Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

LG-HS102G

Banned
Bài gốc tại đây, của Mr.Tèo diễn đàn LSVN : http://www.lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=25881

Nói đến Hàn Quốc, ở Việt Nam từ lâu người ta đã xem đó là một hiện tượng chưa từng có. Đó là chỉ sau 20 năm kể từ khi hai quốc gia đặt quan hệ ngoại giao, thì ảnh hưởng của Hàn Quốc lên Việt Nam trong khía cạnh văn hóa, cuộc sống đời thường, và thị trường hàng hóa, là nhanh mạnh đến mức chưa một quốc gia nào khác làm được, kể cả phong kiến Trung Quốc, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, hay phát xít Nhật trước đây.

Trước hết, phải nói là "làn sóng Hàn Quốc" chủ đích nhắm đến những đối tượng dễ dãi nhất. Đầu tiên, "làn sóng" bắt đầu bằng những phim truyện tình cảm lâm ly bi đát, lấy nước mắt của các quý bà quý cô. Sau đó, "làn sóng" đã trở thành "sóng thần" khi truyền hình Việt Nam mà chẳng khác gì truyền hình ... Hàn Quốc vì kênh nào, giờ nào cũng tràn ngập phim truyền hình rẻ tiền của Hàn Quốc.

15 năm trôi qua kể từ "Hoa Cúc Vàng", "Cảm Xúc", "Anh Em Nhà Bác Sĩ" ... rồi vô số kể các cuộc tình tay ba, ung thư chết chóc, khóc lóc say xỉn ... xuất hiện trên truyền hình Việt Nam, một thế hệ trẻ ra đời. Thế hệ này sống và lớn lên với những câu truyện Hàn Quốc, những trai đẹp gái xinh, những khung hình đẹp long lanh lãng mạn, trái nghịch với một nước Việt Nam còn lạc hậu và nghèo nàn xung quanh thực tế các em. Thực tế nghèo nàn VS. Ảo ảnh lãng mạn. Kết quả không cần nói ai cũng biết. Lớp trẻ 9x chỉ biết Hàn Quốc như "thiên đường" gần gũi nhất, nơi họ đã gửi gắm cả tuổi thơ để rồi lớn lên trong cảm xúc mơ mộng, ngộ nhận lấp lánh về một quốc gia "diệu kỳ".

Sau làn sóng phim ảnh là làn sóng của các nhạc phẩm Hàn Quốc. Trước đây, nhạc Hàn Quốc được xem là hay, giàu giai điệu, đến từ các bản nhạc phim truyền hình. Mang hơi hướng buồn nhưng ve vuốt tâm sự cô đơn, tiếc nuối của những chàng trai cô gái yếu đuối trong tình yêu, nhạc Hàn đã tạo nên một "thương hiệu" tuy rằng vẫn xếp sau nhạc Hồng Kông và nhạc Việt Nam giai đoạn 1995-2005 về tầm ảnh hưởng.

Nửa sau thập niên 2005, các công ty giải trí Hàn Quốc giới thiệu ra công chúng một số nhóm hát và nhảy. Các nhóm này mang đến một hình ảnh trẻ trung, mạnh mẽ, có tính đồng đội. Sự thành công này khiến họ mạnh dạn đầu tư và tấn công ra thị trường giải trí ở nước ngoài. Tuy thất bại ở Mỹ, nhưng với nền tảng tạo dựng và "thương hiệu" nhạc và phim Hàn Quốc trước đó, họ được chào đón nồng nhiệt tại một số quốc gia châu Á.

Theo thời gian bành trướng ảnh hưởng về các sản phẩm giải trí Hàn Quốc, các công ty và chính phủ Hàn Quốc dần ý thức mạnh mẽ hơn bao giờ hết về "sức mạnh mềm". Một số thuật ngữ như "culturenomy" (kinh tế dựa trên văn hóa) được dùng để gọi chiến lược mở rộng "lãnh thổ kinh tế" của Hàn Quốc (cụm từ "lãnh thổ kinh tế Đại Hàn Dân Quốc" được chính thức dán trên một số khẩu hiệu quốc gia).

Cuộc "xâm lăng văn hóa" của Hàn Quốc chính thức từ đây, không chỉ thuần túy là giao lưu văn hóa hay tài trợ quảng cáo, đó là một chiến lược chủ đích có đầu tư bài bản. Các kỹ thuật về giao tiếp công chúng, tâm lý đám đông, kỹ thuật tuyên truyền ... được sử dụng triệt để. Một cường quốc về kinh tế như Hàn Quốc còn là một quốc gia đang trong tình trạng chiến tranh, đặc biệt với các tập đoàn truyền đạo cuồng nhiệt và giàu kinh nghiệm marketing Dê Xu của Tin Lành. Sự kết hợp của các kinh nghiệm, chiến lược, chiến thuật thông tin thời bình và thời chiến chưa bao giờ lại thành công đến thế.

Tham khảo: Việt Nam lại trở thành "thuộc địa" ?

p110123009.jpg


Khẩu hiệu thâu tóm "lãnh thổ kinh tế" (cụm từ tô màu vàng - cùng các quốc gia có màu vàng chính là "lãnh thổ kinh tế" - có Việt Nam) của "Đại Hàn Dân Quốc" được nhìn thấy phổ biến tại quốc gia này. Ảnh trên Mr.Tèo chụp trên tàu điện ngầm.

Tham khảo thêm bài viết từ báo Hà Nội Mới: Đối mặt với nguy cơ bị đồng hóa văn hóa!

Khái niệm "bá quyền văn hóa", "xâm lăng văn hóa" đã hình thành từ lâu. Tùy từng giai đoạn lịch sử mà sự bá quyền văn hóa, xâm lăng văn hóa có những phương pháp khác nhau. Trước kia sự bá quyền, xâm lăng văn hóa thường song hành cùng việc chiếm đoạt đất đai, lãnh thổ; ngày nay nó song hành cùng những cuộc xâm lăng kinh tế, bằng sự tràn ngập phim ảnh, sách báo, văn hóa phẩm, thời trang... Trên ti vi Việt Nam tràn ngập phim Trung Quốc, phim Mỹ, phim Hàn; trên đường phố tràn ngập cách mặc theo phong cách các ban nhạc Hàn Quốc, ban nhạc Mỹ; trong ứng xử xã hội tràn ngập quan niệm và tư duy thực dụng... Một trong những phương pháp hữu hiệu nhất là dùng phương tiện truyền thông để xâm lăng văn hóa. Đặc biệt, khi internet trở thành phổ cập thì dòng chảy của những cuộc bá quyền, xâm lăng văn hóa trở nên mạnh mẽ, tưởng chừng vô tận và không hề có biên giới, nó đánh vào từng tế bào tư duy của cá nhân, nhất là người trẻ tuổi. Ngày nay không cần súng đạn mà chỉ bằng cách mềm mại như nhung, lúc chậm rãi, lúc ồ ạt, những cuộc xâm lăng văn hóa trên thế giới đã diễn ra với những kết quả khủng khiếp.

Xét cho cùng, trong cuộc "chiến tranh mềm", "xâm lược văn hóa" này, các quốc gia đang phát triển hoặc vô tư, ít kinh nghiệm trong giao lưu văn hóa, hợp tác làm ăn quốc tế như Việt Nam không phải là đối thủ của Hàn Quốc. Những nạn nhân đầu tiên của cuộc "xâm lăng văn hóa" tại Việt Nam không ai khác chính là những người dân ngây thơ đang ngày đêm ngấu nghiến các sản phẩm văn hóa miễn phí của Hàn Quốc. Một thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên gần như chỉ sống với phim Hàn Quốc, nghe nhạc Hàn Quốc và sinh hoạt như một bản sao tội nghiệp của thanh niên Hàn Quốc.

Hiện tượng "fan cuồng" tất yếu sẽ xảy ra.

Đây thuần túy chỉ là một hiện tượng thể hiện ra bên ngoài, phản ánh câu chuyện bên trong về sự ảnh hưởng văn hóa có chủ đích kinh tế. Thật ra, không có gì bận tâm nếu như những bạn trẻ này đang có các hành động và suy nghĩ thật đáng lo ngại, khi họ quay lưng miệt thị , chửi bới, chê bai, hỗn lão ... với ngay chính đất nước, con người, và gia đình họ. Sự lo ngại đó dẫn đến một cuộc tranh cãi sẽ không có hồi kết giữa bộ phận thế hệ trẻ đó và dư luận. Nó ngầm tàn phá sự đoàn kết và sức mạnh của quốc gia.

Những bài viết về vấn đề này Tèo đã trình bày rất nhiều. Hãy xem đến đây chỉ là lời nói đầu đề đi vào thẳng vấn đề: những ngộ nhận và ngụy biện của các bạn trẻ hâm mộ Hàn Quốc thái quá. Do đầu óc còn chưa phát triển hết, lại do tác động tâm lý, các em xét cho cùng cũng chỉ là những nạn nhân.

1. "Có bằng họ không mà dám chê bai ?"

Đây là một ngụy biện phổ biến mà các fan HQ thường dùng để cãi lại những ai dám lên tiếng "xúc phạm" đến thần tượng, mẫu quốc mềm, "cha mẹ tinh thần" của họ.

Với người có hiểu biết thì đây chỉ là trò công kích cá nhân của con nít hoặc của những người ít học.

Thực vậy, việc nêu ra một sự thật về các nhóm giải trí Hàn Quốc, cụ thể trong trường hợp này, không hề liên quan gì đến việc người đưa ra nhận xét như thế nào. Một anh xe ôm không nhất thiết phải biết hát, thậm chí có thể bị câm, nhưng không có nghĩa là anh không thể nhận xét ca sĩ ABC hát dở. Một chị bán mắm không nhất thiết phải đẹp và thơm tho như các người mẫu XYZ, nhưng không có nghĩa là chị ấy không được nhận xét XYZ đẹp hay không. Một người tuyệt đối không biết nấu ăn, nhưng món ăn ngon hay dở thì có quyền nhận xét.

Trò ngụy biện rẻ tiền này phản ánh sự thấp kém của các bạn fan Hàn Quốc. Rất tội nghiệp.

2. "Các người ghen tỵ à ?"

Các fan Hàn Quốc chủ yếu là chạy theo cảm xúc cá nhân nên nếu tranh luận thực sự về một lĩnh vực nào đó đang đề cập, cụ thể là âm nhạc và phim ảnh, thì các em sẽ không đủ trình độ và khả năng. Vì thế, quanh đi quẩn lại thì cách đối phó với những lời lẽ "xúc phạm" mà họ không muốn nghe về "mẫu quốc mềm", "cha mẹ mềm", "người tình mềm" của họ vẫn là công kích, khích bác cá nhân.

Các em vô tình đã xúc phạm người lớn, cha mẹ, chưa kể đến những người Việt Nam có lòng tự trọng dân tộc và trăn trở trước những vấn đề xã hội. Xúc phạm bằng việc quy kết đơn giản họ "ghen tỵ" với thần tượng của các em.

Trong khi đó, thực tế là cha mẹ thì thương con, cả đời một lòng dốc hết vì con, nay thấy con chểnh mảng học tập, thấy con lệch lạc nhân cách, thì lo buồn mà lên tiếng.

Con hỗn với cha mẹ đơn giản bằng việc nghĩ cha mẹ "ghen tỵ" và tuyên bố "đó là quyền tự do của tôi". Vâng, nếu tự do thì xin mời "tôi" ra khỏi nhà mà sống hết mình vì "thần tượng".

Còn riêng với dân tộc, các em xem rẻ dân tộc mình chỉ vì dân tộc Việt Nam kém may mắn này đang lạc hậu, đang muộn hơn, đang nhẫn nhục dò dẫm trên con đường cạnh tranh với các cường quốc đi trước hàng trăm năm. Các em xem những người Việt Nam lo âu trăn trở cho đất nước chỉ là vì "ghen tỵ" với mấy cô cậu làm nghề biễu diễn của các công ty tư bản Hàn Quốc.

3. Sao fan cuồng bóng đá thì không ai nói mà chỉ ghen tỵ với thần tượng Hàn Quốc của tôi ?

Thật ra, khi nói câu này thì các fan Hàn Quốc chỉ ý thức mọi việc không hơn một đứa con nít mới lớn ở tuổi của các em.

Có 2 đối tượng "suốt ngày" đi "kiếm chuyện" với các em về việc thần tượng ô-pa, ỏn-ni , đó là cha mẹ các em, và những người lo cho thế hệ trẻ của đất nước. Còn lại thì bán được hàng Hàn Quốc càng nhiều, phục vụ các công ty Hàn Quốc càng tốt, khiến các em điên lên vì hàng hóa họ bán, sốt lên vì sự kiện họ tổ chức, thì họ càng mừng.

Cũng có hiện tượng "cuồng" bóng đá hoặc một môn thể thao và hình thức giải trí nào đó, nhưng nó không ảnh hưởng ở tầm xã hội vĩ mô. Đây là những hiện tượng cá thể, không đáng kể. Không có hiện tượng một số đông đảo vì quá ưa thích Ronaldo mà dùng hàng hóa Brazil, tràn ngập lối sống của Brazil, phục vụ cho Brazil.

Nhưng các fan cuồng Hàn Quốc thì có đấy !

Các công ty Hàn Quốc khi xây dựng những nhóm thần tượng, họ chủ đích xây dựng những hình mẫu đa dạng trong một nhóm để khiến các fan sống theo mẫu đó. Ăn cũng theo mẫu, uống cũng theo mẫu, chơi cũng theo mẫu, và suốt ngày tự gia cường cho cái hình mẫu thần tượng của mình bằng việc ngắm nhìn và nghe thần tượng.

Đây là một chiến lược có chủ đích kinh doanh. Một học thuyết tâm lý rất tinh vi trong chiến tranh, trong chính trị, trong tôn giáo, mà đã có bài viết phân tích từ lâu: http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=174

Ngay từ những thập niên 50 của thế kỷ 20, một trong những nhân vật hoạch định "Chiến lược diễn biến hoà bình" của Mỹ là Rulles đã đưa ra những luận điểm rằng: Nếu nước Mỹ biết cách làm cho thanh niên Liên Xô yêu thích các bài hát và điệu nhảy Mỹ thì sớm hay muộn gì người ta cũng sẽ dạy được cho thanh niên người Xô - Viết suy nghĩ theo cách mà Mỹ cần. Từ đó tất cả các phương tiện thông tin như Đài phát thanh - Truyền hình, sách báo, phim ảnh, ca nhạc, văn học nghệ thuật, giáo dục, thể thao... đều là những "binh chủng" mà Mỹ có thể lợi dụng để tiến hành chiến tranh tư tưởng, tâm lý đối với các nước không phù hợp với xu hướng và lợi ích của những nhà hoạch định chính sách của Chính phủ Mỹ.

Những bạn trẻ Việt Nam thực sự là những con cừu đang được các cao bồi Hàn Quốc chủ đích chăn dắt để khai thác lợi ích phù hợp với xu hướng "culturenomy" mà chính phủ Hàn Quốc đề ra nhằm mở rộng "lãnh thổ kinh tế Đại Hàn Dân Quốc".

Hãnh diện gì khi làm những con cừu ?

Sự giống nhau giữa hai loại cừu:

[video=youtube;_4_pvfKMMaU]http://www.youtube.com/watch?v=_4_pvfKMMaU[/video]

[video=youtube;VnMOIjVGgjQ]http://www.youtube.com/watch?v=VnMOIjVGgjQ[/video]

(Tiếp tục cập nhật)

4/ "Họ là những ngôi sao khổ luyện"

Các fan Hàn Quốc cho rằng thần tượng của mình được tuyển chọn rất gắt gao, là những tài năng xuất chúng, những mỹ nhân mỹ nam tuyệt vời, và sau đó khổ luyện rất vất vả để đạt đến đỉnh cao.

Thực tế, không ai biết chắc họ khổ luyện như thế nào, bởi hầu hết các thông tin lăng xê và PR đều do công ty quản lý tung ra và các công ty này giấu thông tin về các nhân viên biểu diễn của mình (ý nói các "thần tượng") như mèo giấu phân, không ai kiểm chứng được.

Tuy nhiên, có thể thấy mọi chuyện trở nên ngớ ngẩn khi người ta đặt câu hỏi: "Sao Hàn Quốc lại lắm tài năng âm nhạc đến như vậy ? Các quốc gia khác không có hay sao ?"

Thực vậy, được biết mỗi năm có hàng trăm nhóm múa hát đồng diễn như vậy xuất hiện và không ít số đó ngay không lâu sau đó được các công ty giải trí tung ra thị trường dành cho trẻ mới lớn đầu óc chưa phát triển hết, để rồi thành công nhanh chóng, thu hút lượng fan đông đảo (tất nhiên là các trẻ mới lớn đầu óc chưa phát triển hết). Như vậy tính nhẩm ra, ta có hàng ngàn "tài năng" mới xuất hiện ở Hàn Quốc.

Vậy thì cần bao nhiêu cuộc thi tuyển để kiếm được hàng ngàn "tài năng xuất chúng" như vậy ?

Rồi sau đó, các "tài năng" phải "khổ luyện" bao lâu ? Ta không biết. Nhưng cũng lại tiếp tục đặt vấn đề về thành quả khổ luyện của các "tài năng" này:

- Khổ luyện nhảy: có thể nói, các "tài năng" nhảy không hơn tập thể dục nhịp điệu là bao nhiêu. Các nhóm Super Junior, Big Bang, Shinee, TVXQ, ĐMCN, CONBO ... là các ví dụ điển hình, nhảy đồng loạt quơ chân quơ tay, uốn éo làm trò. Tuy đều, nhưng không ai dám bảo đó là những động tác khó khăn.

[video=youtube;r6TwzSGYycM]http://www.youtube.com/watch?v=r6TwzSGYycM[/video]

Bất cứ ai cũng nhảy được các điệu nhảy "khổ luyện" này:

[video=youtube;CPU8LnaVHo0]http://www.youtube.com/watch?v=CPU8LnaVHo0[/video]

- Khổ luyện hát: mời các bạn cứ nghe thử các "thần tượng" Hàn Quốc hát thì sẽ biết vì sao có nhận xét và cảnh báo sau từ chính giới chuyên nghiệp Hàn Quốc:

K-Pop: Ca sỹ thần tượng hay chỉ là trai xinh gái đẹp?

mbcnewsdesk1.jpg


Chương trình MBC News Desk vừa có buổi phát hình dành riêng để phân tích tài năng thực sự của những người được gọi là "ca sĩ", và kết quả đã thực sự gây sốc cho tất cả những người xem chương trình.
Trong hơn một thập kỷ nay, có quá nhiều nhóm nhạc thần tượng thi nhau xuất hiện và thống trị ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc. Nhưng dường như bây giờ, trong những điều khoản liên quan đến sự nổi tiếng của các nhóm nhạc thì việc được xuất hiện nhiều trước khán giả được đề cao hơn tài năng thật sự của họ.

Dường như gọi họ là ca sĩ có vẻ không được thích hợp cho lắm".

Không thể nghi ngờ những lời chỉ trích nêu trên của chương trình MBC News Desk khi những bằng chứng đưa ra dựa trên sự thật hiển nhiên. Đúng là hiện nay có xu hướng các ngôi sao thần tượng không có khả năng thanh nhạc đủ để được gọi là ca sĩ thật sự. Không chỉ vậy, bây giờ nhiều ngôi sao thần tượng dường như từ bỏ ca hát ngay sau khi ra mắt, và thay vì cố gắng luyện tập để nâng cao năng lực của mình, họ lại tham gia vào việc diễn xuất và xuất hiện tích cực trong các chương trình tạp kỹ hoặc các chương trình giải trí khác nhau.

- Khổ luyện sáng tác: Hầu hết các "thần tượng" đều khổ luyện học nhạc lý rất nhiều nhưng đáng tiếc là chưa có một bài hát nào do các thần tượng sáng tác.

Có lẽ các "thần tượng" cần khổ luyện thêm vài chục kiếp nữa để may ra sáng tác bất hủ như Bee Gees, Beatles chăng ?

- Khổ luyện nhạc cụ: Các "thần tượng" có lẽ khổ luyện nhiều nên nhạc cụ duy nhất có thể thấy các "thần tượng" chơi được là ... không khí :))


Bổ sung của bạn Hanharu Kazuo (Tèo trình bày lại):

5/ Đại Hàn Dân Quốc đứng đầu thế giới !

Ngộ nhận này cũng na ná như ngộ nhận của chính người Hàn Quốc chưa nhiều kinh nghiệm ra nước ngoài, do chịu ảnh hưởng của sự tuyên truyền cực đoan chủ nghĩa dân tộc. Người Triều Tiên cũng thế. Có lẽ đó là một đặc trưng có nguồn gốc sâu xa từ văn hóa bản bán đảo này chăng ?

Bạn Kazuo cho rằng, các fan Hàn Quốc luôn luôn tưởng bở, mơ hão rằng văn hóa Hàn là nhất thế giới, bởi đến những nước có nền âm nhạc và văn hóa mạnh - độc đáo như Nhật và Mĩ còn phải tiếp nhận nồng nhiệt, y như những gì mà những báo ảnh hưởng VH Hàn tuyên truyền,

Tuy nhiên sự thật ngược lại, đa số các fan ở Nhật và Mĩ thì người đi xem 1 là người gốc Hàn (ở Mĩ), 2 là người gốc Hàn và dân Zainichi Koreans. Số lượng của người gốc Hàn ở Nhật và Mĩ là khá đáng kể. Và hầu như họ rất cực đoan trong việc ủng hộ Hàn quốc, mọi show diễn họ đều góp mặt dù có thích hay không chỉ để làm đông mặt người, quảng cáo cho văn hóa Hàn.

Nói vậy không phải không có người bản địa, tuy nhiên người bản địa không thật sự quá nhiều, và đa số họ chỉ đi vì 1 là tâm lí dư tiền muốn thấy cái mới lạ muốn xem thử, 2 là đi vơi bạn cho vui, giải trí ngày cuối tuần, hẹn hò (date) trai gái cũng hay rủ rê đến những show thế này.

Để rồi, một người Hàn Quốc sống tại Việt Nam cũng không chịu nổi não trạng này của các bạn fan Hàn Quốc, chị cho biết trên báo Tuổi Trẻ như sau:

ImageView.aspx


Cô Song Jae Hee buộc lòng phải dạy các trẻ Việt Nam có đầu óc chưa phát triển hết như sau:

theo tôi được biết trong một thăm dò gần đây (được thực hiện bởi một công ty Việt Nam) có gần 3/4 giới trẻ Việt chỉ thần tượng ca sĩ, người mẫu mà không chú ý đến những lĩnh vực khác như khoa học, kinh tế... Đó là chưa kể số lượng lớn giới trẻ Việt chỉ thích nghe nhạc và xem phim Hàn rồi bắt chước phong cách y hệt. Hiện tượng này khiến những người đang học và tìm hiểu văn hóa Việt như tôi suy nghĩ, trăn trở rất nhiều.

Thực chất thì văn hóa và văn học Hàn hiện cũng bị ảnh hưởng phần nào bởi phương Tây và Nhật Bản... nhưng chúng tôi luôn cố lèo lái để tác động ngược lại họ một vài mặt của quê hương mình. Chẳng hạn giới trẻ chúng tôi bị phim hoạt hình, cách ăn mặc của Nhật gây ảnh hưởng nhất định, thì chúng tôi bằng mọi cách gây ảnh hưởng ngược lại bằng ca nhạc, phim ảnh...

Còn giới trẻ Việt dường như vẫn chưa quan tâm tới việc tạo ra một nét riêng để “hòa nhập” nhưng không “hòa tan”... Tôi mong các bạn trẻ Việt có thêm bản lĩnh để giữ vững văn hóa nước mình. Bản thân tôi rất thích những màn biểu diễn của các nhóm nhạc như Mặt Trời Đỏ, bởi khi nhìn vào đó tôi biết ngay đây là nét văn hóa đặc trưng của người Việt và được biểu diễn bởi những người trẻ.


6/ "K-pop là của giới trẻ, "chống" K-pop là những ông bà già lạc hậu"

Quả thực, đây là một ngộ nhận ngớ ngẩn và rất đỗi mù quáng của các bạn fan Hàn Quốc. Thành viên LSVN có tên là Hanharu Kazuo phân tích như sau.

Như đã nói ở trên, nên một số fan cuồng Hàn ở Việt ngộ nhận rằng giới trẻ ai cũng "cuồng" như họ, bằng chứng là khi vào forum lichsuvn post bài lúc nào cũng dùng những từ như "cháu", trong khi forum này số người thật sự lớn tuổi không phải là quá nhiều, số người từ 2X tuổi xuống 1X tuổi vẫn rất nhiều. Nên đâm ra tâm lí nghĩ rằng bọn nào chống lại sự "cuồng" của mình là bọn "bảo thủ" không chịu đổi mới mà không hề biết mở rộng con mắt bé ra để xem lời họ nói là đúng hay sai.

Tham khảo:

[video=youtube;yd6EQ4MxTWE]http://www.youtube.com/watch?v=yd6EQ4MxTWE[/video]


Nhận xét bổ sung vào phần này của Hanharu Kazuo:

Ngộ nhân thứ 3 là đổ lỗi qua lại để bảo chữa cho thần tượng của mình thay vì nhìn nhận sự thật rằng vì ảnh hưởng văn hóa Hàn nên trong số họ càng ngày càng nhiều người trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, thậm chí trở thành những người có vấn đề về tâm lí, xa hơn có nguy cơ trở thành phản động.

Điển hình là họ không bao giờ biết nhận sai, nếu họ đã từng phát biểu hoặc làm những điều thiếu suy nghĩ gây mất đoàn kết dân tộc, gây ảnh hưởng đến gia đình, với tâm lí đó, họ sẽ luôn nghĩ rằng: "không phải là thành viên của chúng tôi" gây ra, đó chả qua là antifan thôi!" và đổ lỗi cho một tập thể nào khác, mỗi khi có phát biểu và hành động xấu xuất phát từ phía họ.

Đây là ngộ nhận nguy hiểm nhất, vì nó ngăn cản và triệt tiêu khả năng tự sửa sai và hoàn thiện bản thân mình xã hội và xa hơn là đất nước ở fan Hàn và khiến họ càng ngày càng cứng đầu bảo thủ, khiến cặp mắt họ bi u mờ bởi hào hoa ảo và sống xa rời thực tế, gia đình, xã hội, đất nước.


Tham khảo thêm:

Làn sóng Hàn sẽ hạ nhiệt trong 4 năm tới?

Rập khuôn và ít sáng tạo, cơn sốt từ xứ kim chi được dự đoán sẽ sớm hết hot.

Trái ngược với vô số các bài báo Hàn lẫn quốc tế đang ra sức ca ngợi sự phát triển nhanh chóng cũng như dự đoán về khả năng tăng trưởng trong tương lai của làn sóng Hàn, một bài viết mới trên KoreaTimes lại đưa ra nhận định rằng bản chất của sự thành công này có thể không kéo dài như một số người mong đợi.

Bài báo cũng chỉ ra rằng: "Vũ đạo, lời bài hát và trang phục cực kỳ sexy là điều rất phổ biến ở các thần tượng và ca sĩ tuổi teen Kpop hiện nay. Phim truyền hình cũng chỉ quanh quẩn các chủ đề như ngoại tình, trả thù, bí mật về thân thế hay danh tính của nhân vật, khiến cho việc gây chú ý với khán giả ngày càng khó khăn hơn".

120521musikKPOP001_51626.jpg


Khán giả đang có xu hướng bội thực vì Kpop cũng như phim Hàn đều rập khuôn và ít sáng tạo nên chỉ phù hợp với các em nhỏ mới lớn đầu óc chưa phát triển hết

Suju.jpg


a3d2ca0c49b4856cb1f12ef64361.jpeg


Đá banh không mấy bồ ?

(còn tiếp)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

ti2li119

Well-Known Member
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Tem nha. Hàn quốc vẫn là hàn quốc thôi :D
 

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Dù sao Hàn Quốc cũng không độc Ác như người Trung Cẩu! :)
 

tuyetmuavienxu

Active Member
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Mọi sự vật và hiện tượng trên thế gian này đều được định nghĩa thành 2 khái niệm đó là sự liên hệ và biểu tượng.

Việc gắn một lỗi mang tính biểu tượng vào một vật nào đó rồi so sánh một cách bó hẹp và thiển cần là một sai lầm. Đặc biệt lại còn liên hệ biểu tượng này với biểu tượng khác và quy chiếu thành một khái niệm là không thể chấp nhận được.
 

v_anh

Well-Known Member
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Bài viết rất hay!
Ghét nhất bọn Boy band, nhìn chẳng khác gì Girl band, vậy mà các bạn trẻ học theo cái phong cách ấy nhiều vô kể, quần áo bó, tóc tai lòa xòa... không hiểu khi có chiến tranh (giả sử) thì các bạn có nâng nổi cây súng 2kg không?
 

LG-HS102G

Banned
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Có nhiều em fan cuồng đòi giết cha mẹ nếu không cho nó đi coi mấy thằng gay Hàn, mà khổ, tiền vé đủ để mình sắm một bộ loa surround ngon lành cho dàn HD :))
 

softpro1102

New Member
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Vụ này bên Vnzoom cũng có topic hay lắm :)
 
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Đâu mà chẳng vậy!Đều có cái hay và cái dở,nếu chúng ta chỉ học những cái hay thì có vấn đề gì đâu?Một cơ thể khỏe mạnh thì chẳng bệnh tật nào có thể xâm nhập được
 

LG-HS102G

Banned
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

7/ Ngộ nhận lớn khi cho rằng nền âm nhạc Hàn Quốc phát triển kỳ tích thống trị trên toàn thế giới, chinh phục Nhật Bản, tấn công Hoa Kỳ

Thực tế thì Hàn Quốc chỉ thành công ở một số nước châu Á đang phát triển, mà sự thành công đó là do hình thức cho không biếu không. Đó là lý do vì sao Kpop nói chung thực sự là rất rẻ tiền và chỉ dành cho giới thấp kém thị hiếu.

Để dẫn chứng điều này với đầy đủ số liệu và phân tích khách quan là bài viết của bạn Bad Meets Evil tại link sau đây: http://www.lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=25927

Thị trường âm nhạc Nhật Bản vs Thị trường âm nhạc Hàn Quốc

(JPN) – Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản là vào khoảng 5 ngàn tỷ USD, trong đó của Hàn Quốc là vào khoảng 900 tỷ USD, sự chênh lệch là 5 đến 6 lần. Xét một cách bình thường thì sự chênh lệch về quy mô của thị trường âm nhạc của hai nước cũng phải tương đương với sự chênh lệch về quy mô kinh tế tức là cũng phải vào khoảng 5 đến 6 lần. Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác, sự chênh lệch đó lên tới tận 44 lần.

amnhac.png


Tại sao lại có sự chênh lệch lớn đến vậy? Một trong những lý do có thể kể đến đó là ý thức tiêu dùng yếu kém của user Hàn Quốc đối với âm nhạc. Việc download phi pháp đã giáng một đòn nặng nề vào nền âm nhạc Hàn Quốc, làm cho quy mô của nó bị thu hẹp lại rất nhiều.

Tuy nhiên, chỉ với một nguyên nhân này thì sự chênh lệch rất khó lên tới 44 lần. Thêm một nguyên nhân lớn nữa đó chính là sự nghèo nàn về thể loại và chất lượng âm nhạc trong làng âm nhạc Hàn Quốc. Thị trường âm nhạc Nhật Bản là nơi tập trung của tất cả các thể loại âm nhạc trên toàn thế giới. Việc một số nhóm idols của Hàn Quốc tiến vào thị trường Nhật Bản thành công đã làm cho người Hàn Quốc rất phấn khích và trở thành một đề tài lớn nhưng đối với thị trường âm nhạc Nhật Bản thì việc đó (việc các nhóm idols Hàn Quốc tiến vào thị trường Nhật Bản) chỉ như là một kênh nhỏ của làng âm nhạc thế giới tiến vào Nhật Bản mà thôi.

Có rất nhiều thể loại âm nhạc trên thế giới tiến vào Nhật Bản. Chính sự phong phú về chủng loại đã làm cho thị trường âm nhạc Nhật Bản phát triển lớn mạnh. Và một điều bất ngờ là sự phát triển đó là lớn nhất thế giới.

Tại Mỹ, bản thân thị trường âm nhạc của Mỹ lớn hơn của Nhật Bản nhưng chiếm 90% thị trường là nhạc trong nước (âm nhạc Mỹ), 5% là nhạc classic và chỉ vỏn vẹn 5% còn lại là âm nhạc nước ngoài. Trong khi đó tại Nhật Bản, âm nhạc trong nước (âm nhạc Nhật Bản) chỉ chiếm có 70%, số còn lại là nhạc classic và âm nhạc nước ngoài. Nếu tính theo quy mô thị trường thì thị phần âm nhạc nước ngoài trong Nhật Bản lại lớn hơn hẳn Mỹ. Vì vậy mà các nghệ sĩ trên toàn thế giới mới phấn đấu hướng đến thị trường âm nhạc Nhật Bản hơn là thị trường “đóng” của Mỹ.

Chính điều này đã làm cho thị trường âm nhạc Nhật Bản phát triển mạnh mẽ về cả chủng loại và chất lượng âm nhạc. Điều đó tạo ra sự chênh lệnh áp đảo đối với thị trường âm nhạc Hàn Quốc.

Tại Hàn Quốc, thị phần âm nhạc trong nước chỉ vào khoảng 60%, lượng và chất cũng bị giới hạn trong một phạm vi rất nhỏ và hẹp. Việc thị trường âm nhạc Hàn Quốc có khuynh hướng không thu nhận những thể loại âm nhạc mới của thế giới chính là một nguyên nhân làm cho bản thân thị trường bị thu hẹp và ý thức thấp kém của người tiêu dùng cũng là một nguyên nhân lớn có thể tính đến.

Giờ các bạn đã biết chênh lệch "kinh khủng" giữa nền âm nhạc Hàn Quốc và Nhật Bản rồi chứ, tớ thấy dân Việt Nam ta chỉ thích coi trọng cái hình thức bên ngoài hơn là cái nội dung và cảm xúc.
Về cảm xúc.Nhạc Hàn Quốc chỉ nhảy, nhảy và nhảy..>>> Chẳng có tí cảm xúc nào cả...
Nhạc Nhật : Clip độc đáo, lạ, thể hiện được cái cảm xúc, cái hồn của bài hát.
Nội dung thì nhạc Hàn Quốc : >>> quá nghèo nàn về thể loại...còn nhạc Nhật : Quá đa dạng và độc đáo, đầy đủ tất cả các thể loại nhạc trên thế giới.
Ngoại hình các singer của Hàn Quốc: Toàn các trai đẹp gái xinh - từ 1 lò thẩm mỹ viện.còn Nhật Bản : Vẻ đẹp tự nhiên - tươi tắn.
Style của Hàn Quốc :...Khoe được cái gì thì khoe...còn Nhật Bản : ...Cá tính + Cute + Độc đáo nhưng vẫn thể hiện được nét truyền thống.
Tớ thấy Người Nhật Bản rất giữ gìn nét văn hóa của họ, rất ít để ra bên ngoài nước nhiều cho nên ít người biết đến..không như nhạc Hàn Quốc chủ yếu là nhạc thị trường. Tớ dám cá là nếu nhạc Nhật mà phát triển theo hướng thị trường hóa quốc tế thì Hàn Quốc thua xa.

http://forums.gamevn.com/showthread...?738607-Thi-truong-nhac-Han-Quoc-vs-Nhat-Ban-
 

v_anh

Well-Known Member
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Bài viết quá hay!
 

1110chien

New Member
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

bài viết rất tầm thường.viết ra bởi 1 con người rất tầm thường,nhưng giọng văn luôn tỏ ra bề trên và chính nghĩa.ai lai vãng ở lichsuvn sẽ biết anh chàng MR TEO là ng thế nào.rất cực đoan,căm thù hàn quốc điên cuồng.bài xích thiên chúa giáo rất dữ dội.luôn ca tụng bắc triều tiên là đất nước anh hùng lỗi lạc.và hãy google:''HVb lichsuvn'' xem người ta nghĩ gì về forum này nhé

mình ít nghe nhạc hàn quốc.nhưng phim thì xem rất nhiều.và phải nói.là fim hàn quốc ko hề dở.nếu cứ chăm chăm vào mấy fim thần tượng hay fim cho teen của HQ để phán xét cả nền điện ảnh HQ thì thật quá thiển cận

trong 10 năm trở lại đây.điện ảnh HQ đã đc đạt ko ít giải thưởng quốc tế đâu.ai xem mấy fim như:
the chaser,mother,memory of murderer,taeguki,my way...
hay mấy fim của Kim Ki Duk
sẽ thấy điện ảnh hàn ngày nay thế nào

bên cạnh NB,TQ,Ấn Độ,điện ảnh hàn đứng top trong châu á đó
 

LG-HS102G

Banned
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

bài viết rất tầm thường.viết ra bởi 1 con người rất tầm thường,nhưng giọng văn luôn tỏ ra bề trên và chính nghĩa.ai lai vãng ở lichsuvn sẽ biết anh chàng MR TEO là ng thế nào.rất cực đoan,căm thù hàn quốc điên cuồng.bài xích thiên chúa giáo rất dữ dội.luôn ca tụng bắc triều tiên là đất nước anh hùng lỗi lạc.và hãy google:''HVb lichsuvn'' xem người ta nghĩ gì về forum này nhé

mình ít nghe nhạc hàn quốc.nhưng phim thì xem rất nhiều.và phải nói.là fim hàn quốc ko hề dở.nếu cứ chăm chăm vào mấy fim thần tượng hay fim cho teen của HQ để phán xét cả nền điện ảnh HQ thì thật quá thiển cận

trong 10 năm trở lại đây.điện ảnh HQ đã đc đạt ko ít giải thưởng quốc tế đâu.ai xem mấy fim như:
the chaser,mother,memory of murderer,taeguki,my way...
hay mấy fim của Kim Ki Duk
sẽ thấy điện ảnh hàn ngày nay thế nào

bên cạnh NB,TQ,Ấn Độ,điện ảnh hàn đứng top trong châu á đó

Bác phải phân tích cụ thể ra bác bỏ từng lý luận của MR TEO thì mới thú vị, chứ nói như bác khác nào chửi đổng, có đọan còn lạc đề chẳng liên quan gì đến bài viết hoặc bài viết không hề nhắc đến. Nói thế thì ai nói chẳng được, mấy em fan cuồng nói có khi còn nói hay hơn :))
 

cuong20121990

New Member
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

bài viết hay lắm. có dẫn chứng cụ thể. các fan h xẻng không thể chối cải được
 

LG-HS102G

Banned
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Em xin tiếp tục cập nhật các đọan tiếp theo do bác MR Tèo viết.

8/ Vpop có ra cái gì đâu mà chê Kpop ?

Quả thực đây là sự ngụy biện hài hước nhất của các bạn fan Kpop (Hàn Bốp). Bởi vì Vpop thế nào thì tuyệt đối không liên quan gì đến chủ đề đang nói ở đây là về Kpop và những đối tượng của Kpop.

Tuy vậy, đây cũng là một trong những "thủ đoạn" ngụy biện phổ biến nhất, gân cỗ lên cãi và tự xoa xuýt mình "nói hay" của các bạn bé con fan Hàn Bốp.

Có khi, những người như Tèo nghe lời "phản bác" này bỗng thấy tội nghiệp và cười sặc ra, bởi bản thân Tèo rất dị ứng với thể loại Vpop lai căng, ăn theo một cách dị hợm Kpop. Nhưng các bạn fan Hàn Bốp bị một hội chứng tâm lý rất tương tự với một số thể loại hạ đẳng quen thuộc trên các diễn đàn internet. Đó là "hễ ai khác mình là chống mình", cho nên phải chống và chống cho được, tựa như con bò húc vào tấm vải đỏ. Bản thân Tèo không biết Vpop thì có "chống" Hàn Bốp chỗ nào không, nhưng lôi Vpop ra để "đỡ đạn" giùm cho nền "âm nhạc" đến từ "mẫu quốc mềm" của các bạn fan Hàn Bốp cho thấy tâm tưởng tự sỉ dân tộc, tự ti bản địa, đầu óc nô lệ phục dịch ngoại bang.

Dẫu sao, vì các bạn bé con fan Hàn Bốp còn quá nhỏ, đầu óc chưa phát triển hết, cho nên "thương hơn là giận". Thương vì cha mẹ không biết dạy con, thương vì nhà trường không biết dạy trò, thương vì xã hội không biết giáo dục công dân, thương vì truyền thông không biết chăm sóc khán giả.

Các đc điểm nhận dạng K-shit

61518_430923639498_6444776_n.jpg


546139_10150784010619499_878186654_n.jpg
 

LG-HS102G

Banned
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Sau đây là một nhận xét của chuyên gia trong nghề.

Đây là phần đầu tiên trong trong loạt bài phóng sự tổng quát với tựa đề:"KPOP và SỰ THẬT trần trụi sau bức màn phát triển" đăng trên website chính thức của kênh truyền hình trực tuyến về văn hóa âm nhạc toàn cầu-MTV Iggy.
Bài viết được tổng hợp từ những trải nghiệm, nghiên cứu và phân tích của tác giả Edward Chun.
Ba phần tiếp sẽ cho ta cái nhìn sâu sắc về quá trình hình thành và phát triển của K-pop cũng như thực trạng hiện nay của nền công nghiệp này.




KPOP - SỰ THẬT SAU BỨC MÀN PHÁT TRIỂN:

Tác giả: EDWARD CHUN



LỜI MỞ ĐẦU​


Tác gia người Mĩ gốc Hàn Edward Chun đã nhiều năm sinh sống tại Hàn Quốc với vai trò một Chỉ đạo âm nhạc ở đài truyền hình. Trong cuộc phỏng vấn độc quyền đặc biệt với kênh truyền hình MTV Iggy, ông đã đưa chúng tôi tiếp cận với những chuyện hậu trường phía sau bức tranh toàn cảnh nền công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc …




Seoul- mùa hè năm 2005:

Khi ấy, tôi đang lần thứ 2 đảm nhận vai trò chỉ đạo âm nhạc cho một bộ phim truyền hình Hàn Quốc được nhiều người giới thiệu và ví như "Baywatch" , nếu không xét tới việc chương trình này đã lập tức được yêu thích ngay từ tập đầu. Đó là lần đầu tiên tôi có cơ hội viết một số ca khúc cho những ngôi sao nổi tiếng của K-pop như Shin Hye-sung và Lee Minwoo của Shinhwa, thành viên cũ và là giọng ca chính của Big Mama – BMK. Người chịu trách nhiệm sản xuất album nói rằng, vì tôi sáng tác cho những ngôi sao K-pop nên hãy viết thứ âm nhạc của người Hàn chứ không phải những ca khúc đậm nét Tây phương như trước kia. Để nghiên cứu thêm, tôi đã nghe hàng trăm bài hát K-pop, và nhịp điệu của chúng không có vẻ quá phức tạp. Tôi đã cho rằng chẳng khó để sáng tác một các khúc cho Kpop. Bốn năm sau, tôi có dịp gặp gỡ rất nhiều fan của Shinhwa và BMK. Một số người thậm chí đã từng xem bộ phim tôi góp phần viết nhạc và không một ai nhớ đến ca khúc của tôi. Tôi đoán mình đã không hiểu Kpop như vẫn tưởng.
**Baywatch: là một chương trình thực tế rất nổi tiếng của Mĩ , nói về những người cứu hộ trên biển


Trong nhiều năm, Hàn Quốc dường như được định sẵn sẽ thành một đất nước nhỏ bé nằm giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Theo một số nhân vật nổi tiếng Hàn Quốc ví von thì nó giống như “con tôm lẫn giữa bầy cá voi”. Ít nhất là theo quan điểm của tôi, một người mang trong mình 2 dòng máu Hàn-Mĩ, sinh trưởng trên mảnh đất Chicago trong thập niên 80. Các cửa hàng ẩm thực Trung Hoa và Nhật Bản - kể cả những nhà hàng lộng lẫy và xa xỉ - mọc lên như nấm ở vùng gần trung tâm thành phố. Còn cửa hàng Hàn Quốc ư? Nếu muốn tới đó, bạn phải ra khỏi trung tâm và đến khu người Hàn.

Phim ảnh Hàn Quốc thì sao?
Quên chuyện xem chúng đi. Những bộ phim hay các chương trình truyền hình Hàn Quốc trông như bản in lậu do các cửa hàng cho thuê băng đĩa sao chép bất hợp pháp, chất lượng của chúng thấp đến mức toàn bộ chi phí đầu tư sản xuất cũng chẳng bằng số tiền 1 ngôi sao điện ảnh hạng hai ở Mĩ đổ vào tủ quần áo của họ.


Tuy nhiên, âm nhạc mới là thứ kinh khủng nhất. Với những bản phối khí tầm thường, giọng ca mờ nhạt, lí nhí tổng hòa trong thứ âm thanh điện tử cùng nhịp điệu mập mờ hơi hướng polka, nhạc Hàn thật quá lộn xộn, vô duyên tới mức khi một người bạn không phải dân châu Á bảo tôi nghe 1 bài hát, thì phải đến lúc cậu ta thôi chế giếu, tôi mới nghe thử.


Nhưng sau đó, một điều mới mẻ đã xuất hiện: mạng Internet. Bernie Cho, người sáng lập công ty chế tác DFSB Kollective, đã nói với tôi về sự thay đổi đáng kể trong chất lượng âm nhạc mà anh nhận thấy vào nửa cuối thập niên 90 - khi làm việc cùng những kênh truyền hình giải trí như là MTV Korea và Mnet:

“Một phương diện ảnh hưởng thú vị của sự bùng nổ mạng Internet tại Hàn Quốc chính là tác động của nó đến việc dựng nên các rào cản trong lĩnh vực âm nhạc. Với con đường tiếp cận xu hướng âm nhạc quốc tế trong nháy mắt, cư dân mạng Hàn Quốc ngày càng nhận thức sâu xa hơn về sắc thái khác biệt giữa cảm hứng, sự bắt chước và những cách tân. Nếu một ca khúc K-pop đình đám nào đó có “mùi” ăn cắp, những người hâm mộ sẽ nhanh chóng lên tiếng chỉ trích nặng nề người nghệ sĩ đó trên mạng truyền thông– tại các bảng thông báo của website, hay các chat room sẽ bùng lên những cuộc tranh cãi nảy lửa và kịch liệt. Dù cho những nghệ sĩ đó không phải đối diện với pháp luật vì đạo nhạc thì những người hâm mộ cũng sẽ đưa họ ra trước tóa án dư luận. Và cho dù những lời phán quyết của xã hội không giống nhau thì thông điệp được đưa ra cũng hết sức mạnh mẽ và rõ ràng - Đạo nhạc không còn là chiêu bài lăng xê nữa mà trở thành cách hiệu quả nhất để nhanh chóng san bằng tiền đồ của bạn. Và kết quả là, các ca sĩ, các nhạc sĩ, các nhà chế tác không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục cuộc chơi của mình và hướng tới một nền âm nhạc năng động hơn, khác biệt hơn."


Chỉ trong vài thập niên sau đó, K-pop không chỉ cuốn cả châu Á vào 1 cơn bão lớn mang tên "Làn sóng Hàn Quốc" mà còn bằng mọi cách lướt tới bến bờ nước Mĩ: Wonder Girls được xem như bằng chứng rõ ràng nhất cho tiềm năng phát triển tại đây khi nhóm này được xác nhận sẽ biểu diễn mở màn cho concert của Jonas Brothers.




******




Đối với những ai yêu thích nhạc Pop nhưng lại chỉ mới làm quen với Kpop trong thời gian gần đây thì cần tự hỏi bản thân một câu: K-pop là gì? Câu trả lời vừa đơn giản nhưng cũng vừa phức tạp. Câu trả lời thật đơn giản: K-pop là thứ âm nhạc phổ biến tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, với câu trả lời phức tạp thì lại nảy sinh một câu hỏi sâu xa hơn: Âm nhạc phổ biến tại Hàn Quốc là gì?

Các khán giả Mĩ khi nói tới K-pop thì có thể nghĩ ngay tới những chàng trai, cô gái dễ thương cùng bước nhảy điêu luyện theo những điệu nhạc Dance. Vậy không phải đó là tất cả những gì người ta vẫn dùng để miêu tả về WGs, BoA hay Se7en sao? Hiển nhiên rằng, các nhóm nhạc kẹo ngọt đang nổi chiếm phần đông trong Kpop; và nếu dạo một vòng phố mà bạn không bắt gặp những khuôn mặt rất thu hút của một nhóm nhạc dành cho giới trẻ nào đó trên các biển quảng cáo thì quả là điều không tưởng. Ngay cả trên sóng truyền hình cũng thế, khi mà các chương trình âm nhạc phần lớn là các ca khúc nhạc pop dễ nghe dành cho giới trẻ, và có vẻ như Perez Hilton (một bloger người Mĩ rất nổi tiếng trong làng giải trí) cũng rất say mê thể loại này.

Nguồn gốc của thể loại nhạc trẻ này hay các ca khúc pop-dance hiện nay có thể coi là xuất phát từ anh chàng độc thân: Seo Taiji. Cùng với ban nhạc có sức ảnh hưởng đến khó tin của mình, Seo Taiji and Boys đã phát hành album Vol.1 “Nan Arayo (I Know)” vào năm 1992. Những giai điệu [New Jack Swing (phong cách âm nhạc phổ biến cuối cuối thập niên 80 – giữa thập niên 90) đầy sáng tạo, những lời rap thu hút cùng phần điệp khúc dễ nhớ đã thực sự cuốn khán thính giả Hàn vào một cơn lốc, và K-pop sẽ chẳng bao giờ ngừng chuyển mình.
Chỉ cần lắng nghe những bản nhạc dance của K-pop hiện đại và mỗi lần cảm nhận những đoạn rap được lặp lại kèm theo phần điệp khúc cuốn hút thì bạn sẽ hiểu ra ai là người mà bạn cần cảm ơn vì đã tạo nên chuẩn mực này. Sự ảnh hưởng của Seo Taiji vẫn có thể tìm thấy ngay trong các ca khúc được sản xuất bởi những công ty lớn, bao gồm cả SM, JYP, và YG Entertainment. Và sự thịnh hành sau đó, thật ngẫu nhiên, đã lại được khởi đầu từ Yang Hyun-suk (thường gọi là Yang Goon)- một thành viên cũ của ban nhạc Seo Taiji and Boys.

Tuy nhiên, không chỉ giới hạn trong phạm vi nhạc dance, Seo Taiji còn tài năng hơn thế . Trước khi kỉ niên Internet bắt đầu, Seo Taiji là người đã du nhập và kết hợp cái chất Tây phương vào trong âm nhạc Hàn Quốc, và các album sau này của anh cũng dung nạp rất đa dạng những thể loại khác nhau, như hardcore, industrial (rock) và thậm chí cả gangster rap.


Trong khi các khán giả Mĩ có thể đào thải âm nhạc của anh như thứ đồ nhái lại của Cypress Hill, Rage Against the Machine. Nhà sản xuất phim tài liệu, biên kịch và nhà phân tích K-pop- Mark Russell cho rằng, việc phản ánh sự thay đổi trong xã hội đương đại qua ca từ chính là lí do vì sao Seo Taiji có thể đánh vào tâm lý của giới trẻ lúc bấy giờ. Như Russell đã viết trong cuốn Pop Goes to Korea: “Seo Taiji nhận định rằng sự thất bại của hệ thống giáo dục và xã hội chính là điều mà nhiều ai cũng biết nhưng ít được người trong ngành giải trí đề cập đến”


Như đã đề cập ở trên, Seo Taijikhông chỉ sáng tác những bản nhạc dance và bản thân K-pop cũng không phải chỉ có dòng nhạc này. Tất nhiên, những ca khúc nhạc pop dễ nghe dành cho giới trẻ phổ biến, thế nhưng có một sự thật quan trọng cần phải nhận ra là: Hàn Quốc vẫn chưa có một nền công nghiệp âm nhạc rộng, và không có các bảng xếp hạng được quốc tế công nhận như Billboard của Mĩ.

Bernie Cho tin rằng lí do là vì: “Trong những năm trước, các bảng xếp hạng Kpop thường dựa vào những nguồn cung cấp không đáng tin và những con số không thể xác minh”. Do cuộc Cách mạng nhạc số, sự chính xác và minh bạch ngày càng tăng, thì nhu cầu củng cố hệ thống các bảng xếp hạng cũng thay đổi: “âm nhạc là nghe và cảm nhận trên những nền tảng khác nhau, được đặt trong những định dạng khác nhau như băng, đĩa… và bán ra ở những cửa hàng đại lí khác nhau, định nghĩa thế nào là một thể loại âm nhạc phổ biến trở nên đa dạng và phức tạp hơn.”


Những phát kiến mới, như mạng Internet chẳng hạn, rõ ràng đã làm thay đổi nền âm nhạc. Trong khi quyền lực nội tại rất lớn mạnh, công ty âm nhạc vẫn không thể ngăn cản các ban nhạc tung các bài hát của họ lên mạng, hay ngăn cấm khán thính giả thay đổi thị hiếu âm nhạc thịnh hành. Tuy nhiên, đối với những người không có các nhạc phẩm lưu hành trên mạng, hoặc lạ lẫm với những thâm trầm sâu xa bên trong giới Kpop, điều gì sẽ được chú ý, xăm soi nhất ? Và đáp án chính là: Đội ngũ nghệ sĩ đông đảo và đa dạng - điều chi phối và hoàn thiện tập hợp đồ sộ các thể loại nhạc.


Với những người yêu Brit Rock, các bạn có Nell, một ban nhạc được chính Seo Taiji phát hiện. Trong lúc họ đang tạm ngừng hoạt động vì nghĩa vụ quân sự - cái mà Russell nửa đùa nửa thực bảo với tôi là “thảm họa lớn với các nam nghệ sĩ Hàn”, thì những giai điệu chất chứa nỗi buồn và nội tâm vẫn không ngừng thu hút thêm cho họ hàng loạt người hâm mộ. Những người say mê dòng nhạc Electronica thì nên tìm hiểu về Clazziquai. Đây là ban nhạc đã dành được sự mến mộ ngay từ những ngày đầu nhờ có các "cư dân mạng" (người sử dụng Internet) - những người đã không hết lời ngợi khen các ca khúc của nhóm nhạc này vì sự hoàn thiện một thể loại mới nhờ chọn lọc và pha trộn từ những loại nhạc khác trước đó, bao gồm nhạc lounge, house, và gửi gắm nó trong album mới nhất của họ, Mucho Punk, tạo nên làn sóng mới của thập niên 80. Nếu đam mê dòng nhạc Ska/Punk , những giai điệu dữ dội và nhiệt huyết của No Brain và Lazybone sẽ khiến cơ thể bạn đắm chìm trong những bước chuyển mình đầy mạnh mẽ.

** Lounge music, hay nhạc chơi ở lounge trải rộng từ các bản hòa tấu giai điệu du dương tới nhạc điện tử hiện đại (electronica) mang màu sắc chillout (dịu dàng,bay bổng)
** House : là một thể loại nhạc mang tính chất sôi động, huyền bí kì ảo, bởi những âm thanh đặc trưng trống và bass dồn dập. House chứa đựng những cảm xúc sâu lắng, hoang đường , u ám...
** Ska-Punk: Sự kết hợp của nhạc Ska vào đầu thập niên 80 với nét dữ dội của Punk-thể loại khuấy đảo nước Anh trong những năm 80.



Trong khi đó, những tín đồ Hip-hop tại Mĩ chỉ vừa mới phát hiện ra Epik High, một trong số ít các nhóm nhạc Hàn Quốc hoạt động độc lập, những con người đang được bao bọc bởi sự thành công sau tour diễn tại Mĩ. Nói đến Hip-Hop thì một trong những rapper tuyệt nhất mà tôi từng nghe có lẽ là Yoon Mirae (hay gọi là Tasha). Mang trong mình 2 dòng máu Hàn- Mĩ (gốc Phi) và kết hôn với nghệ sĩ rap Tiger JK của Drunken Tiger, chất giọng mạnh mẽ của Yoon trong “Black Happiness”, 1 bài hát viết về sức mạnh hàn gắn của âm nhạc, đã cho thấy rằng: âm nhạc Hàn Quốc không chỉ có những ca khúc dễ lọt tai dành cho giới trẻ. Dĩ nhiên là có rất nhiều thể loại nhạc và nghệ sĩ được để cập đến ở đây, nhưng có 1 điều chắc chắn là: Tinh hoa của âm nhạc Hàn Quốc thấm sâu tạo nên những mạch ngầm.


Tuy nhiên, một câu hỏi khác được đặt ra: "Liệu dòng chảy ngầm này còn duy trì bao lâu nữa?" Nhiều lời chê bai, than phiền nói rằng bức tranh toàn cảnh về 1 nền Kpop khô khan, vô vị đang dần hiện ra. Có lẽ một trong các nguyên nhân chính là vấn đề về "Nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại" đang không chỉ tác động đến Hàn Quốc mà là cả thế giới. Nữ ca sĩ cựu trào Insooni, người được xem là nữ nghệ sĩ đáng kính trọng nhất Hàn Quốc bởi chất giọng mạnh mẽ cùng sự nghiệp ca hát lâu bền hiếm có, đã nói rằng khán thính giả không có kiên nhẫn để chờ các nghệ sĩ trưởng thành và trải nghiệm hơn. Các bài hát phải theo kịp thời đại, chúng đem lại cho các bản nhạc sự ưa chuộng nhất thời nhưng rốt cuộc cũng chỉ là phù phiếm.

“Những ca khúc chúng tôi từng hát trước kia cho đến nay vẫn còn được cất lên. Nhưng ở nền âm nhạc đương đại, người ta chỉ biểu diễn các bài hát trong khoảng 3 tháng là dừng lại. Những người hâm mộ đã mất đi ý thức trách nhiệm. Họ không còn cảm thấy cần có trách nhiệm quan tâm tới các nghệ sĩ mình mến mộ nữa. Chính cái trách nhiệm đó là điều khiến họ ghi nhớ và quan tâm tới những nghệ sĩ. Nhưng giờ thì chẳng còn gì hết.”

Russell nhận thấy rằng vấn đề lớn nhất của nền âm nhạc Kpop là sự thiếu vắng những màn biểu diễn nhạc sống. Ông nhận thấy sau sự xuất hiện của Seo Taiji, giới trẻ Hàn Quốc thay vì ham mê học sử dụng hoặc tập sáng tác các ca khúc lại tin vào ý nghĩ: "trở thành ngôi sao" thì trước hết phải có vũ đạo đẹp, bộ mặt xinh xắn và nếu hát được thì càng tốt... chỉ một số ít thật sự mơ ước biết chơi ghita (hoặc loại nhạc cụ nào đó) để trở thành ngôi sao nhạc rock.


Nếu bạn cho rằng đây là một sự chỉ trích khác nhắm vào Seo Taiji thì hãy nghĩ lại đi . Như Russell đã nói, đó không phải là lỗi của Seo khi mọi người không nhìn nhận ra rằng nền âm nhạc sống động và chân thực là con đường dẫn đến thành công. Vấn đề mấu chốt chính là sức ảnh hưởng to lớn của Seo, đặc biệt là những cống hiến của anh đối với thể loại nhạc Dance, nó to lớn tới mức không ai có thể vượt qua được.



******



Trong một lần đi uống coffee với tôi tại Hongdae - khu vực giáp với nhiều trường đại học, nổi tiếng bởi các hoạt động nghệ thuật tự do; Russell nói: “Chúng ta vẫn đang chờ đợi một Seo Taiji thứ 2 xuất hiện, một người ngoại đạo có thể tạo nên những đột phá lớn lao. Cũng giống như nước Mĩ trước khi xuất hiện Nirvana. Anh biết đấy, Nirvana không tạo nên Grunge hay alternative rock nhưng lại khiến mọi giá trị đảo lộn. Cứ như thể thực hiện các phản ứng hóa học vậy. Dập khuôn răm rắp theo công thức của Seo Taiji suốt 15 năm qua, và đến lúc này, nền công nghiệp âm nhạc không phù hợp và thỏa mãn được số lượng quá lớn khán thính giả. Thế nên ta đang mong mỏi một điều gì đó lớn lao hơn những nghệ sĩ truyền thần, mô phỏng. Đó là tinh thần thời đại, chính là nó…”

Trong khi chu trình tái đóng gói, dập theo khuôn mẫu của Seo Taiji đã phục vụ cho rất nhiều nhà sản xuất nhạc và nghệ sĩ Hàn Quốc, thì rõ ràng vẫn có những người cố gắng đi theo con đường riêng, và rất ít người trong số họ gặt hái được thành công.

Vậy điều vĩ đại sắp xảy ra là gì?
Nó không chỉ phá tan khuôn khổ Seo Taiji đã tạo nên mà có lẽ là cả thị trường Mĩ ư?


Thời gian sẽ giải đáp tất cả. __________________
 

xicklo

Well-Known Member
Đọc mấy bài kia còn hiểu, đọc cái bài về Seo Taiji này chẳng hiểu nói về cái gì nữa. Dù sao cũng phải khâm phục mấy ông lãnh đạo của Hàn Quốc, thật ra những ông này mới là những người giúp nhạc Hàn như ngày hôm nay. Nhưng việc chê thì cứ chê, thi thoảng em cũng ngắm mấy em Hàn mặc quần đùi nhảy múa trên TV là lại phải uống trà Dr.Thanh :D
 

Green_Naruto

Active Member
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Bài viết chất lượng lắm :x
Ko thích Hàn Quốc, dù là 92 :))
 

1110chien

New Member
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Bác phải phân tích cụ thể ra bác bỏ từng lý luận của MR TEO thì mới thú vị, chứ nói như bác khác nào chửi đổng, có đọan còn lạc đề chẳng liên quan gì đến bài viết hoặc bài viết không hề nhắc đến. Nói thế thì ai nói chẳng được, mấy em fan cuồng nói có khi còn nói hay hơn :))
mình ko bênh mấy em fan cuồng Kpop.
đã là fan cuồng thì cuồng của thứ gì cũng là ko tốt.fan cuồng của bóng đá là holigan.fan cuồng của manga thì là những otaku tự kỉ.thậm chí fan cuồng của The Beattle còn giết thần tượng của mình cơ mà

có thể nói Kpop bị ghét nhiều cũng 1 phần là do đám fan cuồng này.vì họ quá cuồng tín với thần tượng âm nhạc của mình mà có những suy nghĩ lệch lạc,đáng xấu hổ.
và lực lượng fan cuồng của Kpop rất đông,và cũng rất manh động.vì sao.vì phần đông họ còn tuổi teen,họ còn non nớt về tâm hồn,chưa chín chắn về suy nghĩ.họ dễ bị hấp dẫn bởi ngoại hình,vũ đạo,nhạc vui nhộn...nên họ dễ bị cuốn vào làn sóng hàn quốc.điều đó sẽ ko có gì đáng nói.nếu như họ ko sinh ra những suy nghĩ tiêu cực,hành động bốc đồng.
các bác nên biết thanh thiếu niên bây giờ khác thế hệ chúng mình hồi trước lắm.năng động hơn,sôi nổi hơn,nhưng cũng xốc nổi,bốc đồng hơn
việc chống làn sóng Kpop này làm mình nhớ lại có thời mà mọi báo đều đưa tin về tác hại của chat chít,game gủng,phim ảnh bạo lực...mọi người cứ nghĩ là do những thứ vô tri đó mà con cái hư hỏng.mà ko xem xét đến sự giáo dục của mình với con cái.ko thể nuôi con trong lồng kính để tránh cho nó tiếp xúc với vi khuẩn,mà phải cho con 1 sức đề kháng chồng lại bệnh tật
cũng như vậy.các ca sĩ hàn quốc có khuyên fan của họ cãi cha cái mẹ để hâm mộ họ ko?âm nhạc hàn quốc có bảo người nghe phải bổ học bỏ việc để đi theo thần tượng ko?ko hề.lòng hâm mộ ko có gì xấu.nhưng nó phải có giới hạn

mình ko bàn đến lỗ tai hay trình độ thẩm âm của các fan Hàn.tuổi trẻ mà,ko thể bắt họ nghe thứ chùng ta thấy hay đc.mình cũng ko bàn đến độ hay dở của Kpop(mà Kpop ko phải là tất cả âm nhạc hàn quốc nhé),dù sao nhạc của họ xả stress cũng tốt,và hơn nhạc trẻ VN nhiều.
Điều đáng bàn là thái độ anti Kpop rất vô lí,và áp đặt cho những người thik Kpop những cái danh rất cay độc.điều đó tốt cho ai?ko cho ai cả.fan cuồng Kpop sẽ xù lông lên,antifan đc phen cười hả hê với nhau.vô vị
Điều mình ko thik nhất ở forum của bạn kia là hễ nhắc đến nghệ sĩ Hàn là thợ hát,thợ diễn,đ# non...và họ căm Hàn quốc có khi hơn cả Tàu.rồi suy diễn sự tấn công thị trường âm nhạc thành cái gì mà xâm lấn văn hóa,thống trị thế giới...má ơi,cả 1 nền công nghiệp hái ra tiền cảu ng ta đấy
Nói chung fan cuồng và họ cũng đều là nô lệ của lòng yêu ghét của mình

À.còn giải pháp thì mình ko có giải pháp.mình chỉ thấy chê trách và tẩy chay ko phải là giải pháp đúng thôi
 

1110chien

New Member
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Bài viết hay quá.
.

bài này hay hơn nè:
không tham nhũng thì cạp đất mà ăn
Nếu chống tham nhũng thật sự---> không còn ai làm việc
Vấn đề ở đây cần phải nhận thức rõ rằng ở Việt Nam, không chỉ quan chức mà cả dân thường nữa, nếu chỉ sống nhờ lương thì ... cạp đất mà ăn.
Kết quả là có rất nhiều nguồn thu nhập được xã hội nghiễm nhiên công nhận mặc dù đó là "tham nhũng". Nếu không có "tham nhũng", thì xin mời các cán bộ hãy ... cạp đất mà ăn với cái mức lương thấp tủn.

Tuy nhiên, nó bất công vì nó không minh bạch. Mà không thể minh bạch được ! Cái vòng nó lẩn quẩn thế đấy. Giải quyết được thì phải đi từ gốc: kinh tế dần khá lên.
Giả sử như lãnh đạo thì có: công tác phí nè, tiền lại quả của doanh nghiệp nè, tiền lãi ngân hàng vì lãnh đạo giữ tiền của cơ quan nè, tiền ngoại giao nè ... Nói chung bèo bèo thì cũng 15-30 triệu/tháng, chưa kể còn bao thứ khác.

Nhân viên cán bộ quèn thì có: phụ cấp ăn trưa, phụ cấp lao động, thưởng thi đua, thưởng cuối tháng, thưởng cuối năm, .... Bèo bèo thì cũng phải 4-8 triệu thì mới sống được chớ !

Nay mấy bác hô hào chống "tham nhũng", Tèo Tủn cho rằng đúng ! Nhất định một quốc gia văn minh thì không thể có tham nhũng và một quốc gia muốn phát triển nhanh, mạnh thì không thể có tham nhũng. Một số bác rân chủ thì ra sức chửi.

Nhưng mà khổ lắm các bác ơi ! Việt Nam chưa văn minh đâu, chưa phát triển đâu. Nói chung là chưa đến mức đó. Bây giờ giả sử như cấm tiệt các thu nhập kiểu "tham nhũng" không minh bạch, dấm dúi, lén lút ... như trên thì bố thằng nào ngu gì đi làm công ăn lương quèn ? Các bác rân chủ đạo đức yêu nước lắm, có ngon thì đi làm được không ?

Cho nên nói thì cũng phải hợp tình hợp lý. Không phải tất cả người Việt là Việt gian, là tham quan, nhưng khổ là tất cả những ai đang làm công ăn lương nhà nước thì buộc phải "tham nhũng" mới sống được.

Nói là nói vậy, "tham nhũng" ở mức độ nào đó thì là hợp tình, chấp nhận được. Còn tham nhũng để thành vua thành chúa thì thằng đó chơi xấu với anh em, bắn bỏ đi chứ để làm gì !

Mấy bác rân chủ nói chuyện lý thuyết suông + các bạn trẻ trâu chưa trải đời cứ việc chửi. Tèo Tủn vẫn khẳng định như đinh đóng cột , như các ... lãnh đạo của chúng ta rằng: bắt bỏ tù các trường hợp tham nhũng hết thì cóc có ai làm việc đâu nhé !
Các bác rân chủ, các bạn trẻ trâu có chịu làm đầy tớ liêm khiết của nhân dân (hay "ông chủ nhân dân" gì cũng được) mà lương 2-3 triệu/ tháng không ? Hỏi thật đấy ! Nuôi gia đình sống được với cái lương đó thì Tủn lạy bằng thánh.
 
Bên trên