, cũng như truyền hình trả tiền tại Việt Nam.
Trong công văn này cũng nêu rõ, VNPayTV hoàn toàn thống nhất và đánh giá cao quan điểm chỉ đạo rõ ràng của Bộ TT&TT tại văn bản số 517/PTTH&TTĐT ngày 7/6/2013 đề nghị VTV lưu ý việc phát sóng các chương trình nào thuộc Giải Ngoại hạng Anh trên các kênh chương trình của VTV, trong đó có hệ thống K+ đều do VTV quyết định. Bởi giấy phép sản xuất các kênh chương trình đều do Bộ TT&TT cấp phép cho VTV, không cấp cho các doanh nghiệp trực thuộc VTV.
Trước đó, ngày 13/6/2013, đại diện của VTC, SCTV, HTV, Viettel và AVG đã cùng ký tên vào bản kiến nghị gửi VNPayTV đề nghị hỗ trợ các đài này đấu tranh “xóa bỏ” độc quyền phát sóng Giải Ngoại hạng Anh của K+. Theo đó, các đơn vị này đề nghị, VTV cần làm việc lại với IMG về việc chia sẻ bản quyền phát sóng theo hướng không độc quyền, dù dưới bất kỳ hình thức nào và giá bản quyền giai đoạn 2013 – 2016 chỉ cao hơn giá bản quyền 3 mùa giải trước không quá 15% đến 20%. 5 đài này cũng nêu rõ quan điểm, nếu trong trường hợp VTV không phủ quyết được việc độc quyền phát sóng Ngoại hạng Anh của K+, thì họ cùng thống nhất không phát sóng Giải Ngoại hạng Anh trên bất kỳ kênh truyền hình nào, phương thức truyền dẫn nào.
Bình luận về việc này, Luật sư Nguyễn Hoàn Thành (Văn phòng Luật sư Thành và cộng sự) cho rằng, VTV vừa sở hữu 51% trong liên doanh và vừa sở hữu giấy phép sản xuất các kênh chương trình (là điều kiện để K+ kinh doanh) cho nên VTV hoàn toàn có quyền nhận hoặc từ chối không nhận chuyển giao bản quyền Giải Ngoại hạng Anh mùa giải 2013 – 2016 từ đối tác.
Như vậy liên quan đến việc chống độc quyền phát sóng Ngoại hạng Anh ở Việt Nam đến nay đã có nhiều ý kiến đồng thuận. Câu trả lời chỉ còn trông chờ vào việc VTV có sử dụng quyền và lợi thế của mình để quyết định xóa bỏ độc quyền của K+ hay không mà thôi.
Đề nghị Bộ TT&TT chỉ đạo việc mua bản quyền EURO 2016
Công văn số 12/CV-HHTH cũng đề cập đến việc Bộ TT&TT cần sớm có ý kiến chỉ đạo thống nhất nguyên tắc chung về bản quyền truyền hình nói chung, nhất là bản quyền các giải thể thao, bóng đá lớn. Cụ thể, liên quan đến giải bóng đá vô địch châu Âu 2016 (EURO 2016), công ty CAA Eleven (được Liên đoàn bóng đá châu Âu UEFA) chỉ định là đại diện kinh doanh bản quyền phát sóng vòng loại và vòng chung kết EURO 2016 trên lãnh thổ Việt Nam. Ngày 4/6/2013, CAA Eleven đã gửi hồ sơ đấu giá bản quyền phát sóng 2 sự kiện trên đến các đơn vị hoạt động truyền hình tại Việt Nam, thời hạn gửi trả hồ sơ cho CAA Eleven là trước 17h ngày 4/7/2013 (giờ Việt Nam). Ngày 13 và 14/6/2013 đại diện của CAA Eleven cũng đã sang Việt Nam và gặp gỡ các đơn vị quan tâm để trình bày phương thức đấu giá bản quyền phát sóng và các vấn đề liên quan.
VNPayTV cho rằng, EURO hay World Cup là các sự kiện thể thao lớn, diễn ra 4 năm một lần, có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Vì vậy, đề nghị Bộ TT&TT sớm có chủ trương giao cho một đơn vị đầu mối đại diện cho các đài truyền hình và các đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền đàm phán với CAA Eleven và UEFA để mua bản quyền phát sóng EURO 2016 tại Việt Nam. Tránh tình trạng các đơn vị cạnh tranh nhau, đẩy giá bản quyền tăng cao không hợp lý, gây rối loạn thị trường và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài nâng giá bản quyền một cách vô lý.
lại nữa rồi, chán mấy ông này thật
 
Bên trên