The Hobbit (I) – An HFR Imax digital experience – Kỳ quan thị giác thượng đẳng!

kurozu

New Member
Ðề: The Hobbit (I) – An HFR Imax digital experience – Kỳ quan thị giác thượng đẳng!

bộ phim 3d tuyệt nhất trong năm mình từng xem
 

mofgarden

Member
Re: Ðề: The Hobbit (I) – An HFR Imax digital experience – Kỳ quan thị giác thượng đẳng!

Công nghệ 48FS: Đúng là 30p đầu phim MOnk cảm thấy hơi kỳ kỳ vì phim giống như bị tua nhanh một tí, nhân vật hành động nhanh hơn bình thường, gần giống cảm giác như xem phim Charlie Chaplin trắng đen hồi xưa, nên thấy hành động nhân vật vội vội vàng vàng như phim hài.

Không biết bác thế nào chứ công nghệ 48h/s là nhằm để hình ảnh chuyển động mượt mà hơn, hồi xưa thời của Chaplin thì công nghệ quay phim chắc có lẽ ở khoảng 12h/s nên hình ảnh mới bị giật, chuyển động nhanh, còn giờ là 48h/s thì phải ngon hơn và mượt hơn chứ bác.

Công nghệ ATMOS: Lời khuyên của Monk là nếu xem phim ở rạp ATMOS hãy đi sớm, để được xem đoạn trailer ngắn đầu phim của công nghệ này, tận hưởng ưu điểm vượt trội của nó.

Suất chiếu của em ở Megastar lại không có cái trailer này mới đau. Công nhận Atmos chỉ nhận thấy rõ nhất khi cảnh phim cả đoàn vào hàng động, nghe rõ tiếng ruồi nhăngk vo ve trên đầu, còn lại các cảnh khác thì nhạt nhòa quá, chả khác gì 7.1.
Phụ đề: Sau phần giới thiệu câu chuyện ở đầu phim, khán giả sẽ nhanh chóng nhận ra cái tựa tiếng Việt Hành Trình Vô Định là sai hoàn toàn về nghĩa của Unexpected. Vì cái tựa Unexpected Journey nó ám chỉ cái ý nghĩa HÀNH TRÌNH NGOÀI Ý MUỐN hay CUỘC PHIÊU LƯU TỪ TRÊN TRỜI RƠI XUỐNG, chứ không phải một Hành trình đi về nơi Vô Định, không mục đích, có mục đích rõ ràng ấy chứ.
Bác đừng dịch là Hành trình đi về nơi vô định. Thật ra tựa phim nếu hiểu đầy đủ là Hành trình không định trước. Định ở đây là định trước chứ không phải là vô định. Nên theo em ngườ dịch đã dịch chuẩn xác tên phim.

Phim này đúng là có màn hình 65 inch full hd ở nhà cũng ko bằng ra rạp xem các bác ạ.

Không phải chỉ phim này mà với tất cả các phim, màn hình ở nhà không thể nào so được với rạp chiếu phim bác ạ. Vậy nên các home theatre chỉ có thể gọi là cố gắng tái tạo gần với rạp chiếu phim nhất, còn muốn thưởng thức điện ảnh đúng nghĩa thì vẫn phải ra rạp bác ạ.
 

MONK_da

Film critic
Dù bài báo dưới đây chỉ đề cập đến chuyện dịch sách Chúa Nhẫn vừa được NXB Nhã Nam phát hành, nhưng nhân vụ bản dịch phim Hobbit mới đây cũng gây tranh cãi khi người dịch phim dịch các tên riêng trong phim ra, và nhiều người cũng cho rằng không phù hợp (mà theo Monk đọc thì hình như người dịch phim cũng lấy lại các tên riêng được dịch bởi Nhã Nam), nên Monk post bài báo này để mọi người biết thêm 1 quan điểm của phía dịch thuật khi dịch các tên riêng trong nguyên tác.

Vụ này nói chung là ầm ĩ trên khắp các forum với các fan của bộ truyện và NXB Nhã Nam dẫn đến việc NXB phải hứa là sẽ tổ chức buổi tọa đàm với độc giả để dàn xếp sự chỉ trích này.

Monk chỉ không biết với Hobbit phần 2 và 3 sẽ chiếu cuối năm nay và năm sau, thì liệu người dịch của Megastar có còn dám dịch tên riêng trong phim nữa không? Vì với sức ép từ fan thì không khéo bạn Mega phải tổ chức 1 buổi để giải thích vụ này như Nhã Nam thì khổ.

Tranh cãi cách dịch "Chúa nhẫn"

Thứ Năm, 31/01/2013 12:57

Nguồn: (Thethaovanhoa.vn) - Quyển 1 mang tên Đoàn hộ nhẫn của tập truyện nổi tiếng Chúa tể những chiếc nhẫn của tác giả J. R. R. Tolkien vừa ra mắt độc giả Việt Nam. Bên cạnh sự thích thú, phần biên dịch cuốn sách đã vấp phải những phản ứng trái chiều từ phía độc giả trẻ. Mấu chốt của vấn đề là: dịch tên riêng địa danh, nhân vật trong truyện hay để nguyên tên không dịch?

Để làm rõ vấn đề này, TT&VH có đi tìm hiểu và có cuộc trao đổi với đại diện nhóm dịch giả đã biên dịch bộ truyện.

1. Serie phim Chúa tể những chiếc nhẫn trước đây đã được rất nhiều người Việt yêu thích. Và nhiều người đã là fan của câu chuyện về nhóm người Hobbit này trước khi bộ truyện ra mắt ở Việt Nam. Cũng bởi thế, khi Nhã Nam ra mắt tập 1 của Chúa tể những chiếc nhẫn, độc giả đến chật kín.

"Điều khó khăn nhất đối với việc dịch bộ truyện này: đây là một tác phẩm lớn của nền văn học thế giới. Tầm vóc của tác phẩm và sự kỳ vọng của độc giả là sức ép không hề nhỏ đối với dịch giả" - dịch giả Đặng Trần Việt chia sẻ.

Quả vậy, ngay trong buổi ra mắt sách, độc giả của bộ truyện đã bất ngờ với những cái tên xa lạ: Bao Gai, Thun Đáy Khe, Hươu Bia Rum, Bõ Già, Hai Chân, Mỏ Cộ, Lộn Bao, Chặt Nịt Quần, Sắc Vải - Bao Gai, Đại Cồ, Bì Bợt, Mỏ Cộ, Chằm Lớn, Mỹ Nhi, Dãy Lộn Bao Bao Gai, Ấp Tuck, Ấp Hươu Sắc Vải Bao Gai trong cuốn sách.

Trong lễ ra mắt sách, một độc giả nam đã đứng lên chất vấn NXB về việc dịch tên. Lúc đó, đại diện Nhã Nam có trao đổi lại đồng thời cũng hẹn sau Tết Nguyên đán sẽ tổ chức một buổi tọa đàm quanh vấn đề này.

Nhưng sau đó, trên các trang diễn đàn mạng, những ý kiến trái chiều vẫn không dứt.

651008c0857bebimg.jpg

2.
Trao đổi với TT&VH, dịch giả Thu Yến, thành viên của nhóm dịch giả bộ truyện cho hay: “Hệ thống tên riêng trongChúa tể những chiếc nhẫn lên đến con số nhiều nghìn, trong đó có chừng 900 cái tên sử dụng tiếng Anh, còn lại là các thứ tiếng do Tolkien tự sáng tạo ra như Quenya, Sindarin, Khuzdul…

Vì cuốn Chúa tể những chiếc nhẫn cũng được coi là bản dịch do Tolkien thực hiện từ văn bản cổ do Bilbo, Frodo và Sam soạn, nên tiếng Anh được Tolkien sử dụng để dịch tất cả những tên tuổi bằng Tây ngữ (ngôn ngữ chung). Ví dụ, Imladris trong tiếng Tiên, dịch sang Tây ngữ là Karningul. Tolkien đã “dịch” chữ Karningul này thành “Rivendell”. Ngay cái tên của nhân vật chính, Bilbo Baggins và Frodo Baggins, cũng là dịch từ tên Tây ngữ, Bilba Labingi và Maura Labingi”.
Cũng theo chia sẻ của dịch giả Thu Yến, Tolkien đã viết tài liệu Chỉ dẫn tên riêng trong Chúa tể những chiếc nhẫndành cho người dịch, hướng dẫn cụ thể về từng trường hợp cần dịch, theo nguyên tắc: tất cả những gì không phải tiếng Anh trong nguyên bản, thì giữ nguyên; tất cả những gì là tiếng Anh trong nguyên bản, phải dịch ra.
Vì đó cũng là những tên Tolkien đã dịch từ Tây ngữ. Ông cũng nhấn mạnh sắc thái của những cái tên: cái thì hài hước gây cười, cái thì mang phong vị thi ca hay cổ xưa.

"Các độc giả đã quen tên tiếng Anh, khi thấy những tên đó trong một dáng vẻ mới tất nhiên sẽ bỡ ngỡ. Nhưng chúng tôi nghĩ không phải độc giả nào đã đọc sách cũng biết “Rivendell” nghĩa là “thung lũng nằm trong khe núi” (trong bản dịch là Thung Đáy Khe), hay Baggins là một cái tên quê kệch so với người bà con Sackville sang trọng hơn, tuy cả hai cùng là “túi” (bag/sack) (trong bản dịch là Bao Gai/ Sắc Vải)"- dịch giả Thu Yến cho biết thêm.

3. Nhóm dịch giả cũng cho hay, bộ sách Chúa tể những chiếc nhẫn được dịch và biên tập từ bản The Lord Of The Rings bìa mềm in ba tập, do HarperCollins phát hành năm 2002. Và ngôn ngữ nguồn của nhóm dịch giả là tiếng Anh. "Nếu đối chiếu được với các bản dịch khác thì rất tốt, nhưng những người dịch và biên tập viên chính của cuốn sách là “dân” tiếng Anh, nên việc đó cũng hạn chế.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng theo dõi các tạp chí chuyên đề nghiên cứu về dịch thuật Tolkien, các website của cộng đồng hâm mộ Tolkien cùng các diễn đàn dịch thuật khác để biết những người “cùng cảnh ngộ” với mình đã tiếp cận các vấn đề mình gặp như thế nào, xử lý ra sao, chỗ nào xử lý rất thông minh, chỗ nào buộc phải dừng lại hoặc chọn một đáp án tạm thời chưa hoàn hảo…" - dịch giả Thu Yến cho biết.

Khi được hỏi về sự liên hệ mang tính "ăn theo" trong việc dịch tên thuật ngữ riêng của bộ truyện "Chúa nhẫn" với bản dịch Harry Potter rất thành công của dịch giả Lý Lan trước đó, dịch giả Thu Yến trả lời: “Thực tế, tất cả những người dịch tác phẩm thuộc các thể loại fantasy, khoa học viễn tưởng, xã hội viễn tưởng đều phải đối mặt với vấn đề chuyển ngữ với rất nhiều từ ngữ tác giả sáng tạo ra. Đây là vấn đề không chỉ với Harry Potter, Chúa tể những chiếc nhẫn mà là của cả Đấu trường sinh tử, Doaremon… Chúa tể những chiếc nhẫn hơi khác ở chỗ vấn đề đặt ra với tên địa danh, nhân vật chứ không phải phép thuật, chiêu thức, máy móc…”.

Dịch giả này cũng lý giải: "Có thể có nhiều độc giả chưa thích cách xử lý đó vì những ấn tượng lâu bền từ phim, hay cảm nhận cá nhân của họ về âm vang của những từ đó trong bản gốc tiếng Anh. Nhưng theo chúng tôi, vấn đề ở đây chỉ là thói quen tiếp nhận. Tôi cũng phải nói, có rất nhiều từ Tolkien sáng tạo ra bằng cách chơi chữ, ghép chữ, tạo thành những từ mà với người nói tiếng Anh cũng thực sự kỳ dị, lạ tai - tại sao lại đòi hỏi chúng phải đẹp, phải mượt, phải xuôi tai trong tiếng Việt?".

4. Còn về những dư luận cho rằng cuốn sách "dịch sai", "dịch ẩu", đại diện nhóm dịch giả chia sẻ: Dịch sai hay không cần phải có sự phân tích, đối chiếu và phản biện. Tuy nhiên, chắc chắn một điều là không hề có chuyện dịch ẩu...
"Tất nhiên, độc giả là người duy nhất có quyền quyết định cho bản thân mình xem cuốn sách có xứng đáng bỏ tiền ra mua hay không…"- dịch giả Thu Yến cho biết.

Phạm Mỹ
Thể thao & Văn hóa
 

MONK_da

Film critic
Hôm qua là bài báo thanh minh thanh nga của đội dịch bộ truyện Lord of the Ring của Nhã Nam, hôm nay báo TTVH làm tiếp 1 bài nghiên cứu về chuyện tác giả bộ sách là Tolkien, phản ứng trước việc một số dịch giả đã dịch tên riêng trong tác phẩm của ông ra tiếng bản ngữ, đồng thời giải thích cho việc xuất hiện bản "hướng dẫn của tác giả" mà ông biên soạn riêng cho bộ sách của mình.

Do đó, Monk post tiếp bài thứ 2 này xem như là phản ứng của 1 tác giả về chuyện dịch tên riêng để chúng ta, là khán giả, độc giả cũng được nghe ý kiến 2 chiều, 1 của dịch giả, 1 của tác giả để có cái nhìn đánh giá tốt hơn về câu chuyện dịch thuật gây tranh cãi này.

Với những ai từng dịch phim nước ngoài thì sẽ biết cái "hướng dẫn" này không quá xa lạ. Hầu như 95% kịch bản phim của các hãng gửi cho đối tác VN khi bán bản quyền phim, đều có phần chú thích ngay bên dưới mỗi câu thoại về các từ, hoặc câu mà có ý nghĩa đặc biệt để người dịch hiểu và chuyển ngữ cho phù hợp, chứ không dịch word by word một cách máy móc, khó hiểu.

Nhân đây Monk cũng phải khen báo TTVH này vì có nhiều tìm tòi và bài viết hay về các vấn đề trong nghệ thuật như bình phim, giới thiệu các xu hướng điện ảnh, các chiêu trong kịch bản... Thay vì chỉ đăng toàn những bài lộ hàng như các báo lá cải. Chỉ có 1 cái khuyết điểm của báo này là khi review phim, kịch là luôn có spoil tè le nội dung và kết thúc.

Khó như dịch “Chúa nhẫn”

Thứ Sáu, 01/02/2013 07:30

Nguồn: (Thethaovanhoa.vn) - Loạt truyện Chúa tể những chiếc nhẫn lừng danh của tác giả J. R. R. Tolkien vừa ra mắt độc giả Việt Nam đã gây tranh cãi vì hoạt động biên dịch. Thế nhưng trên thế giới, tranh cãi quanh việc dịch truyện của Tolkien là điều không có gì mới mẻ và thậm chí chính tác giả đã tham gia vào hoạt động tranh cãi, trước khi viết sách hướng dẫn dịch truyện, vì không hài lòng với một số bản dịch.

Theo Từ điển bách khoa mở trực tuyến Wikipedia, truyện Chúa tể những chiếc nhẫn (Lord of the Rings) của J. R. R. Tolkien xuất hiện trong năm 1954-1955 với bản gốc là tiếng Anh.

Khác từ tựa truyện

Kể từ đó truyện đã được dịch ra hàng chục thứ tiếng. Tolkien, một chuyên gia ngữ văn Đức, đã xem xét các bản dịch được thực hiện khi ông còn sống và đã có những bình luận về cả sản phẩm dịch lẫn truyện của ông. Để hỗ trợ các dịch giả và bởi Tolkien đã không hài lòng với một số lựa chọn do các dịch giả thời kỳ đầu như Ake Ohlmarks tiến hành, Tolkien đã viết Hướng dẫn về những cái tên trong The Lord of the Rings (1967).

Các bản dịch The Lord of the Rings đầu tiên đã xuất hiện dưới tiếng Hà Lan (1956-1957, do Max Schuchart thực hiện) và Thụy Điển (1959–1960, Ake Ohlmarks). Cả hai cuốn sách này đều đã có những lối dịch khá phóng túng so với bản gốc.

chuanhan.jpg
The Lord of the Rings – tác phẩm rất khó dịch

Sự khác biệt (nếu không muốn nói là sai lệch) trong cách dịch đã thể hiện ngay từ tên sách. Bản dịch của Max Schuchart có tựa In de Ban van de Ring (Dưới bùa phép của chiếc nhẫn)Ohlmarks là Härskarringen (Chiếc nhẫn thống trị).

Phần lớn các bản dịch về sau, bắt đầu bằng phiên bản tiếng Ba Lan Władca Pierścieni ra mắt năm 1961, đã dịch nguyên gốc tên sách. Nhưng vẫn có những phiên bản dịch tự do xuất hiện về sau này. Ví dụ như Nhật Bản có một bản dịch mang tựa Truyền thuyết về chiếc nhẫn, dịch giả Taru Sormusten Herrasta của Phần Lan lại đặt tựa là Huyền thoại Chúa tể những chiếc nhẫn. Phiên bản dịch đầu tiên của Na Uy về bộ truyện mang tên Krigen om ringen (Cuộc chiến của chiếc nhẫn). Gần đây nhất, bộ truyện đã được dịch sang tiếng Hà Lan với tựa đề Master fan Alle Ringen (Ông chủ của mọi chiếc nhẫn).

Nổi nóng vì bản dịch
Khi còn sống, Tolkien đã có những phản đối mạnh mẽ các bản dịch đầu tiên của truyện ra tiếng Hà Lan và Thụy Điển. Ông đặc biệt không ưa việc người ta dịch những cái tên trong chuyện. Nhưng sau quá trình biên thư qua lại khá dài, Tolkien vẫn không thành công trong việc thuyết phục Schuchart và Ohlmarks chỉnh sửa theo ý mình.

Liên quan tới bản dịch tiếng Hà Lan, ông đã viết: "Về mặt nguyên tắc, tôi phản đối mạnh mẽ nhất có thể việc “chuyển ngữ” hệ thống tên trong truyện (ngay cả khi nó được thực hiện bởi một người giỏi). Tôi tự hỏi vì sao một dịch giả lại nghĩ rằng bản thân có quyền được làm những điều như thế. Đây là một thế giới tưởng tượng và anh ta không có quyền thay đổi lại nó theo sở thích của mình, dù rằng trong vài tháng anh ta có thể tạo nên một cấu trúc chặt chẽ mạch lạc vốn khiến tôi mất nhiều năm để xây dựng nên...”

Thực tế, chỉ có vài nhân vật trong phiên bản truyện Hà Lan được dịch trên để không gây khó khăn cho những người đọc không biết tiếng Anh. Cho tới năm 2008, bản dịch của Schuchart vẫn là bản chính thức ở Hà Lan.

Về phần bản dịch của Ohlmarks, nó đã tồn tại cho tới tận năm 2005, khi được thay thế bởi một bản dịch mới do Erik Andersson thực hiện với phần thơ do Lotta Olsson đảm nhận.

Tolkien.jpg
Là nhà văn kiêm nhà ngôn ngữ học, Tolkien rất khắt khe với việc sử dụng ngôn ngữ, kể cả trong các cuốn truyện dịch tác phẩm của ông

Hướng dẫn của tác giả

Những trải nghiệm không hay với hai phiên bản dịch đầu tiên đã khiến Tolkien viết Hướng dẫn về những cái tên trong “The Lord of the Rings” vào năm 1967, để giúp các dịch giả hiểu thêm về hệ thống tên trong truyện.
Ông còn viết rằng "khi bị bế tắc trong hoạt động dịch thuật, các dịch giả nên liên hệ với ông để được tư vấn".
Trong hướng dẫn, Tolkien có liệt kê ra một danh sách các tên riêng và địa điểm mà dịch giả có thể chuyển ngữ cho phù hợp với ngôn ngữ dịch. Nhưng ông cũng nói rằng mọi cái tên không có trong danh sách phải được để nguyên, không thay đổi dưới bất kỳ ngôn ngữ dịch nào.

“Cho phép tôi nói chỉ một lần thôi, rằng tôi sẽ không tha thứ cho bất kỳ hành động sửa chữa tương tự nào với hệ thống tên riêng này" (đe dọa của Tolkien, tác giả “Chúa nhẫn”)


Những cái tên dưới dạng tiếng Anh như Dead Marshes, được ông đề nghị dịch thẳng sang ngôn ngữ mới, trong khi những cái tên sử dụng tiếng Elvish phải để nguyên. Elvish là ngôn ngữ do Tolkien sáng tạo ra và được các bộ tộc Elf trong truyện của ông sử dụng. Là nhà ngôn ngữ học, Tolkien đã dành nhiều thời gian xây dựng tiếng Elvish và ông từng nói rằng các câu chuyện của ông đã sinh ra từ thứ ngôn ngữ này.

Bản danh sách của Tolkien cũng có những gợi ý về nghĩa của các từ "cổ, lỗi thời hoặc thổ ngữ trong ngôn ngữ vùng Scandinavi và tiếng Đức".

Sau khi hướng dẫn này ra đời, đã có 2 bản dịch ra tiếng Đan Mạch và tiếng Đức được hưởng lợi từ các gợi ý của ông. Cả hai bộ sách dịch này đều đã được xuất bản trước khi Tolkien qua đời vào năm 1973. Kể từ đó tới nay, vô số các bản dịch mới dưới nhiều ngôn ngữ đã liên tục xuất hiện và chắc chắn hướng dẫn của Tolkien đã đóng vai trò kim chỉ nam, giúp các bản dịch này trở nên hoàn thiện hơn.
Tường Linh (Tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa

 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: The Hobbit (I) – An HFR Imax digital experience – Kỳ quan thị giác thượng đẳng!

Mặc dù rất trân trọng thiện ý của nhóm dịch giả đã dày công nghiên cứu cho từng cái tên, đặc biệt có những từ dịch rất tinh tế (ví dụ như Bao Gai và Sắc Vải cho hai từ bag và sack);

Tuy nhiên Daniel ủng hộ quan điểm của tác giả là giữ nguyên không dịch các tên riêng này; thậm chí Daniel còn cực đoan hơn ở chỗ là đề nghị giữ nguyên toàn bộ tên các nhân vật;

Thay vào đó, một cách dung hòa, nhóm dịch giả nên có một bản phụ chú để giải thích ngụ ý của tác giả cho ngữ nghĩa của từng tên riêng, kèm theo tên nhân vật được đề xuất tương ứng trong tiếng Việt. Nếu có phiên bản ebook, nên có hai phiên bản để đáp ứng sở thích của người đọc, một bản giữ nguyên và một bản dịch tên riêng.

Mặc dù vậy trong một liên hệ đến bản dịch của Harry Potter, việc nhà văn Lý Lan dịch horcrux thành Trường Sinh Linh Giá là một đóng góp Việt hóa cực kỳ xuất sắc!

---------- Post added 02-02-2013 at 02:03:30 AM ----------

Mặc dù rất trân trọng thiện ý của nhóm dịch giả đã dày công nghiên cứu cho từng cái tên, đặc biệt có những từ dịch rất tinh tế (ví dụ như Bao Gai và Sắc Vải cho hai từ bag và sack);

Tuy nhiên Daniel ủng hộ quan điểm của tác giả là giữ nguyên không dịch các tên riêng này; thậm chí Daniel còn cực đoan hơn ở chỗ là đề nghị giữ nguyên toàn bộ tên các nhân vật;

Thay vào đó, một cách dung hòa, nhóm dịch giả nên có một bản phụ chú để giải thích ngụ ý của tác giả cho ngữ nghĩa của từng tên riêng, kèm theo tên nhân vật được đề xuất tương ứng trong tiếng Việt. Nếu có phiên bản ebook, nên có hai phiên bản để đáp ứng sở thích của người đọc, một bản giữ nguyên và một bản dịch tên riêng.

Mặc dù vậy trong một liên hệ đến bản dịch của Harry Potter, việc nhà văn Lý Lan dịch horcrux thành Trường Sinh Linh Giá là một đóng góp Việt hóa cực kỳ xuất sắc!
 

author

New Member
để mà thuộc tên nhân vật và nhớ mặt trong film này thì cũng hơi mệt đây
 

isheep2013

New Member
phim này xem rồi , cũng hay âm thanh hình ảnh đều tuyệt vời ,đáng đồng tiền bát gạo , đc trải niệm luôn hệ thống âm thanh mới tuyệt ^ ^
 

BreakFast

New Member
Ðề: The Hobbit (I) – An HFR Imax digital experience – Kỳ quan thị giác thượng đẳng!

e thấy phim này hay hơn TLOTR
 

tmk21

Member
Ðề: The Hobbit (I) – An HFR Imax digital experience – Kỳ quan thị giác thượng đẳng!

phim này lạ là ko có bản remux 48fps, nếu là remux thì là 48fps còn nếu là 48 fps thì lại là rip rồi
 

ngdinhluat

Well-Known Member
Ðề: The Hobbit (I) – An HFR Imax digital experience – Kỳ quan thị giác thượng đẳng!

e thấy phim này hay hơn TLOTR

nói thật không khí 2 phim hoàn toàn khác nhau, và nếu chấm TLOTR mặt bằng chung điểm 9 thì The hobit chỉ tầm 6.5-7 đ, vì tính cách nhân vật không ân tượng bằng, khung cảnh thì the hobit rực rỡ, TLOTR bi tráng hơn, nhất là câu chuyện thì cảm tưởng TLOTR là thiên anh hùng ca về chiến tranh, còn The Hobit chỉ là nâng tầm chuyện cổ tích.
Có lẽ vì ấn tượng của chúa nhẫn quá sâu đậm nên nhận xét có phần cá nhân phiến diện :v.
 

Hư hỏng

Active Member
Đúng là sở thích con người chả ai giống ai!:D
TLOTR và The Hobbit là những phim được quá nhiều người thích xem!
Còn với mình thì chúng chỉ vừa mới được down về ổ cứng đã được tống khứ ngay tức khắc sau khi chỉ mới xem được 70% của phần 1 TLOTR (Cố gắng hết sức rồi nhưng cũng không thể nuốt hết được) và tua xem qua 1 vài cảnh của the Hobbit
Còn 2 phần sau của TLOTR thì chưa động 1 tý gì đã xóa luôn không hề luyến tiếc!:D
Lên IMDB vote luôn cho mỗi phim 1 điểm 1!
 

acquycodon

Active Member
Ðề: The Hobbit (I) – An HFR Imax digital experience – Kỳ quan thị giác thượng đẳng!

Mới coi hôm qua, bản 8Gb, tivi 40" full HD, dàn loa Panasonic 5.1 500w. Phải nói là phê, chỉ ước là chưa coi bộ LOTR để khi coi 3 tập đó cho cảm xúc. Ấn tượng nhất là cảnh quan chạy trốn bọn quái vật trên thảo nguyên. nhìn đẹp quá. Tiếp đó là bài hát Ngọn núi cô đơn, nghe khi xem phim phải nói là muốn khóc.
1 bộ phim lay động mọi cảm xúc.Ko biết đến bao giờ mới có 1 bộ phim như thế. ước gì có thêm mấy phần sau của LOTR nữa để ông đạo diễn làm nhỉ.
Phim này mình cho 9/10 điểm. 1 bộ phim quá tuyệt vời để xem. nếu bạn là fan của LOTR thì ko nói làm gì, nếu bạn coi lần đầu thì chỉ cần xem hình, nghe nhạc đã đủ cho bạn phê rồi.
 

acquycodon

Active Member
Ðề: Re: The Hobbit (I) – An HFR Imax digital experience – Kỳ quan thị giác thượng đẳng!

Đúng là sở thích con người chả ai giống ai!:D
TLOTR và The Hobbit là những phim được quá nhiều người thích xem!
Còn với mình thì chúng chỉ vừa mới được down về ổ cứng đã được tống khứ ngay tức khắc sau khi chỉ mới xem được 70% của phần 1 TLOTR (Cố gắng hết sức rồi nhưng cũng không thể nuốt hết được) và tua xem qua 1 vài cảnh của the Hobbit
Còn 2 phần sau của TLOTR thì chưa động 1 tý gì đã xóa luôn không hề luyến tiếc!:D
Lên IMDB vote luôn cho mỗi phim 1 điểm 1!

Hì, cũng ko sao mà, mỗi người mỗi ý, còn trên IMDB bạn cho 1 điểm khi bạn chưa xem thì m nghĩ nó ko đc hay cho lắm. Đánh giá là về tổng thể chứ ko phải chỉ vì bạn ko thích. M và nhiều người thích ko có nghĩa là bắt bạn phải thích. nhưng bạn làm như thế ko tôn trọng người khác rồi.
 

Kazna

Member
Ðề: Re: The Hobbit (I) – An HFR Imax digital experience – Kỳ quan thị giác thượng đẳng!

Đúng là sở thích con người chả ai giống ai!:D
TLOTR và The Hobbit là những phim được quá nhiều người thích xem!
Còn với mình thì chúng chỉ vừa mới được down về ổ cứng đã được tống khứ ngay tức khắc sau khi chỉ mới xem được 70% của phần 1 TLOTR (Cố gắng hết sức rồi nhưng cũng không thể nuốt hết được) và tua xem qua 1 vài cảnh của the Hobbit
Còn 2 phần sau của TLOTR thì chưa động 1 tý gì đã xóa luôn không hề luyến tiếc!:D
Lên IMDB vote luôn cho mỗi phim 1 điểm 1!

Bạn lãng nhách. Chưa xem hết mắc mớ gì chấm điểm phim người ta?

Nhân nói tới việc Peter Jackson có vẻ muốn biến The Hobbit thành 1 bản hùng ca bi tráng như LOTR, thì theo mình thấy, mặc dù mình cũng ko thích lắm nhưng vẫn nghĩ đó là quyền của đạo diễn, PJ làm phim của mình nên có quyền làm theo ý mình muốn. Mình tôn trọng điều đó và cũng mong chờ xem PJ sẽ làm như thế nào. Nói gì thì nói, làm phim chính là nghệ thuật chứ không phải kinh doanh buôn bán mà người xem muốn thế nào thì làm theo thế ấy đc.
 

Lendras

New Member
Ðề: Re: The Hobbit (I) – An HFR Imax digital experience – Kỳ quan thị giác thượng đẳng!

Đúng là sở thích con người chả ai giống ai!:D
TLOTR và The Hobbit là những phim được quá nhiều người thích xem!
Còn với mình thì chúng chỉ vừa mới được down về ổ cứng đã được tống khứ ngay tức khắc sau khi chỉ mới xem được 70% của phần 1 TLOTR (Cố gắng hết sức rồi nhưng cũng không thể nuốt hết được) và tua xem qua 1 vài cảnh của the Hobbit
Còn 2 phần sau của TLOTR thì chưa động 1 tý gì đã xóa luôn không hề luyến tiếc!:D
Lên IMDB vote luôn cho mỗi phim 1 điểm 1!

Có lẽ bạn không hợp với thể loại fantasy? Còn nếu bạn thích fantasy nhưng lại không "nuốt" được thì quả là đáng tiếc, thế thì khuyên bạn nên đọc truyện trước khi coi. Mà nếu bạn đọc truyện rồi mà không thích phim thì lại là trường hợp khác rồi, cũng không biết nói sao.
Thế, vì sao bạn không "nuốt" được?
 

Kazna

Member
Ðề: The Hobbit (I) – An HFR Imax digital experience – Kỳ quan thị giác thượng đẳng!

Phim này có thêm bản Extend dài thêm 13 phút so với bản cũ, bác nào xem rồi thì giải đáp hộ em bản này với bản cũ thì khác gì nhau không vậy

Khác nhau ở chỗ nó dài thêm 13 phút >-)
 

iPhoenix

Member
Ðề: Re: The Hobbit (I) – An HFR Imax digital experience – Kỳ quan thị giác thượng đẳng!

Bạn lãng nhách. Chưa xem hết mắc mớ gì chấm điểm phim người ta?

Nhân nói tới việc Peter Jackson có vẻ muốn biến The Hobbit thành 1 bản hùng ca bi tráng như LOTR, thì theo mình thấy, mặc dù mình cũng ko thích lắm nhưng vẫn nghĩ đó là quyền của đạo diễn, PJ làm phim của mình nên có quyền làm theo ý mình muốn. Mình tôn trọng điều đó và cũng mong chờ xem PJ sẽ làm như thế nào. Nói gì thì nói, làm phim chính là nghệ thuật chứ không phải kinh doanh buôn bán mà người xem muốn thế nào thì làm theo thế ấy đc.

The Hobbit vốn là 1 bản hùng ca bi tráng chứ còn gì nữa, trận chiến của 5 đạo quân, cái chết của Thorin khiên sồi, Hội đồng Trắng tập kích Sauron,... thế chả lẽ lại là phim phiêu lưu tìm vàng rồi về chắc, đánh nhau trong The Hobbit ko hề kém LotR đâu thậm chí có phần trội hơn vì có cả sự tham chiến của người Lùn, thiện chiến ko kém Elf.

Phim này có thêm bản Extend dài thêm 13 phút so với bản cũ, bác nào xem rồi thì giải đáp hộ em bản này với bản cũ thì khác gì nhau không vậy

Dài hơn ở 1 số đoạn như giải thích sao Galdalf lại bỏ nhóm đi trước khi gặp 3 con troll, mấy đoạn người Elf tiêu diệt lũ Orc với hình như có đoạn Galdalf lên Dol Guldur do thám.
 

Kazna

Member
Ðề: The Hobbit (I) – An HFR Imax digital experience – Kỳ quan thị giác thượng đẳng!

Mình thì thấy The Hobbit ko hẳn là bi tráng như LOTR. Hoành tráng thì có, nhưng bi tráng thì không. The Hobbit gần với 1 câu chuyện phiêu lưu cổ tích hơn, dù dĩ nhiên ko phải kiểu truyện như cổ tích. Nó mang màu sắc tươi sáng, nhẹ nhàng và hài hước hơn LOTR nhiều (vốn dĩ nó là câu chuyện tác giả viết cho con mình), còn LOTR u ám nặng nề đầy bi kịch. Màu sắc của 2 tác phẩm chả phải quá khác biệt sao. Còn trên phim PJ lồng ghép thêm những tình tiết để móc nối The Hobbit với LOTR, thay đổi hình ảnh nhân vật 1 chút để tô đậm cái bi kịch của nv (điển hình là Thorin). Những thay đổi này chả phải hay cũng chả phải dở, chẳng qua nó khiến nhiều người ko thích trong đó có mình.

Trả lời như .... ấy, ko nói thì có ai bảo là không nói được đâu

xin lỗi bạn nhé nói giỡn chút thôi mà... nhưng 2 bản chênh lệch thời lượng với nhau mà bạn hỏi có khác gì nhau ko thì cũng hơi 3 chấm
 

iPhoenix

Member
Ðề: The Hobbit (I) – An HFR Imax digital experience – Kỳ quan thị giác thượng đẳng!

Mình thì thấy The Hobbit ko hẳn là bi tráng như LOTR. Hoành tráng thì có, nhưng bi tráng thì không. The Hobbit gần với 1 câu chuyện phiêu lưu cổ tích hơn, dù dĩ nhiên ko phải kiểu truyện như cổ tích. Nó mang màu sắc tươi sáng, nhẹ nhàng và hài hước hơn LOTR nhiều (vốn dĩ nó là câu chuyện tác giả viết cho con mình), còn LOTR u ám nặng nề đầy bi kịch. Màu sắc của 2 tác phẩm chả phải quá khác biệt sao. Còn trên phim PJ lồng ghép thêm những tình tiết để móc nối The Hobbit với LOTR, thay đổi hình ảnh nhân vật 1 chút để tô đậm cái bi kịch của nv (điển hình là Thorin). Những thay đổi này chả phải hay cũng chả phải dở, chẳng qua nó khiến nhiều người ko thích trong đó có mình.

Độ hoành tráng qui mô trận đánh của trận 5 đạo quân thừa sức so sánh với trận Helm Deep trong LotR2 hoặc Pelennor Field trong LotR3, chưa kể một loạt nhân vật chính trong trận 5 đạo quân chết sạch, người lùn và wood elf bị tổn thất lớn ở trận này nên cũng không thể đóng góp được gì nhiều trong 3 phần LotR sau. Cái chết của Thorin thậm chí còn bi tráng hơn cả Theoden trong trận Pelennor Field. Có chăng là do tư tưởng của bạn thành kiến với truyện The Hobbit cứ nghĩ là nó được viết dành cho trẻ con, nếu không có sự thành công The Hobbit thì chưa chắc đã có LotR cho người lớn đọc :-S
Mà mình chưa thấy tình tiết nào PJ phải thêm thắt vào để móc nối với LotR cả vì cho tới giờ The Hobbit vẫn đi theo chuẩn với truyện, mà Tolkien viết truyện thì vốn đã chặt chẽ rồi ngoài một số tình tiết PJ vẽ ra để miêu tả con Smaug với Necromacer thì đều sẽ đc giải quyết gọn trong The Hobbit:|
 
Bên trên