Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

LG-HS102G

Banned
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Ai ngu thì chết, ai khôn thì hưởng lợi. Nhưng nhìn về khía cạnh vĩ mô thì dân ngu là nước kém. Còn dân nó từng thằng có thể "ngu" khi nó chỉ nghĩ đến việc chung, nhưng xét vĩ mô thì dân nó lại là khôn, cho nên nước nó mạnh.

Nghĩ như bác đúng là điển hình tiểu nông Việt Nam :))
 

haisunny

Member
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Ai ngu thì chết, ai khôn thì hưởng lợi. Nhưng nhìn về khía cạnh vĩ mô thì dân ngu là nước kém. Còn dân nó từng thằng có thể "ngu" khi nó chỉ nghĩ đến việc chung, nhưng xét vĩ mô thì dân nó lại là khôn, cho nên nước nó mạnh.

Nghĩ như bác đúng là điển hình tiểu nông Việt Nam :))
Các bác nói thì làm dc gì.Cha mẹ những đứa đó còn ko dạy dc thì các bác lấy quyền gì ra mà dạy bảo bọn nó.Sống trên đời đừng GATO làm gì cho mệt.Bọn nó có lấy tiền đi mua vé xem nhạc Hàn thì cũng lấy tiền ba mẹ nó chứ có phải lấy tiền của các bác đâu nào
 
Chỉnh sửa lần cuối:

LG-HS102G

Banned
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Hơ hơ, ai dạy chúng nó đâu nào ! :)) Cái cần là cảnh báo dư luận ấy chứ dạy được bọn ấy thì chắc em có tài làm huấn luyện viên ... xiếc thú rồi =))

Em thì cũng chẳng hơn ai nhưng ít ra khi đọc mấy bài em copy vào đây thì em thấy tầm quan tâm của bài là ở mức cộng đồng, xã hội, và quốc gia, hơn tầm suy nghĩ của một bác nông dân chỉ biết cái vườn nhà của mình. Xã hội mà toàn người như bác "sống chết mặc bay" , "ngu thì chết", mạnh ai nấy sống thì hỏng :)) Xã hội càng phát triển, mối liên quan giữa cá nhân và cộng đồng cũng ngày càng cao. Những cái bác tưởng là chẳng liên quan gì đến bác, thực ra lại liên quan nhiều lắm đấy, bác không tồn tại độc lập được đâu !


-----------------

Một bài khác bên LSVN: Việt Nam lại trở thành "thuộc địa" ?

[video=youtube;2eOdWlH0DsM]http://www.youtube.com/watch?v=2eOdWlH0DsM[/video]

Đặc điểm của "thuộc địa":

- Dân thuộc địa làm giàu cho "mẫu quốc" bằng sức lao động và chịu sự thống trị thị trường tiêu thụ, ngược lại, "mẫu quốc" không dành cái quyền đó cho phía "thuộc địa".

- Một bộ phận dân "thuộc địa" có tư tưởng coi "mẫu quốc" là mơ ước, là nhất mực tốt đẹp, mang trong lòng sự thờ tụng ngưỡng mộ tuyệt đối. Một số người dân thuộc địa nhưng "yêu nước" cho rằng sự văn minh là từ "mẫu quốc" đem đến. Một bộ phận dân "thuộc địa" mang tư tưởng lệ thuộc vào mẫu quốc từ những sinh hoạt nhỏ.

- "Thuộc địa" không có gì của riêng mình mà phải sử dụng những mẫu khuôn từ "mẫu quốc", kể cả những thứ tệ hại.

Để làm được việc đó, trước đây các "mẫu quốc" dùng vũ lực để chinh phục "thuộc địa", sau đó lấy sức mạnh vượt trội của mình để mua chuộc một bộ phận dân thuộc địa trung thành, lấy họ làm lực lượng chi phối dân thuộc địa. Ngày nay, "mẫu quốc" chinh phục thuộc địa bằng văn hóa phẩm và các tư tưởng đặc trưng, dùng tiền bạc để mua chuộc một bộ phận xã hội "thuộc địa", biến bộ phận này thành lực lượng chi phối xã hội thuộc địa theo 3 hướng vừa kể trên.

Rõ ràng rằng không nhất thiết phải dùng vũ lực, "mẫu quốc" cũng đạt được mục đích của mình. Đó là thị trường và nhân công. Nhân công không chỉ là nhân công lao động mà có cả nhân công văn hóa, ví dụ như các phóng viên, nhà báo, truyền hình của thuộc địa tình nguyện trung thành làm công tác "khai hóa" tuyên truyền cho mẫu quốc, thậm chí "mẫu quốc" còn có cả một đội quân thuộc địa sẵn sàng "đàn áp" những tư tưởng ái quốc phản kháng.

Không phải tự nhiên mà ta có cụm từ "xâm lược bằng văn hóa" ngày một phổ biến trong thời đại toàn cầu hóa. Ngày nay, vũ lực không phải là phương tiện hiệu quả trong việc khai thác "lãnh thổ kinh tế" ("Gyong-chê yong-thô" được nhắc đến trong các khẩu hiệu gia nhập hiệp ước kinh tế tự do của Hàn Quốc), nhưng văn hóa phẩm và tiền bạc cùng kỹ thuật PR xem ra là vũ khí nguy hiểm và hiệu quả nhất. Tương tự sự khác biệt, nếu trước đây vũ lực dùng để chinh phục giới quý tộc cầm quyền là những kẻ có ảnh hưởng lớn nhất đến xã hội, thì ngày nay, văn hóa dùng để chinh phục giới thanh niên trẻ tuổi, giới shobiz - những người có ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường tiêu thụ và phong cách sống của xã hội.



Uploaded with ImageShack.us

*Khẩu hiệu thâu tóm "lãnh thổ kinh tế" (cụm từ tô màu vàng - cùng các quốc gia có màu vàng chính là "lãnh thổ kinh tế" - có Việt Nam) của "Đại Hàn Dân Quốc được nhìn thấy phổ biến tại quốc gia này. Ảnh trên Mr.Tèo chụp trên tàu điện ngầm.

Khi những người Việt trẻ lên "cơn sốt" Hàn

Phải thừa nhận rằng làn sóng Hàn Quốc (Hallyu) đang càn quét và có sức công phá rất lớn đến các quốc gia ở khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Hàng loạt cơn sốt mang tên “Hàn Quốc” liên tiếp bùng nổ trong một bộ phận người Việt trẻ như ăn mặc theo phong cách Hàn, ăn đồ ăn Hàn, sử dụng mỹ phẩm Hàn, xem phim Hàn, nghe nhạc Hàn…

Ảnh hưởng rõ ràng nhất và nhiều nhất của “Làn sóng Hàn Quốc” chính là phim ảnh, âm nhạc… Các trang web phim Hàn tràn lan trên mạng. Fan hâm mộ của các ngôi sao Hàn, ca sĩ Hàn có mặt ở khắp mọi nơi.

Nhận thấy sự yêu thích của phần đông khán giả Việt đối với phim ảnh, âm nhạc Hàn Quốc nên ngày càng nhiều nhà sản xuất lựa chọn việc làm lại những bộ phim nhân bản đình đám của điện ảnh xứ này. Một số tác phẩm dựng lại từ các bộ phim nổi tiếng của Hàn Quốc như: "Anh em nhà bác sĩ", "Ngôi nhà hạnh phúc", "Người mẫu",... phiên bản Việt lần lượt ra đời. Bên cạnh đó, những bộ phim phảng phất “hương vị Hàn” với tình yêu thi vị và lãng mạn được cường điệu hóa cũng không ít.

Còn đối với một số ca sĩ Việt, việc nhại theo phong cách biểu diễn, copy phong cách ăn mặc của những nghệ sĩ xứ kim chi giờ không còn là chuyện hiếm.

Giới trẻ Việt và xu hướng làm đẹp theo "sao" Hàn

Thông qua các bộ phim, phong cách Hàn đã và đang len lỏi vào những nếp sinh hoạt hàng ngày của giới trẻ. Giờ đây, không khó để nhận ra những sản phẩm mang hơi hướng, dáng dấp Hàn Quốc trong cách ăn mặc, trang điểm, lối sống và cách thưởng thức âm nhạc, văn hóa nghệ thuật,... từ một bộ phận người Việt trẻ.

Khi_nh_ng_ng__i_Vi_t_tr_-75eb98c3bcda8962ec352a5ddb0e7412


Vũ đạo và phong cách biểu diễn của các ca sĩ Việt
giờ cũng có phần mang hơi hướng của nhạc Hàn (ảnh minh họa)

Ra đường, nếu bạn nhìn thấy những cô gái có mái tóc dài ép thẳng, tỉa vát hình chữ V, hoặc nhuộm vàng, tóc hai lai hay những nam thanh niên để tóc dài, đeo khuyên tai, khuyên mũi như con gái hoặc ăn mặc các kiểu áo quần mang phong cách unisex (không rõ ràng giới tính) thì đích thị đó là những sản phẩm được bắt nguồn từ những diễn viên trong các bộ phim truyền hình xứ Hàn.

Thông qua các bộ phim truyền hình và sự hỗ trợ của mạng lưới internet, hiện nay, cách trang điểm kiểu Hàn Quốc đang được coi là mốt thời thượng. Bí quyết làm đẹp và cách make up nhẹ nhàng theo các diễn viên nữ và nhóm nhạc trẻ Hàn Quốc như Song Hye Kyo, Goo Hye Sun, Kim So Eun, Kara, Yoon A, BOA... được rất nhiều bạn trẻ học tập thông qua các video trên YouTube. Cuốn theo đó, các mỹ phẩm “made in Korea” như Ohui, The Face Shop,… cũng cực kỳ hút khách.

Bắt chước thần tượng, thời nay, nhiều cô gái trẻ Việt Nam còn tìm đến thẩm mỹ viện để nối mi, nâng mũi hoặc phẫu thuật để cho mắt giống thần tượng này, mũi giống thần tượng kia trên phim, bất chấp lời can ngăn của bác sĩ thẩm mỹ.

Không chỉ bắt chước cách trang điểm và làm tóc giống thần tượng Hàn Quốc mà thời trang Hàn cũng được các fan hâm mộ trẻ Việt Nam mê mệt và áp dụng triệt để trong cuộc sống. Style thời trang Hàn Quốc trong các bộ phim đã trở thành một xu hướng được rất nhiều người Việt ưa chuộng.

Không ít khán giả khi xem một bộ phim Hàn Quốc nào đó đã cất công lùng sục cho bằng được chiếc áo sơ-mi, chiếc váy hay chiếc quần tây mà các ngôi sao Kim Hee Sun, Yoon Eun Hye, Kim Hyun Joo, Choi Ji Woo.... diện trên phim.

Có những bạn trẻ còn kỳ công sưu tập những mẫu váy, áo Hàn Quốc trên mạng và đặt may y chang như thế. Thậm chí, có nhiều bạn còn hâm mộ đến mức đặt hàng online qua internet để có cho được những bộ trang phục có xuất xứ "made in Korea" chính hiệu để mặc cho giống hệt với thần tượng của mình.

Khi_nh_ng_ng__i_Vi_t_tr_-254f5e5a068c8a6f82216ee2283622d8


Ngày càng nhiều bạn trẻ bắt chước cách ăn mặc của sao Hàn (Ảnh minh họa)

Gần đây còn xuất hiện xu hướng rất nhiều đôi uyên ương rủ nhau đi chụp ảnh cưới theo phong cách Hàn Quốc. Thay vì chọn áo dài, khăn đóng truyền thống của người Việt hay những chiếc váy hiện đại theo kiểu phương Tây vốn được ưa chuộng xưa nay, các cặp đôi lại xúng xính trong bộ Hanbok truyền thống của người Hàn Quốc với một tâm trạng rất hồ hởi, phấn khích.

Tuy nhiên, điều đáng nói là có một số bạn trẻ không ý thức được sự chênh lệch giữa ngoại hình, làn da của mình nên cứ vô tư khoác lên người những bộ trang phục ngắn cũn, sặc sỡ, kiểu cách để chứng tỏ sự sành điệu giống thần tượng. Họ không hề biết rằng sự nhái lại này đã gây ra những cách ăn mặc kệch cỡm, lố bịch và tạo ra sự phản cảm cho người đối diện.

Không chỉ bắt chước về ngoại hình bên ngoài, nhiều bạn trẻ còn học theo cách suy nghĩ, hành xử của thần tượng trong phim. Những câu chuyện tình lãng mạn trên phim Hàn đã trở thành niềm mơ ước của nhiều đôi bạn trẻ.

Đã có thời, sinh viên Thủ đô xôn xao trước những màn tỏ tình gây sốc ngay tại sân trường hoặc khu ký túc xá theo kiểu Hàn Quốc của những chàng trai Bách Khoa, Thủy Lợi, Báo chí… Hay như nhiều đôi bạn trẻ cố tìm kiếm những con đường, những không gian lãng mạn trong thành phố làm điểm hẹn tình yêu,... giống như những hình ảnh mộng mơ mà họ thường thấy trên truyền hình.

Ẩm thực, du lịch Hàn Quốc "lên ngôi" nhờ phim ảnh

Hàn Quốc đang nổi lên như một quốc gia về nghệ thuật ẩm thực thông qua điện ảnh và truyền hình. Trong khi cả thế giới đang quan tâm đến những đồ ăn có lợi cho sức khỏe thì số lượng các quán ăn Hàn Quốc cũng ngày một gia tăng bởi ẩm thực Hàn vốn nổi tiếng là có lợi cho sức khoẻ. ( :-SS - Tèo )

Khi_nh_ng_ng__i_Vi_t_tr_-762d900b4e389b576b7756e94e739b23


Rau cải lên men - món ăn cổ truyền của người dân Hàn Quốc nay đã trở nên quen thuộc với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam - quốc gia có rất nhiều món lên men ăn kèm (pickles)

Tại Hà Nội (thành phố nổi tiếng có giới "trưởng giả học làm sang" ở VN - Tèo ;)) ) , các nhà hàng, quán ăn Hàn Quốc như Sochu, Cook and Cook, Han Kang, Soel House, ... rất đông khách. Có thực khách tìm đến với những quán ăn này không hẳn vì yêu thích mà nhiều khi do tò mò, muốn khám phá ẩm thực Hàn Quốc được giới thiệu và quảng bá trên phim ảnh thực chất như thế nào. Từ đó, ẩm thực Hàn Quốc như kimchi, bibimbap, cơm cuốn kimbab đang ngày càng trở lên phổ biến.

Song hành với ẩm thực, du lịch của xứ sở kim chi cũng là một thứ hấp dẫn để du khách khám phá. Làn sóng Hallyu đã làm số lượng du khách du lịch đến Hàn Quốc gia tăng mạnh mẽ. Theo trang Korea.com đưa tin, năm nay, du khách nước ngoài đã đặt chân đến Hàn Quốc đột phá ở mức 10 triệu người, tăng gấp đôi so với năm trước. Họ đến để du lịch, mua sắm và tận mắt ngắm các thần tượng của mình, hoặc thậm chí chỉ để thấy những nơi mà thần tượng từng ghé qua (quán ăn, tiệm cà phê, văn phòng, cửa hàng quần áo...).

Tất nhiên, không thể phủ nhận những tác động tích cực mà làn sóng Hallyu mang lại như các bộ phim có tính nhân văn, giàu tình cảm về những mối quan hệ xã hội hay những những sản phẩm giải trí hiện đại cho giới trẻ… tuy nhiên, sự xâm nhập quá ồ ạt của làn sóng Hallyu cũng tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn. Sự sao chép, copy, bắt chước một cách thái quá văn hóa ngoại lai sẽ khiến những giá trị Việt bị mai một, mất bản sắc. Đây cũng là một vấn đề mà các nhà quản lý văn hóa cần quan tâm.
 

vu_vantien

Well-Known Member
Mình ko ủng hộ việc ném đá làn sóng Hàn lắm nhưng tác giả nói đúng đấy. Việc giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa ko phải đâu cũng làm được, càng làm mai một đi thì con cháu chúng ta ngày càng mất hết "cái chất", "cái hồn" của người Việt Nam. Vấn đề là phải có cá nhân, tổ chức tích cực tuyên truyền, cổ vũ và khích lệ các phong trào này. Cái này 1 phần là ở bộ văn hóa thông tin, 1 phần ở chính người dân chúng ta. Nói 1 ví dụ nhỏ, hồi xưa em bé rất thích Tết và các tiết mục múa rối nước cổ truyền, nhưng h lớn cũng ko thích nữa và cũng ko thể ko tính đến sự phát triển quá nhanh của internet. Hàn Quốc họ quảng bá văn hóa bằng âm nhạc, film ảnh vì đó là điểm mạnh của họ, nó phù hợp với giới trẻ và dễ lĩnh hội trong quá trình thưởng thức nó. 1 số bác chê nhạc Hàn nhưng nhiều khi ko nhìn thấy được clip âm nhạc họ được đầu tư đến mức nào, xử lí góc quay ra sao. Nhìn sân khấu hát live của họ vừa đẹp mà người quay film cũng chuẩn luôn. Mà 2 mảng này của nước mình thì ... nói thật e ko tiêu hóa nổi nhạc trẻ Việt, film thì vài film còn tạm được. Hem bik bác chủ thấy thế nào? Any solution or idea? :D.
 

xicklo

Well-Known Member
Tự nhiên có rất nhiều em gái có số post đếm trên đầu ngón tay, thậm chí còn có em còn có số post không thể đếm bằng đầu ngón tay nhảy vào thớt này tranh luận rất sôi nổi
 

1110chien

New Member
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

có chuyện văn hóa và lòng hâm mộ của dân teen thôi mà nâng tầm lên thành xâm lược văn hóa với cả thuộc địa
lay.gif
lay.gif
.haiz.HQ ôm giấc mộng thôn tính thế giới sao?nghĩ gì mà hoang tưởng quá,nên nhớ ngành công nghiệp giải trí cũng là 1 ngành hái ra tiền mà.

và trước đây mình cũng dạo chơi bên forum đó rồi.nhưng ko thể thích nghi nổi.ko hiểu sao họ nhắc đến HQ với sự kì thị(có thể nói là căm thù),có khi còn hơn ghét TQ.và họ rất thần tượng Kim Jong UL.họ gọi phương tây là rợ ALXX(ko hiểu là cái gì).hầu như các trang web khác ko thik forum này.mọi người có thể google để kiểm chứng
 

1110chien

New Member
Ðề: Re: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Tự nhiên có rất nhiều em gái có số post đếm trên đầu ngón tay, thậm chí còn có em còn có số post không thể đếm bằng đầu ngón tay nhảy vào thớt này tranh luận rất sôi nổi

hồi xưa bạn mới vào điễn đàn là có luôn 100 post ah?

mình thấy sai thì mình thể hiện ý kiến của mình.đc ko bạn.hehe
392839816_anhso-43_chem_gio_la_quyen_cong_dan.jpg
 

LG-HS102G

Banned
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Một bài khác từ truongton.net

Xâm lăng văn hóa

Làn sóng HQ hiện nay lan tràn khắp nơi, mang lại cả những tích cực và tiêu cực. Những tích cực của nó có lẽ mình không cần nhắc bởi trong diễn đàn, trên web, trên truyền hình đã nhắc đến khá nhiều.
Tuy nhiên, sự lan tràn này đã ảnh hưởng khá nhiều đến tư tưởng, suy nghĩ, căn gốc văn hóa của tầng lớp lớn lên trong làn sóng HQ. Nhẹ là từ cách ăn mặc, giao tiếp, trang điểm; hơn chút nữa là sự sùng bái tiêu dùng hàng Hàn. Và đỉnh cao (hay vực thẳm chưa biết chừng) là sự sính ngoại được đặt cao hơn tục lệ: Hồ hởi phấn khích mặc quốc phục Cao Ly trong ngày cưới, đặt tên Hàn cho niềm hy vọng tương lai.
Từ việc hâm mộ vài ngôi sao, dẫn tới yêu thích văn hóa, chấp nhận để nét văn hóa đó trở thành một phần của con người mình. Đó chính là một lối đi êm thấm nhất có thể của quá trình tạm gọi là đồng hóa văn hóa.
Đã có những bài báo cảnh tỉnh về sự lệ thuộc vào văn hóa HQ của những quốc gia đang (hay chưa) phát triển, dân trí còn thấp. Bản thân mình cũng chưa hiểu gì nhiều, mới thấy được trên phương tiện truyền thông, qua quan sát xung quanh mà thấy sự "Xâm lăng văn hóa" đang thể hiện rõ rệt. Không thể bàng quan, ba phải mà đứng nhìn những giá trị bản sắc dân tộc mà mình và bao thế hệ cha ông yêu thích lại đang bị xem nhẹ, coi rẻ bởi những thế hệ tương lai.
Có thể các bạn cho đây là cảm tính cá nhân.
Nhưng các bạn hãy cùng tham gia thảo luận, cho thấy rõ cái hiểm họa trong sự giao thoa văn hóa này. Những mong mỗi người có thể học tập cái hay cái đẹp ở văn hóa thế giới mà tránh được cái "ngu" được "đính kèm" một cách vô tình hay cố ý.

Những nội dung trong một vài bài viết của mình mới đây có thể chưa đúng với quan điểm và sở thích của một số bạn.
Vì vậy, bài đầu tiên, xin trích ý kiến của một nhà sử học nổi tiếng của VN mà ai cũng biết tên, "giúp" mọi người đọc được những tâm huyết, những nghiên cứu của một nhà xã hội học uyên thâm và có tâm với văn hóa đất nước.

PV: Phải chăng vì nhẹ dạ, cả tin mà một bộ phận người trẻ hiện nay dễ bị “lóa mắt” bởi những hào nhoáng giả tạo từ các luồng văn hóa bên ngoài xâm nhập vào nước ta, thưa GS?

GS. Lê Văn Lan: Đó là một thực tế mà các nhà văn hóa, nhà giáo dục và các phương tiện truyền thông đã cảnh báo nhiều lần. Cộng với sự lạc quan quá trớn, không ít thanh thiếu niên “ham cái lạ, say cái mới” nên luôn coi những cái của người khác đều “xịn” hơn mình. Từ đó họ chạy theo lối sống sùng ngoại, lai căng. Do không tỉnh táo, sáng suốt phân biệt đâu là thật-giả, tốt-xấu, văn minh-thấp hèn, thiện-ác,… có nhiều người trẻ đã tự mình “Hàn hóa” tất tần tật mọi thứ, từ đầu tóc, quần áo, giày dép đến mua sắm, tiêu dùng, hưởng thụ đời sống vật chất và văn hóa tinh thần. Những mầm mống, biểu hiện này nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng xấu nuôi dưỡng, tiếp tay để “đầu độc hóa” thanh niên. Trong khi đó, môi trường văn hóa xã hội hiện nay vẫn còn khá nhiều “bụi bặm” và các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu và chiến dịch “xâm lăng văn hóa” từ bên ngoài vào nước ta, trong đó lấy lực lượng thanh niên là mũi nhọn để làm “chuyển hóa” dần những chủ nhân tương lai của đất nước.

PV: Liệu GS có “nâng cao quan điểm” quá chăng?

GS. Lê Văn Lan: Tôi không muốn “quan trọng hóa” vấn đề, mà nhiều nhà văn hóa, nhà nghiên cứu đã khẳng định từ lâu rằng: Hội nhập quốc tế mà không giữ được bản sắc văn hóa truyền thống, không biết được “mình là ai” trong “thế giới phẳng” thì nguy cơ mất gốc, mất tự chủ về văn hóa sẽ ngày càng cận kề trước mắt. Thanh niên là người chủ của xã hội. Nếu để họ tiếp tục sa đà vào lối sống lai căng, sùng ngoại, không có mục tiêu lý tưởng phấn đấu rõ ràng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sống còn của dân tộc và chế độ

GS. Lê Văn Lan: Mặt khác, với trọng trách “quyết định sinh mệnh chính trị, văn hóa của toàn dân tộc”, Đảng cần phải tạo dựng ngay “quả đấm thép” để phòng, chống và ngăn ngừa sự “xâm lăng văn hóa” từ bên ngoài vào. Tôi nói “quả đấm thép” ý muốn nói quan điểm của Đảng về giữ gìn bản sắc văn hóa đã có trọng lượng rồi, thì chính sách của Nhà nước về bảo vệ nền văn hóa phải được thực thi một cách đến nơi đến chốn và đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải là “tấm gương văn hóa về đạo đức và lối sống” để toàn dân, nhất là lớp trẻ, noi theo.

Nguồn: Ngăn ngừa hiểm họa “xâm lăng văn hóa”
Mình chưa được quyền gửi link. Các bạn có thể search theo từ khóa trên.
 

vu_vantien

Well-Known Member
Giáo sư Lê Văn Lan nói hay, chắc ông đã từng đọc qua cuốn Thế Giới Phẳng rồi :). Hồi xưa học Toàn cầu hóa mình cũng phải đọc >"<.
 

dntk44tdh3

Active Member
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Nói tóm lại là " hòa nhập nhưng ko hòa tan ". Quan điểm cá nhân thì mình thấy việc học đòi theo HQ của 1 bộ phận giới trẻ (mà thậm chí là "cuồng") là rất lố bịch
 

1110chien

New Member
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

PV: Phải chăng vì nhẹ dạ, cả tin mà một bộ phận người trẻ hiện nay dễ bị “lóa mắt” bởi những hào nhoáng giả tạo từ các luồng văn hóa bên ngoài xâm nhập vào nước ta, thưa GS?

GS. Lê Văn Lan: Đó là một thực tế mà các nhà văn hóa, nhà giáo dục và các phương tiện truyền thông đã cảnh báo nhiều lần. Cộng với sự lạc quan quá trớn, không ít thanh thiếu niên “ham cái lạ, say cái mới” nên luôn coi những cái của người khác đều “xịn” hơn mình. Từ đó họ chạy theo lối sống sùng ngoại, lai căng. Do không tỉnh táo, sáng suốt phân biệt đâu là thật-giả, tốt-xấu, văn minh-thấp hèn, thiện-ác,… có nhiều người trẻ đã tự mình “Tây hóa” tất tần tật mọi thứ, từ đầu tóc, quần áo, giày dép đến mua sắm, tiêu dùng, hưởng thụ đời sống vật chất và văn hóa tinh thần. Những mầm mống, biểu hiện này nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng xấu nuôi dưỡng, tiếp tay để “đầu độc hóa” thanh niên. Trong khi đó, môi trường văn hóa xã hội hiện nay vẫn còn khá nhiều “bụi bặm” và các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu và chiến dịch “xâm lăng văn hóa” từ bên ngoài vào nước ta, trong đó lấy lực lượng thanh niên là mũi nhọn để làm “chuyển hóa” dần những chủ nhân tương lai của đất nước.
PV: Liệu GS có “nâng cao quan điểm” quá chăng?

GS. Lê Văn Lan: Tôi không muốn “quan trọng hóa” vấn đề, mà nhiều nhà văn hóa, nhà nghiên cứu đã khẳng định từ lâu rằng: Hội nhập quốc tế mà không giữ được bản sắc văn hóa truyền thống, không biết được “mình là ai” trong “thế giới phẳng” thì nguy cơ mất gốc, mất tự chủ về văn hóa sẽ ngày càng cận kề trước mắt. Thanh niên là người chủ của xã hội. Nếu để họ tiếp tục sa đà vào lối sống lai căng, sùng ngoại, không có mục tiêu lý tưởng phấn đấu rõ ràng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sống còn của dân tộc và chế độ.
1712010huyen2083242679.jpg

PV: Vậy GS có ý kiến đề xuất gì để ngăn ngừa hiểm họa “xâm lăng văn hóa” này?

GS. Lê Văn Lan: Trước hết, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và hệ thống gia đình-nhà trường-xã hội trong việc giáo dục, định hướng và chăm lo, tạo môi trường văn hóa thực sự lành mạnh, bổ ích cho thanh thiếu niên. Thực ra chúng ta đã nói đến vấn đề này rất nhiều, nhưng xem ra làm chưa được bao nhiêu.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, Đảng cũng đã nói rõ là phải làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Quan điểm, định hướng như vậy là rất cần thiết, nhưng theo tôi, ngay sau Đại hội XI, Đảng cần chú trọng hơn nữa, quan tâm hơn và quyết tâm hơn nữa trong việc ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên để tạo môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh cho toàn xã hội.

Mặt khác, với trọng trách “quyết định sinh mệnh chính trị, văn hóa của toàn dân tộc”, Đảng cần phải tạo dựng ngay “quả đấm thép” để phòng, chống và ngăn ngừa sự “xâm lăng văn hóa” từ bên ngoài vào. Tôi nói “quả đấm thép” ý muốn nói quan điểm của Đảng về giữ gìn bản sắc văn hóa đã có trọng lượng rồi, thì chính sách của Nhà nước về bảo vệ nền văn hóa phải được thực thi một cách đến nơi đến chốn và đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải là “tấm gương văn hóa về đạo đức và lối sống” để toàn dân, nhất là lớp trẻ, noi theo.

Gắn bó lâu năm với công tác nghiên cứu, giáo dục lịch sử, chúng tôi không mong muốn gì hơn là tất cả những giá trị, tinh hoa của ông cha ta đã kết tinh, lưu truyền và để lại phải được con cháu hôm nay và các thế hệ mai sau giữ gìn, bảo vệ, phát huy và ngày càng tỏa sáng. “Gốc có vững, cây mới bền”. Văn hóa dân tộc được chăm lo chu đáo chính là sức đề kháng mạnh mẽ nhất để phòng chống, ngăn chặn mọi luồng văn hóa xấu độc từ bên ngoài vào nước ta; đồng thời đó cũng là cách tốt nhất để chúng ta có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế.

đúng là GS đáng tin hơn anh chàng kia nhiều.
mình thích bác Dương Trung Quốc nhất,sau là tới bác Lan này

và mình vẫn giữ quan điểm là thik nhạc hàn ko có gì sai.bài của Bác hay nhưng khá khô khan.nhắc đến giải pháp thì toàn chung chung,nhắc đén chấn chỉnh Đảng viên là chính

muốn người trẻ Việt yêu nhạc việt?nhạc việt phải hay đi đã.ko phải tự dưng hàn quốc đạt đc thành tựu như thế này để mà ''xâm lăng văn hóa'' đâu

xét về ''Pop'' thôi thì ca sĩ Vn chán hơn nhiều.scandal cũng nhiều hơn,giờ đang có trào lưu xôi thịt hay sao á,thi nhau hở,nhìn phát chán

Và lại một lần nữa, câu chuyện phát triển văn hóa của người Hàn Quốc được quay trở lại, lần này được kể bằng chính quan sát của người trong cuộc.

“…Cách đây khoảng 20 năm, Hàn Quốc hết sức lo âu trước hình ảnh giới trẻ cuồng theo hip hop của phương Tây. Nam thanh nữ tú đua nhau nhuộm tóc vàng, ăn mặc, đeo trang sức lạ lẫm. Vô số cuộc hội thảo được tổ chức, với những câu hỏi được đặt ra: Phải chăng giới trẻ đang muốn chối bỏ truyền thống? Phải chăng giới trẻ đang muốn rập khuôn theo phương Tây? Liệu lòng yêu nước có bị mai một trong giới trẻ?...

Và rồi mọi người cũng nhận ra rằng giới trẻ chọn thần tượng là những ngôi sao phương Tây, một phần là bởi nội lực của làng giải trí Hàn Quốc còn yếu, không đủ sức hấp dẫn giới trẻ. Từ đó, đã có những chính sách đưa ra khuyến khích thay đổi.

Tôi lấy ví dụ như chuyện âm nhạc Hàn Quốc bây giờ, với những người thuộc thế hệ của tôi hoặc lớn hơn thật sự nghe không quen. Đơn giản vì người ta đã thuê cả các nhạc sĩ phương Tây qua dạy cho giới sáng tác nhạc của Hàn, hoặc khuyến khích giới sáng tác đi học từ nước ngoài nhằm tìm ra một hướng đi mới.

Họ nghiên cứu làm thế nào để âm nhạc vừa không mất đi tính dân tộc, nhưng cũng phải mang tính toàn cầu. Lời nhạc cũng thay đổi như thế. Tôi biết có nhiều nhạc sĩ Hàn Quốc đã thuê người nước ngoài để tư vấn cho các tác phẩm của mình sao cho thanh niên Hàn cũng mê và thanh niên nước ngoài cũng thích! Và không chỉ âm nhạc, các nhà làm phim, người dạy múa, ca sĩ, các công ty liên quan đến biểu diễn... đã nỗ lực rất lớn để thay đổi. Rõ ràng Hallyu không phải ngẫu nhiên mà có, mà đó là kết quả của một sự nỗ lực thay đổi của từ chính phủ cho đến tất cả các thành phần tham gia làng giải trí…”.

Trích bài viết của GS.TS Bae Sang Soo - trưởng khoa tiếng Việt ĐH Ngoại ngữ Busan, Hàn Quốc - trên báo Tuổi trẻ ngày 22/4/2012.
Nản
Hãy thử khảo khát dân Việt Nam mình xem đã.tôi dám chắc có hơn 50% người dân ghét phim việt nam,thậm chí là những cái liên quan đến văn hoá Việt Nam.Ca sĩ Việt Nam thì toàn hát nhép.Hát live thì chả khác gì đi hát karaoke.Trình độ đào tạo các ca sĩ còn quá kém.Như thế bảo sao giới trẻ không dần quên lãng đi nền văn hoá của nước mình
nản Gửi lúc 26/04/2012 05:25
Hãy làm chứ đừng áp đặt
Ngay trong bài báo cũng đã thấy, bản thân Hàn Quốc đạt thành tựu như hiện nay chính là vì họ thực sự nghiêm túc và chịu khó học hỏi phương Tây, và từ đó làm nên những sản phẩm văn hóa mà giới trẻ trong và ngoài nước đều thích. Còn các nghệ sỹ Việt Nam thì sao, thay vì học hỏi và phát huy thế mạnh của mình thì tối ngày sống với scandal, phim truyền hình Việt hoặc là quá bảo thủ với khung chuẩn cũ, hoặc quá thô thiển về ngôn từ và ăn mặc, 10 phim truyền hình thì may ra có 1 phim là hay.
phản hồi
"Về mặt trình độ nghệ thuật chúng ta có thể làm được như họ". Ông Biên nói hay quá. Phim ảnh Việt Nam thì mở ra đã không muốn xem rồi, kịch bản cũng mua của Hàn Quốc, đóng không ra gì mà quảng cáo rùm beng lên, sân khấu ca nhạc thì có đến hơn 70 % ca sỹ mới chỉ ngang trình độ karaoke...Nếu không đầu tư vào công tác đào tạo, không quản lý chặt chẽ về văn hóa mà cứ chăm chăm vào việc áp đặt "bắt" khán giả xem cũng vô ích. Không chiếu trên truyền hình thì có internet, truyền hình kỷ thuật số...
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vu_vantien

Well-Known Member
Âm nhạc là sáng tạo mà, Văn Mai Hương có clip "Nếu như anh đến" do đạo diễn từ Mĩ về làm trông cũng ko hề kém clip HQ hay US UK nào. Nhạc sĩ trẻ e thấy có Nguyễn Hải Phong sáng tác + mix khá là ngon. Cần lắm những người trẻ tuổi mà nhiệt huyết như vậy, các bác nhỉ 8->.
 

dualshock

Member
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Mình là mình kệ ba chúng nó, muốn điên cuồng gì thì điên, chẳng liên quan ! ^^
 

madst

Member
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

[video=youtube;1Vl5tSgQkTc]http://www.youtube.com/watch?v=1Vl5tSgQkTc[/video]
có cái clip của vtv cho bác nào chưa xem.
 

vu_vantien

Well-Known Member
Re: Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Mình là mình kệ ba chúng nó, muốn điên cuồng gì thì điên, chẳng liên quan ! ^^

Ko biết bác đã có con chưa, nếu rồi thì quan tâm mí chiện này cũng ko thừa lắm đâu bác ạ. Ví dụ nhiều thiếu niên chưa đủ 18 tuổi h "học tập" kiểu sống thoáng như Tây vẫn vào nhà nghỉ ầm ầm đấy :)), còn quay clip nữa.
 

LG-HS102G

Banned
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Các nhóm thợ nhảy dưỡng sinh và tu hú của Hàn Quốc nổi tiếng không nhờ giọng hát , vậy là nhờ sự thấp kém thị hiếu của giới trẻ chưa phát triển hết đầu óc.

Trung tâm nghiên cứu âm nhạc Mnet đã làm cuộc khảo sát những yếu tố làm nên sức hút của các ban nhạc thần tượng, thật đáng tiếc là ở hạng mục Chất giọng lại không có tên một ban nhạc thần tượng nào.

Căn cứ vào tình hình sàn đấu Kpop thời gian gần đây, chẳng ai có thể phủ nhận được sự thật các ban nhạc thần tượng đang thi nhau làm Kpop fan chết đứ đừ. Vậy thì những yếu tố nào làm nên sức hút của các ban nhạc thần tượng?


2c6100717musik6SNSDanh003.jpg


fde100717musik6SNSDanh002.jpg


8d3100717musik6SNSDanh001.jpg

Những yếu tố nào làm nên sức hút của các ban nhạc thần tượng trong vòng vài năm trở lại đây?

Trong tháng 6 vừa qua, Trung tâm nghiên cứu âm nhạc Mnet đã tiến hành một cuộc điều tra thu thập ý kiến của 1000 nam nữ tuổi thành niên để tìm ra những ca sĩ – nhóm nhạc Kpop đình đám nhất trong số 57 ứng cử viên ở 6 hạng mục: Chất giọng, Ngoại hình, Độ thân thiện, Độ hút fan trong các chương trình tạp kĩ, Khả năng biểu diễn và Khả năng tạo trào lưu.



680100717musik6SNSDanh012.jpg
Trung tâm nghiên cứu âm nhạc Mnet đã thu thập ý kiến của 1000 nam nữ tuổi thành niên nhằm tìm ra những ca sĩ – nhóm nhạc Kpop đình đám nhất ở 6 hạng mục khác nhau
Một điều rất dễ nhận thấy trong bảng xếp hạng này là các thứ hạng chót vót ở hầu hết các hạng mục đều do các ban nhạc thần tượng chiếm lĩnh. Trong khi các girlgroup (SNSD, f(x), KARA, v.v…) “làm mưa làm gió” ở hạng mục Ngoại hình, Khả năng tạo trào lưu, v.v… thì các boygroup (2AM, Super Junior, 2PM) lại tranh nhau toả sáng ở hạng mục Độ hút fan trong các chương trình tạp kĩ.



5ba100717musik6SNSDanh009.jpg



08f100717musik6SNSDanh005.jpg


Các thứ hạng chót vót ở hầu hết các hạng mục của bảng xếp hạng này đều do các ban nhạc thần tượng chiếm lĩnh

Nếu là Sone, nhìn vào bảng xếp hạng này, chắc hẳn bạn sẽ được dịp cười tít mắt khi thấy 9 cô nàng chân dài của mình thống trị 4/6 hạng mục. Độ phủ sóng của SNSD thực sự được mở rộng từ hiện tượng Gee năm ngoái, sau đó nối tiếp bằng Oh!Run Devil Run trong năm nay.



e07100717musik6SNSDanh006.jpg

SNSD tỏ ra vượt trội hơn hẳn khi một mình thống trị 4/6 hạng mục

Tuy nhiên, nếu để ý kĩ chút nữa, các fan hẳn sẽ thấy lo ngại cho các ban nhạc thần tượng bởi dù có soi đi soi lại 10 cái tên trong hạng mục Chất giọng thì cũng không hề có sự góp mặt của bất cứ một ban nhạc thần tượng nào. Điều này đồng nghĩa với việc các ban nhạc thần tượng đang “lên như diều gặp gió” không phải bởi giọng hát mà hoàn toàn do các yếu tố khác. Có lẽ đây cũng là một điểm các trai đẹp gái xinh của Kpop nên cải thiện để có thể trở thành những thần tượng hoàn hảo trong lòng các fan.


940100717musik6SNSDanh004.jpg


5b2100717musik6SNSDanh007.jpg


37e100717musik6SNSDanh011.jpg


Có lẽ các trai đẹp gái xinh của Kpop nên chú tâm cải thiện giọng hát của mình để trở thành những thần tượng hoàn hảo

Chất giọng:

  1. Big Mama
  2. Gummy
  3. Lee SeungChul
  4. Kim TaeWoo
  5. Park HyoShin
  6. Yoon MiRae
  7. SG Wannabe
  8. KWill
  9. Kim BumSoo
  10. Shin SeungHoon
Ngoại hình:

  1. SNSD
  2. KARA
  3. Lee Hyori
  4. f(x)
  5. After School
  6. Lee SeungGi
  7. 2NE1
  8. T-ara
  9. 4Minute
  10. Davichi
Độ thân thiện:

  1. Lee SeungGi
  2. Lee Hyori
  3. SNSD
  4. MC Mong
  5. 2AM
  6. KARA
  7. Brown Eyed Girls
  8. Super Junior
  9. Kim TaeWoo
  10. DJ DOC
Độ hút fan trong các chương trình tạp kĩ:

  1. SNSD
  2. Lee Hyori
  3. MC Mong
  4. Lee SeungGi
  5. 2AM
  6. Super Junior
  7. KARA
  8. Brown Eyed Girls
  9. 2PM
  10. Kim TaeWoo
Khả năng biểu diễn:

  1. SNSD
  2. Lee Hyori
  3. 2NE1
  4. Rain
  5. 2PM
  6. Brown Eyed Girls
  7. Big Bang
  8. Dong Bang Shin Ki
  9. Super Junior
  10. KARA
Khả năng tạo trào lưu:

  1. SNSD
  2. f(x)
  3. 2NE1
  4. KARA
  5. 4Minute
  6. Lee Hyori
  7. Brown Eyed Girls
  8. After School
  9. 2AM
  10. T-ara
 

LG-HS102G

Banned
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Có số liệu tổng kết hẳn hoi đấy nhé, không các fan Kpop lại bảo là do "anti-fan" phịa ra :))
 

1110chien

New Member
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

đọc các bài bạn trích có gioingj điệu như kiểu muốn thể hiện gu âm nhạc đỉnh cao của mình mà trịch thường với gu âm nhạc của người khác vậy.nghe không giống khuyên răn để bạn trẻ tốt hơn,mà ghét nhạc hàn nên kêu đừng có nghe nữa.và cứ nói cái giọng bề trên với bọn teen thì còn lâu bọn nó mới nuốt nổi

ca sĩ Kpop hát ko xuất sắc,ko có ý kiến gì.ngoại hình đẹp để thu hút fan cũng chẳng có gì sai cả.bọn trẻ thik thì kệ bọn chúng.bọn chúng thik trong chừng mực là được.mệt quá.
như VN ý,ca sĩ teen Vn thì có ai hát đỉnh cơ chứ
teen phương tây cũng phát cuồng với justin bai bơ đấy.cu cậu ấy được mặt nào?

ôi dào.mệt quá.chán cái thớt này rồi.
go.gif
go.gif
 

LG-HS102G

Banned
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

Hơ hơ, bác mệt với thớt của em thì bác vào làm gì cho nó khổ :)) Em cứ tưởng Hàn Quốc nó trả tiền cho bác vào tham gia thì em còn có lý do không dám ý kiến chứ nhỉ hehe.

Thôi, đùa bác vậy thôi, em tiếp tục nuôi thớt này để góp phần chống "xâm lăng văn hóa" :x Một bài "kinh điển" của bên LSVN:

Làn sóng Hàn Quốc: dành cho giới rẻ tiền thấp kém thị hiếu - Lịch Sử Việt Nam

Làn sóng Hàn Quốc: dành cho giới rẻ tiền thấp kém thị hiếu


Những người có học thức , có trình độ , có bản lĩnh sống và sự chín chắn trong suy nghĩ tất nhiên chả ai thèm "thửong thức" mấy cái thứ rẻ tiền này . Đó là lý do vì sao những ý kiến trong bài sau lại từ những người có trình độ nghệ thuật .

Tin Tuc Online

Nền âm nhạc Hàn Quốc đang “khập khiễng”

Hiện nay, nhiều nhóm hát, ca sĩ của Hàn Quốc đang được giới trẻ châu Á hâm mộ nhờ những nhạc phẩm dễ nhớ và ngoại hình bắt mắt. Tuy nhiên, theo nhà phê bình âm nhạc Lim Jin Mo thì thực tế đó đang tạo nên mối đe dọa cho các nghệ sĩ tài năng thực thụ của xứ kim chi.

Mất cân bằng

Không hề cường điệu chút nào khi nói rằng hiện nay, những bảng xếp hạng nhạc pop Hàn Quốc đang bị các boy band và girl band thống lĩnh. Thành viên của các nhóm hát này đều còn rất trẻ. Xu hướng ấy khiến công chúng ngày càng khó được xem các chương trình chú trọng đến giọng hát của những nghệ sĩ trung niên trên màn ảnh nhỏ, đặc biệt là trong “giờ vàng”.

WonderGirls2.jpg


Nhóm nhạc Wonder Girls

Là một trong những nhà phê bình âm nhạc có ảnh hưởng nhất Hàn Quốc, Lim Jin Mo cho rằng sự mất cân bằng đó trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ làm suy yếu sức cạnh tranh quốc tế của Kpop và hủy hoại sự phát triển nơi các tài năng âm nhạc trẻ. “Nền công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc đang cực kỳ mất cân bằng. Các nhà sản xuất, khách hàng và phương tiện thông tin đại chúng đều phải chịu trách nhiệm đối với hiện thực đó. Các nhà sản xuất chỉ chăm chăm làm những sản phẩm âm nhạc dễ kiếm tiền và khách hàng thì cổ súy cho xu hướng đó. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng vậy”, Lim nói với tờ Korea Times.

Ông cho rằng việc đưa nền âm nhạc Hàn Quốc trở lại cân bằng là một trong những nhiệm vụ cơ bản của các nhà phê bình ở nước này. “Thị hiếu âm nhạc của công chúng thời nay rất đơn giản. Họ không còn tìm kiếm những thông điệp nghiêm túc hay ý nghĩa của các ca khúc như thời những thập niên 1980, 1990. Tôi tin rằng kiểu nghe nhạc hiện nay sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm tới”, Lim nhận định.

TVXQ.jpg


Nhóm nhạc TVXQ

Nhà phê bình 50 tuổi này còn chỉ trích các phương tiện thông tin đại chúng không khách quan trong vấn đề trên: “Đáng lẽ các phương tiện thông tin đại chúng phải đứng ở giữa và tạo ra sự cân bằng. Nhưng họ không làm được điều đó mà ngược lại còn khiến cách nghe nhạc của công chúng bị lệch lạc”. Ông Lim mô tả âm nhạc như “bầu không khí xã hội” để qua đó giúp mọi người chia sẻ tình cảm và tâm tư với nhau. “Nhưng giờ đây nó chỉ đơn thuần là một phương tiện để kiếm tiền”.

“Làn sóng Hàn Quốc”: Con dao hai lưỡi

Các sản phẩm văn hóa của Hàn Quốc, đặc biệt là âm nhạc và phim ảnh, đang gây được tiếng vang lớn ở nước ngoài. Tận dụng sự nổi lên của “Làn sóng Hàn Quốc” (Hallyu), một số ngôi sao K-pop như Rain, BoA hay nhóm hát nữ Wonder Girls thậm chí đã thâm nhập thị trường Mỹ.

Bi-Rain.jpg


Bi Rain

Nhiều người nhìn nhận Hallyu là một thành công lớn, coi đây như phương tiện quảng bá văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài. Nhưng theo Lim, “làn sóng này vẫn chưa giới thiệu được các gương mặt tài năng của nền văn hóa Hàn Quốc”.

Để thâm nhập thị trường Mỹ, Rain và BoA đã trang bị cho mình khả năng nói tiếng Anh trôi chảy cùng nhiều ca khúc tiếng Anh. “Nhưng sẽ hoàn thiện hơn nếu họ trình diễn các ca khúc tiếng Hàn và mang âm hưởng đặc trưng của nước mình”, Lim nói.

boa-6_resize.jpg


BoA

Ông cho rằng “các hãng quản lý mang phong cách liên hiệp” ở Hàn Quốc vô cùng hỗn tạp. Họ đóng vai trò chính trong “hệ thống đào tạo ngôi sao”: chọn lựa những gương mặt trẻ có tiềm năng, đào tạo trong một thời gian và sau đó tung ra thị trường. Các hãng SM Entertainment, JYP và YG Entertainment đã thành công khi tạo nên một số tên tuổi được hâm mộ trong làng K-pop như Rain, Wonder Girls, BoA, Girls’ Generation, TVXQ...

Ông Lim nhận xét: “Hallyu vẫn dựa vào hệ thống đào tạo ngôi sao. Quá trình được hệ thống hóa như vậy đã giúp các hãng Hàn Quốc thiết lập quan hệ làm ăn với những công ty nước ngoài, tuy nhiên chúng ta lại không làm tốt việc giới thiệu các gương mặt tài năng thực thụ ra thế giới”.

Rẻ tiền

Nghệ thuật đâu phải là những video clip gái đẹp trai đẹp hay nhảy nhót công nghệ. Những cái đó thì kiểu như bản cao cấp có đầu tư hơn của dòng nhạc "Chỉ còn mình anh" của Lý Hải :)) Nghệ thuật là một sự đầu tư của thăng hoa cảm xúc , không có tiền bạc nào mua nổi. Còn một giọng ca hay thì phải tập luyện có quá trình , có khi hát ho cả ra máu , trải qua cả chục năm mới đạt đến trình độ có thể đi biểu diễn .

Theo một bậc thầy piano ở Sài Gòn mà trước đây Tèo theo làm đệ tử (dân Chúa đó nghen , chuyên sáng tác "Thánh" ca cho nhà thờ :)) ), trong âm nhạc chuyên nghiệp có 5 cấp bậc .

Cấp 5 : Nhạc công : là những người có khả năng chơi nhạc cụ . Họ chỉ là những người thợ không hơn không kém . Nếu là "ca sĩ" thì đó chỉ là những thợ hát . Thợ cũng có thợ tay nghề cao , thợ tay nghề thấp . Thợ hát loại xịn thì đưa cho một bản xướng âm là biết hát thành giai điệu , đã vậy việc giữ hơi , luyến láy biểu cảm ... lại là cả một quá trình gian khổ hòa mình vào âm nhạc để truyền cảm xúc đến khán giả .

Nhạc công lừng lẫy đỉnh cao của Việt Nam có thể kể như Đặng Thái Sơn , Bùi Công Duy ... những người đã dành các thứ hạng cao trên diễn đàn âm nhạc thế giới (chơi nhạc cụ).

Không nói phét chứ giọng ca của đám thợ hát của Hàn Quốc thì chỉ vào loại hơn dân karaoke một tí thôi .

Cấp 4: Nhạc sĩ : là người có khả năng cao hơn , có thể sáng tác ra những giai điệu và ráp ca từ để truyền tải những cảm xúc đến nhân tình thế thái. Nhạc sĩ sáng tác được nhạc hay không phải cứ ra một giai điệu là đủ mà còn phải biết hướng người nghe đến những cảm xúc đẹp , lắng sâu vào ký ức . Đó là lý do vì sao nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nổi tiếng và bất hủ đến thế trong khi nhiều nhạc sĩ khác dù sáng tác giai điệu và ca từ rất hay nhưng cũng chỉ xêp sau ông. Cũng có người xếp ông vào hàng "nhạv vương" (cấp độ 2 , xem tiếp đoạn sau) vì nhạc của ông là một dòng nhạc riêng có những ca từ đặc trưng lạ thường .

Nhạc sĩ kiêm nhạc công ở Việt Nam mình không nhiều . Nếu có trong dòng nhạc trẻ thì ban nhạc Bức Tường có thể là đáng kể , nhưng tất nhiên các cậu ấy vẫn chì là hàng "con nít con nôi" nghiệp dư mà thôi .

Cấp 3 : Nhạc sư : là người còn có trình độ cao hơn nữa , không chỉ ngẫu hứng mà thấu hiểu âm nhạc , âm luật . Họ là những người có khả năng truyền dạy cả một trường phái âm nhạc cho thế hệ sau . Những người này có thể không thiên về sáng tác , nhưng ảnh hưởng của họ rất lớn . Đồng thời họ là những bậc thầy trong cảm thụ và phê bình âm nhạc .

Giới nhạc sư và cao hơn nhạc sư thì dân thường đã bắt đầu ít biết rồi . Phải dân trong nghề mới biết .

Cấp 2 : Nhạc vương : là người có khả năng sáng tạo hẳn ra một trường phái âm nhạc hoặc đi đầu trong việc khai phá mở đường một trường phái âm nhạc nào đó . Beatles , Elvis Presley tuy không phải là người sáng tạo rock n' roll nhưng là những bậc mở đường đưa trường phái nhạc này lên đỉnh cao , họ đi vào lịch sử âm nhạc nên có thể coi là nhạc vương . Bee Gees , ABBA cũng có thể xem là nhạc vương của dòng nhạc Pop vì những sáng tác của họ ghi đậm dấu ấn của dòng nhạc nhẹ Pop thập niên 70-80 . Micheal Jackson là người khai mở dòng nhạc biểu diễn kỹ thuật , đồng thời vừa là nhạc sĩ vừa là ca sĩ , cũng được xem là nhạc vương . Modern Talking , Boney M gắn liền tên tuổi với Disco 80' , cũng có thể xem đó là nhạc vương .

Trong nhạc cổ điển thì Traicopski truyền thổi cảm xúc về đất nước , con người , về hòa bình , chiến tranh . Đó là một dòng nhạc thăng hoa của nhân loại . Ông được xem là nhạc vương của dòng nhạc Traicopski là vậy . Nhạc vương Chopin cũng nổi tiếng là người thăng hoa cùng những bản nhạc cổ điện êm mượt như ru con người vào thế giới khác, nhạc của ông có một sắc thái rất riêng , một trường phái được gọi là Chopin .

Cấp 1 : Nhạc Đế : cấp cao nhất : là những người không ai còn có thể vượt qua nổi nữa, họ vừa là thiên tài, vừa là những bức tường khổng lồ dường như cả nghìn năm mới xuất hiện , vừa tạo dấu ấn riêng , vừa khai phá dòng nhạc mới , vừa xuất thần những sáng tác bất hủ , tinh thông tuyệt luân các ngón nghề kỹ nhạc ... Dân nhạc cùng công nhận với nhau Trái Đất này có 2 Nhạc Đế , có thể cử ra thi đấu với các hành tinh khác cũng biết thưởng thức âm nhạc . Đó là Beethoven và Mozart .

Thấp Kém

Thưởng thức âm nhạc là thế , là nghệ thuật tinh tế không phải ai cũng có cảm thụ được hết cái hay của nhạc đỉnh cao . Thị hiếu rẻ tiền tức là nghe nhạc mà không biết cảm nhạc , hay dở thượng vàng hạ cám đều tuốt luốt như nhau dành cho đám thất học cùng bọn trẻ con ngồi trong quán cà phê lim dim mắt ra vẻ ta đây sành điệu . Lợi dụng thị hiếu rẻ tiền , các công ty làm tiền trên danh nghĩa nghệ thuật như đám nhạc trẻ K-Pop hay thổ tả rẻ tiền hơn nữa là V-Pop , đã làm đủ các thủ thuật lăng xê gái đẹp trai đẹp , sản xuất mì ăn liền , lợi dụng kỹ thuật nhạc điện tử và kỹ thuật dựng phim vi tính để bán hàng .

Như thế là thấp kém về lương tâm nghệ thuật . Còn cái đám khán giả vô tay khen hay đó tất nhiên là thấp kém về thưởng thức .

Như đã nói , thưởng thức âm nhạc rất tinh tế và ý nghĩa , thế mà nó lợi dụng gái khoe ngực khoe mông , uốn éo hẩy ngực hẩy chỗ kín , nhảy nhót khêu gợi ... thì là sự tầm thường hóa các "tác phẩm" để câu khách thấp kém . Nó còn góp phần phá hoại văn hóa và giáo dục xã hội .

Loại này không chỉ thấp kém mà còn thô bỉ . Trẻ con cứ thờ tụng đám thô bỉ này nhiêu thì cũng thô bỉ thế thôi .

Thiếu hiểu biết

Từ hai phân tích trên , ta thấy chỉ có những kẻ thiếu hiểu biết mới nuốt nổi những gì rẻ tiền và thấp kém .

Sự thiếu hiểu biết này thật tai hại nếu nó lại khoác lên một cái nhãn bịp bợm : sành điệu .

Người ta thiếu hiểu biết thì tự biết mình cần trau dồi thay đổi để theo kịp sự tinh tế của người có kiến thức . Đằng này đã dốt lại còn cổ vũ lẫn nhau xem đó là sành điệu , rút cục dốt hoàn dốt , ngu hoàn ngu . Một xã hội sản sinh ra cả thế hệ đầu óc rỗng tuếch. Thợ hát Hàn Quốc vừa bước xuống sân bay Việt Nam chắc thế nào cũng cái mồm bô bô "tho ườ tho uờ" (nóng quá nóng quá) thì mồ hôi nhẽ nhại , mùi kim chi pha lẫn mùi hôi nách và nước hoa nồng nặc còn vương lại cho đám đầu óc rỗng tuếch chạy theo sau hít lấy hít để mà khóc lóc . Thế chẳng phải thiếu hiểu biết thì còn là gì !? Thiếu hiểu biết , ấy là nói còn nhẹ lắm ru !

IMG3422.jpg



Ai có thể phủ nhận được điểm nào nói trên bằng lý luận chặt chẽ của một cái đầu chứa bộ óc có suy nghĩ , xin giơ tay ! ;))
 

1110chien

New Member
Ðề: Những ngộ nhận và ngụy biện về "làn sóng Hàn Quốc"

mình không định vào comment nữa.nhưng bạn đã post lên bài mình mà mình thấy ngứa tai với nó nhất

mình rất ghét kiểu gọi nghệ sĩ là thợ hát thợ diễn,và hình như chỉ có mỗi ở forum đó là gọi như vậy

Thưởng thức âm nhạc là thế , là nghệ thuật tinh tế không phải ai cũng có cảm thụ được hết cái hay của nhạc đỉnh cao . Thị hiếu rẻ tiền tức là nghe nhạc mà không biết cảm nhạc , hay dở thượng vàng hạ cám đều tuốt luốt như nhau dành cho đám thất học cùng bọn trẻ con ngồi trong quán cà phê lim dim mắt ra vẻ ta đây sành điệu . Lợi dụng thị hiếu rẻ tiền , các công ty làm tiền trên danh nghĩa nghệ thuật như đám nhạc trẻ K-Pop hay thổ tả rẻ tiền hơn nữa là V-Pop , đã làm đủ các thủ thuật lăng xê gái đẹp trai đẹp , sản xuất mì ăn liền , lợi dụng kỹ thuật nhạc điện tử và kỹ thuật dựng phim vi tính để bán hàng .

Như thế là thấp kém về lương tâm nghệ thuật . Còn cái đám khán giả vô tay khen hay đó tất nhiên là thấp kém về thưởng thức .

Như đã nói , thưởng thức âm nhạc rất tinh tế và ý nghĩa , thế mà nó lợi dụng gái khoe ngực khoe mông , uốn éo hẩy ngực hẩy chỗ kín , nhảy nhót khêu gợi ... thì là sự tầm thường hóa các "tác phẩm" để câu khách thấp kém . Nó còn góp phần phá hoại văn hóa và giáo dục xã hội .

Loại này không chỉ thấp kém mà còn thô bỉ . Trẻ con cứ thờ tụng đám thô bỉ này nhiêu thì cũng thô bỉ thế thôi .

cả bài cứ luôn mồm tuôn ra những từ coi khinh người nghe nhạc.liên tục dìm hàng,phóng đại sự thật.
''gái khoe ngực khoe mông , uốn éo hẩy ngực hẩy chỗ kín(diễn đạt nghe tởm quá đi) , nhảy nhót khêu gợi''
.mình ít nghe nhạc,thích xem fim hơn,nhưng thỉnh thoảng cũng down mấy MV nhạc hàn về xem.thấy họ khoe lợi thế ngoại hình,chứ chả có gì mà như lời tác giả nói cả,nói chung đỡ sốc hơn US UK.hay bạn nào tìm hộ mình cái MV nào như thế để mình mở rộng tầm mắt với

nghe nhạc là để giải trí thì có gì sai?bạn nghĩ bọn trẻ bây giờ có mấy đứa biết thưởng nhạc với cảm nhạc chứ?cần có trình độ,cần thời gian,cần tìm hiểu,và có tai nghe tốt...và ai dám nói hồi mình còn trẻ làm được như thế nào?
bạn nghe thứ âm nhạc đỉnh cao của bạn thì kệ bạn.coi khinh gu nghe nhạc của người khác là 1 hành động thấp hèn và ngu dốt.cũng như xem fim,người thik xem fim hành động,người thik xem fim nghệ thuật...ai dám coi khinh những người thik xem fim hành động???
mớ lí lẽ đấy đem khoe kiến thức với nhau rồi cười hỉ hả thôi,chứ chả có giá trị gì

và theo tiêu chuẩn của người viết bài thì âm nhạc pop việt,cũng như thế giới do người trẻ hát đều đáng coi khinh hết
người trẻ muốn nghe nhạc sôi nổi,có cả phần nghe và phần nhìn.phần nhìn thì nhảy nhót + ngoại hình đẹp.phần âm thì hay hay + nhộn nhộn.mỗi lứa tuổi có 1 gu âm nhạc.không quá kì quái hay lố bịch là được
hay phải bắt bọn trẻ nghe nhạc ko lời,với piano thì mới được?

và Kpop họ hoạt động nghệ thuật khá nghiêm túc,mình thấy ít scandal khoe ngực khoe đùi,phát ngôn sốc như ở VN.mà bạn nghe mấy ca khúc của HKT hay đông đông gì chưa.thật kinh khủng

Người ta thiếu hiểu biết thì tự biết mình cần trau dồi thay đổi để theo kịp sự tinh tế của người có kiến thức . Đằng này đã dốt lại còn cổ vũ lẫn nhau xem đó là sành điệu , rút cục dốt hoàn dốt , ngu hoàn ngu . Một xã hội sản sinh ra cả thế hệ đầu óc rỗng tuếch. Thợ hát Hàn Quốc vừa bước xuống sân bay Việt Nam chắc thế nào cũng cái mồm bô bô "tho ườ tho uờ" (nóng quá nóng quá) thì mồ hôi nhẽ nhại , mùi kim chi pha lẫn mùi hôi nách và nước hoa nồng nặc còn vương lại cho đám đầu óc rỗng tuếch chạy theo sau hít lấy hít để mà khóc lóc . Thế chẳng phải thiếu hiểu biết thì còn là gì !? Thiếu hiểu biết , ấy là nói còn nhẹ lắm ru !

giọng văn châm biếm này Hồ Anh Thái còn phải gọi bằng cụ.đanh đá gớm
có hành động xuống máy bay mà và fan ra đón. cũng bôi bác cho được.không rõ mũi của người viết bài là mũi loài gì mà thính thế.haiz.
thích nhạc gì thì nghe nhạc đó.mình thấy người thik nhạc hàn chả ai tỏ ra mình hơn người khác vì sành điệu

nói chung nên nhìn trung lập.nhạc hàn không phải đỉnh cao.nhưng nghe giải trí cũng tốt.mình thấy đơn giản vậy thôi
 
Bên trên