Dự án Dâu Tây - Transport nền tảng Raspberry Pi chất lượng cao

anhton82

Active Member
26230471_1012133708925998_4362218686943601257_n.jpg
Thank bác a, để tối nay em thử phát xem sao :);)

Case e mua thì nó cũng nguyên bản ,không có lỗ liếc gì đâu bác ah :p:) , các lỗ ốc , lỗ âm thanh ,Pi.. hay Nút power thì mình tự định vị rồi móc ,mài và khoan lỗ theo modun mình gắn thôi bác :).
Case thì nó như vầy



Cnc dùng bằng cơm của em đây :D
Thanks bác, cũng cần ít cơm và hoa tay ở đây. Con của e lởm quá, lấy vỏ case máy tính cũ xài thôi ! Nhân tiện, các bác cho hỏi e đang xài P3, Iso, Boss + ipower + LT 1084, sau 1tg nâng cấp thì nâng lên ntn, bác nào thử ss BOSS với ...superboss TauDac chưa ạ? Thanks các bác !
 

do_long_khach

Well-Known Member
Tôi đang dùng như bác đây. Tiếng được nhưng tìm nhạc hơi cực khi phải nhớ tên nghệ sỹ. Trc giờ nhạc cổ điển toàn lưu theo nhạc sỹ, giờ trên roon muốn tìm bộ 6 album sonata của Mozart mà chịu chết.
 

giaphongn

Well-Known Member
Tôi đang dùng như bác đây. Tiếng được nhưng tìm nhạc hơi cực khi phải nhớ tên nghệ sỹ. Trc giờ nhạc cổ điển toàn lưu theo nhạc sỹ, giờ trên roon muốn tìm bộ 6 album sonata của Mozart mà chịu chết.
Bác dùng công cụ tìm kiếm của Roon thì chỉ cần gõ đúng từ khoá là ra hết
 

do_long_khach

Well-Known Member
Ko ra mới đau bác ạ, cũng có gõ search đấy chứ. Thế mới nói phải nhớ tên nghệ sỹ trình diễn, còn ko cứ gõ, ví dụ, Mozart thì chả ra đc bao nhiêu.
 

giaphongn

Well-Known Member
Ko ra mới đau bác ạ, cũng có gõ search đấy chứ. Thế mới nói phải nhớ tên nghệ sỹ trình diễn, còn ko cứ gõ, ví dụ, Mozart thì chả ra đc bao nhiêu.
Bác chỉ cần thả các file vào thư mục Mozart, add thư mục này vào Library, thì sau đó search Mozart sẽ cho kết quả có cả tên thư mục, lại chọn vào đó sẽ cho kết quả tất cả các file trong thư mục Mozart
 

do_long_khach

Well-Known Member
Bác chỉ cần thả các file vào thư mục Mozart, add thư mục này vào Library, thì sau đó search Mozart sẽ cho kết quả có cả tên thư mục, lại chọn vào đó sẽ cho kết quả tất cả các file trong thư mục Mozart
Như bác nói là thao tác trên roon remote hay chỗ nào? Bây h tôi lưu nhạc Mozart trên ổ cứng thành 3 thư mục lớn là Symphony, Sonata, Concerto. Nhu cầu là làm sao gõ, ví dụ, Mozart Symphony là nó hiện ra đủ cho mình.
 

giaphongn

Well-Known Member
Như bác nói là thao tác trên roon remote hay chỗ nào? Bây h tôi lưu nhạc Mozart trên ổ cứng thành 3 thư mục lớn là Symphony, Sonata, Concerto. Nhu cầu là làm sao gõ, ví dụ, Mozart Symphony là nó hiện ra đủ cho mình.
Bác chịu khó đổi tên 3 thư mục là Mozart Symphony, Mozart Sonata, Mozart Concerto, sau đó vào Setting -> Storage chọn + Add Folder để thêm 3 thư mục này vào Library. Sau đó chỉ cần search Mozart sẽ ra kết quả có 3 thư mục trên, bác thích nghe gì thì chọn đó
upload_2018-1-16_23-41-31.png
 

trung224

Well-Known Member
Một chút review về Roon sau gần 3 ngày dùng. Cám ơn bác @Thanhvo31 đã chỉ cho cái code dùng thử 2 tháng :D

Cấu hình với Roon:

Roon Core là PC Core i7 4770K, 16GB RAM, SSD cho hệ điều hành và Roon, nguồn nhạc được chứa trong HDD.

Roon Bridge là Transport Pi cài RoonReady trên nền Moode Audio 3.8.4 (để có Realtime-Kernel và FIFO schedule).

Sơ đồ kết nối Roon Core -> Router -> Optical Network Isolation (Fiber media converter) -> Roon Bridge -> DAC. Điều khiển bằng Roon Control App trên PC, tablet, smartphone

vs cấu hình sẵn có
NAS PI (dùng Minimserver) -> Router -> Optical Network Isolation (Fiber media converter) -> Renderer (Transport Pi) -> DAC . Điều khiển bằng UPnP Control App trên PC, tablet, smartphone như BubbleUPnP, Lumin, Linn Kazoo

Ấn tượng đầu tiên là Roon quả thật là một hệ thống tuyệt vời cho người nghe nhạc, lý do
- Với Roon Core trên PC của em, Roon Server lẫn Control App (trên PC, tablet, smartphone) rất mượt, mượt hơn Lumin và Linn Kazoo rất nhiều, và giao diện cũng đẹp hơn BubbleUPnP.
- Việc tự động tìm kiếm và thể hiện thông tin nhạc sĩ, nghệ sĩ biểu diễn, thể loại âm nhạc (metadata) cực tốt (ít nhất là nguồn nhạc nước ngoài, nhạc Việt em ko nghe mấy nên ko thử).
- Điều em thích nhất là với Roon, toàn bộ cover art dưới dạng file ảnh và pdf trong mỗi album đều được hiển thị. Em có thể điều khiển nhac, vừa nghe vừa đọc booklet của album đó, chưa kể đến thông tin nhạc sĩ, nghệ sĩ (như đã nói ở ngay trên) ngay trên thiết bị di động của mình. Đây là điều rất đặc biệt của Roon và góp phần làm trải nghiệm âm nhạc phong phú hơn thay vì chỉ bật nhạc và ngồi im để nghe.
- Phát nhạc trên multi zone rất thuận tiện và dễ dàng, nói đơn giản là việc từ một Roon Core phát 3 bản nhạc cho 3 thiết bị Roonbridge tại ba phòng riêng biệt.
- Tính năng này em chưa thử nhiều, nhưng với việc DSP engine khá phong phú và việc xử lý EQ được thực hiện với Roon Core có cấu hình mạnh, Roon nếu được kết hợp với một convolution file (chứa thông tin về time và frequency domain correction) được tạo ra từ những phần mềm về room correction tốt như Accourate hay Audio Lens sẽ là giải pháp tốt cho việc cân chỉnh phòng nghe.
- Không như hệ thống UPnP, Roon có thể chơi hết mọi định dạng từ flac, wav, mp3, aac, alac, aiff, dsf, dff,...

Xét về âm thanh giữa hai cấu hình giữa roon và UPnP như đã nói ở trên, em ko thấy sự khác biệt rõ nét lắm. Có chăng em cảm thấy âm thanh với hệ thông Roon hơi sáng hơn UPnP một tẹo, nhưng không đáng kể và chuyện hơn kém có lẽ tùy gu.

Nhược điểm:
- Không thể tìm nhạc theo kiểu folder search như trước đây. Nên nếu dùng Roon lâu dài sẽ phải làm tag cho file nhạc cẩn thận để tiên cho việc tìm kiếm.
- Chất lượng cao về mọi mặt nên ĐẮT. Một key dùng trọn đời giá 500$. Nếu bộ dàn chưa thật sự hoàn thiện thì có thể hy sinh một chút về độ tiện dụng để sử dụng mô hình UPnP, dành tiền đó nâng cấp các bộ phận khác

Kết luận: Rất đáng đồng tiền bát gạo. Nếu bộ dàn đã tương đối hoàn thiện, và có thể chấp nhận được mức giá 500$ cho một software thì rất nên bỏ tiền mua để dùng.
 

giaphongn

Well-Known Member
Nhược điểm:
- Không thể tìm nhạc theo kiểu folder search như trước đây
Cái này em thấy không đúng ạ. Khi tìm kiếm theo từ khóa, nó hiện tuốt tuột nếu tên folder có chứa từ khóa. Tất nhiên folder phải nằm trong Library
Library của em có 2 thư mục chứa nhạc, một cái đã edit tag, một cái chứa những file tải về nghe thử, chưa làm tag, cái này thì phải search theo thư mục mới ra được
Với nhạc Việt, khi tìm kiếm không gõ trực tiếp tên Tiếng Việt được, ký tự nào không hiểu là hiển thị dấu ?, em phải gõ từ khóa ra một chố rồi copy vào thì được
 
Chỉnh sửa lần cuối:

caigoc

Member
Cảm ơn bác @trung224 đã chia sẻ thật cụ thể về Roon! Em cũng mới cưỡi ngựa xem hoa cùng Roon được 1 2 ngày nay và cái cách khai thác kho nhạc không theo Folders của Roon có thể sẽ làm thay đổi thói quen nghe nhạc, đây có thể xem là Nhược điểm nhưng cũng là Ưu điểm với cá nhân em! Giờ chỉ sợ nghiện Roon rồi thì khổo_O với chức năng Discover của Em nó!
 

do_long_khach

Well-Known Member
Cái này em thấy không đúng ạ. Khi tìm kiếm theo từ khóa, nó hiện tuốt tuột nếu tên folder có chứa từ khóa. Tất nhiên folder phải nằm trong Library
Library của em có 2 thư mục chứa nhạc, một cái đã edit tag, một cái chứa những file tải về nghe thử, chưa làm tag, cái này thì phải search theo thư mục mới ra được
Với nhạc Việt, khi tìm kiếm không gõ trực tiếp tên Tiếng Việt được, ký tự nào không hiểu là hiển thị dấu ?, em phải gõ từ khóa ra một chố rồi copy vào thì được
Nhân thấy code chia sẻ Roon 2 tháng bên VNAV, cũng đú đởn theo thời đại cài Roon Core vào cái PC Music Server (yếu xìu, chip Celeron J1900), bridge dùng Pi -Ropieee, may là chạy tốt ko vấn đề gì. So với chạy Foobar từ Music Server Giahuy thì tiếng sạch, nền âm tĩnh hơn kha khá; tuy nhiên có lẽ Tây họ ăn nhạt nên tiếng Roon cũng hơi theo hướng đó, cảm giác nồng nàn trong giọng hát nó giảm đi một ít.

Hy vọng vụ tìm nhạc nó dễ hơn với hướng dẫn của bác giaphong. Phần mềm remote của Roon trên điện thoại mỗi lần mở ra nó load lại hơi lâu. Những thứ khác thì quá tuyệt vời. Tự nhiên thấy trong ngăn kéo có cái thẻ code Roon 2 tháng, chắc ngày xưa mua cái gì đó bên Mỹ được khuyến mại. Vậy cứ chạy Roon 4 tháng xem sao........

Bác nào dùng Pi làm Roon Bridge có thể cài Ropieee cho đơn giản, flash image - cắm vào Pi - cắm dây mạng- bật Pi - chờ 20 phút để Pi nó tự xoay xở - xong rồi. Phần mềm này do 1 chú Hà Lan giỏi Linux viết với mục tiêu là "ai cũng cài được", tích hợp kernel mới nhất, DSD đầy đủ.

Nhân tiện so Pi (nguồn linear 1x, Rcore Zerozone bọc đồng, đã thay tụ tốt trên regulator) với PC MS Giahuy trong việc làm Roon Bridge thì con PC vẫn hơn về SQ khoảng 15-20%.
 

gzelka

Active Member
vs cấu hình sẵn có
NAS PI (dùng Minimserver) -> Router -> Optical Network Isolation (Fiber media converter) -> Renderer (Transport Pi) -> DAC . Điều khiển bằng UPnP Control App trên PC, tablet, smartphone như BubbleUPnP, Lumin, Linn Kazoo
Kết luận: Rất đáng đồng tiền bát gạo. Nếu bộ dàn đã tương đối hoàn thiện, và có thể chấp nhận được mức giá 500$ cho một software thì rất nên bỏ tiền mua để dùng.

Cấu hinh trên của bác có chơi được DSD không ? Bác cho em hướng dẫn cài đặt cái. Em đag có Pi2 và Pi3. Bác cung chỉ cho em cách cài Roon Bridge lên Moode. Cám ơn bác.
 
Bên trên